Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2020/TT-BCA | Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2020 |
Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân.
Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung thực hiện dân chủ trong nội bộ đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; thực hiện dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 3. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của pháp luật.
2. Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; chống các hành vi, biểu hiện cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phát huy tính chủ động của cán bộ, công chức, viên chức Công an nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Bảo đảm dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng dân chủ cản trở hoạt động thực thi pháp luật của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn:
a) Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm bố trí cán bộ, chiến sĩ vào các vị trí công tác bảo đảm đủ số lượng cần thiết, phù hợp với năng lực, yêu cầu công việc; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ Công an;
b) Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết để phục vụ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thuận lợi nhất;
c) Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải chịu trách nhiệm về sai phạm trong công tác của cán bộ, chiến sĩ do mình quản lý hoặc để đơn vị xảy ra tình trạng giải quyết các thủ tục liên quan đến lĩnh vực phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đúng quy định. Khi phát hiện cán bộ, chiến sĩ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ, người đứng đầu đơn vị có quyền xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
2. Những nội dung người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công khai đối với cán bộ, chiến sĩ:
a) Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 6 tháng, hàng quý, hàng tháng của đơn vị;
b) Nội quy, quy chế làm việc của đơn vụ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị, các tổ, đội và cán bộ, chiến sĩ; quy trình công tác; quy trình giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
c) Kết quả giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị;
d) Các nguồn thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định;
đ) Những quy định quản lý và sử dụng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, chiến sĩ về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
g) Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết, nhưng không trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
3. Hình thức công khai đến cán bộ, chiến sĩ:
Căn cứ vào điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm, tính chất của nội dung công khai, người đứng đầu đơn vị quyết định áp dụng một, một số, hoặc tất cả các hình thức sau:
a) Niêm yết công khai nội dung quy định tại
b) Thông báo tại các cuộc họp của đơn vị;
c) Gửi văn bản tới đơn vị cấp dưới đế thông báo đến cán bộ, chiến sĩ thuộc phạm vi quản lý;
d) Qua mạng máy tính nội bộ của đơn vị (nếu có).
Điều 6. Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra
1. Nội dung cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
a) Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công an liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các đơn vị Công an thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách hành chính;
c) Kế hoạch công tác; kế hoạch sửa chữa, mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, chiến sĩ;
đ) Biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
e) Quy trình, thủ tục hành chính, các biện pháp phòng, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
g) Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua, bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng, nhận xét kết quả công tác hàng tháng, quý, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của đơn vị;
h) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, chiến sĩ đối với người đứng đầu đơn vị và khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với đơn vị và cá nhân cán bộ, chiến sĩ;
i) Những nội dung khác mà người đứng đầu đơn vị thấy cần thiết lấy ý kiến của cán bộ, chiến sĩ.
2. Hình thức để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến, giám sát, kiểm tra:
Cán bộ, chiến sĩ lựa chọn một hoặc các hình thức sau:
a) Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo đơn vị;
b) Qua các cuộc họp của đơn vị;
c) Qua hòm thư góp ý của đơn vị;
d) Qua mạng máy tính nội bộ (nếu có);
đ) Cấp ủy đảng, các đoàn thể lấy ý kiến của đảng viên, đoàn viên, hội viên;
e) Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, chiến sĩ tham gia ý kiến.
1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi làm việc tại cơ quan hoặc đến làm nhiệm vụ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm Điều lệnh và quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; khi đến làm việc, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có công văn hoặc giấy giới thiệu công tác của đơn vị.
2. Khi tiếp xúc, làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện đúng kế hoạch, nội dung đã được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và phải thực hiện đúng quy trình công tác; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi công việc kết thúc phải báo cáo kết quả bằng văn bản lên lãnh đạo có thẩm quyền.
1. Lợi dụng danh nghĩa công tác, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Nhận tiền, quà biếu hoặc các lợi ích khác để giải quyết thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Tự ý đặt ra các thủ tục, giấy tờ hoặc thu thêm các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.
4. Có thái độ hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Tiếp công dân làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà riêng hoặc tại địa điểm khác ngoài địa điểm quy định.
6. Những hành vi trái với quy định của pháp luật và quy định của Bộ Công an.
1. Nội quy tiếp công dân; lịch tiếp công dân đến làm thủ tục; sơ đồ hoặc biến chỉ dẫn nơi làm thủ tục.
2. Tên và số điện thoại (nếu có) của từng bộ phận, họ tên, cấp bậc, chức vụ và nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ được phân công tiếp công dân đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; số điện thoại “đường dây nóng”.
3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đến làm thủ tục liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Các loại phí, lệ phí theo quy định.
5. Quy định, hướng dẫn việc gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 114.
6. Danh mục các thủ tục hành chính, quy định, biểu mẫu, thời hạn giải quyết đối với từng loại thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Thủ tục, thời hạn thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình xây dựng và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) Thủ tục và thời hạn cấp Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Trách nhiệm xây dựng và quyền hạn phê duyệt phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
e) Thủ tục, lệ phí và thời hạn kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
g) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
h) Thủ tục và thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
i) Thủ tục và thời hạn cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
7. Kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
8. Danh sách công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của đơn vị.
2. Thông tin trực tiếp thông qua tiếp dân.
3. Thông báo tại các cuộc họp của nhân dân, cơ quan, tổ chức, cơ sở.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông báo trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và trang thông tin điện tử của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có).
6. Các hình thức phù hợp khác.
1. Sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa nguy cơ phát sinh cháy, nổ, sự cố tai nạn và dập các đám cháy, tổ chức cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh nguyên nhân, thiệt hại, điều kiện gây cháy để xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và tuyên truyền, hướng dẫn, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiệu quả.
2. Tiếp nhận và giải quyết đúng thời hạn theo quy định các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định thì chưa tiếp nhận và giải thích rõ lý do, đồng thời hướng dẫn bổ sung theo đúng quy định. Trường hợp đến thời hạn mà chưa giải quyết được vì nguyên nhân khách quan thì phải giải thích rõ lý do và hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp do lỗi của đơn vị thì người đứng đầu đơn vị hoặc người được ủy quyền phải xin lỗi và hẹn giải quyết trong thời gian sớm nhất.
3. Định kỳ 6 tháng, một năm, người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở biết về tình hình, kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn được phân công phụ trách, đồng thời kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần tiếp tục triển khai.
Điều 12. Tiếp nhận và giải quyết đơn, thư góp ý, khiếu nại, tố cáo
1. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải phân công cán bộ theo dõi việc giải quyết, trả lời cho người gửi đơn, thư. Mọi đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và chuyển ngay tới lãnh đạo có thẩm quyền để chỉ đạo bộ phận có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những đơn, thư không liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo lại bằng văn bản cho người có đơn, thư biết.
3. Người đứng đầu đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tiếp công dân đến làm thủ tục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc đến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo khi những người này đã được bộ phận chuyên môn tiếp nhưng họ thấy không thỏa đáng hoặc vì lý do nào đó họ đề nghị được trực tiếp gặp người đứng đầu đơn vị.
Trường hợp người đứng đầu đơn vị vắng mặt, thì ủy quyền cho người dưới cấp thực hiện trách nhiệm này.
4. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và đơn vị Công an được giao thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền từ chối tiếp những người mất kiểm soát hành vi do sử dụng rượu, bia, chất kích thích khác hoặc có lời nói, hành vi vi phạm đạo đức, lối sống xã hội; kiên quyết xử lý những người có hành vi gây rối trật tự trong đơn vị.
Mục 3. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 13. Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến
1. Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú, nơi làm việc.
3. Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Khi đến làm thủ tục hành chính và đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đúng theo quy định; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy tiếp công dân và sự chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; thực hiện đúng quy định về khiếu nại, tố cáo trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hành vi cản trở, chống lại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thi hành công vụ; xâm phạm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và phương tiện phục vụ thông tin báo cháy; các panô, áp phích tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Giải tỏa những chướng ngại vật gây cản trở hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Giúp đỡ, phối hợp với lực lượng Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong khi thi hành công vụ.
Điều 15. Hình thức giám sát và những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát
1. Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát:
a) Việc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về giải quyết các thủ tục và các công việc khác có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Việc chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân; về tác phong, thái độ, lề lối làm việc của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
2. Hình thức giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
c) Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
d) Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
đ) Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ;
- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (đối với nơi có triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ);
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2020 và thay thế Thông tư số 53/2009/TT-BCA ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc khi có yêu cầu của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này, báo cáo kết quả về Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để tập hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 53/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành
- 2Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường do Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội do Bộ Công an hành
- 6Chỉ thị 1299/CT-BNN-TCLN năm 2020 tăng cường biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 917/QĐ-BTNMT về Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020
- 8Công văn 5256/VPCP-NN năm 2020 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 10Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 11Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 12Quyết định 1492/QĐ-TTg năm 2021 Kế hoạch thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Công điện 220/CĐ-TTg năm 2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ điện
- 1Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 2Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 3Hiến pháp 2013
- 4Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 5Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 6Luật tiếp cận thông tin 2016
- 7Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành
- 8Luật Công an nhân dân 2018
- 9Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 10Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường do Bộ Công an ban hành
- 11Thông tư 19/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 12Thông tư 15/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội do Bộ Công an hành
- 13Chỉ thị 1299/CT-BNN-TCLN năm 2020 tăng cường biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 14Quyết định 917/QĐ-BTNMT về Kế hoạch thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020
- 15Công văn 5256/VPCP-NN năm 2020 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 92/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong cơ sở y tế Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 17Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 18Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 19Quyết định 1492/QĐ-TTg năm 2021 Kế hoạch thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Công điện 220/CĐ-TTg năm 2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy do Thủ tướng Chính phủ điện
Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 18/2020/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/02/2020
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra