Hệ thống pháp luật

Chương 3 Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ

Điều 7. Các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ

1. Các hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường phải được phát hiện kịp thời và áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhằm ngăn chặn vi phạm và phòng ngừa vi phạm tiếp theo.

2. Căn cứ mức độ của hành vi vi phạm, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường khi phát hiện công chức có hành vi quy định tại a) Nhắc nhở;

b) Phê bình tại cuộc họp;

c) Đình chỉ thực hiện hoạt động công vụ được giao có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;

d) Phân công nhiệm vụ khác trong nội bộ cơ quan Quản lý thị trường;

đ) Tạm đình chỉ công tác trong trường hợp phải bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm được quy định tại khoản 25 Điều 6 Thông tư này, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan để quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa được quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp công chức đã bị nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm với cùng một hành vi thì phải áp dụng biện pháp phê bình tại cuộc họp. Việc phê bình phải được ghi trong biên bản cuộc họp của cơ quan Quản lý thị trường và là căn cứ để đánh giá, phân loại công chức hằng năm.

Điều 8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ

1. Người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2 Điều 7 Thông tư này bao gồm:

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng);

b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và tương đương (sau đây gọi tắt là Cục trưởng);

c) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường và tương đương (sau đây gọi tắt là Đội trưởng).

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa quy định tại a) Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức, người có thẩm quyền phải kịp thời xác minh thông tin, xem xét, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, lỗi vi phạm và quá trình công tác của công chức để quyết định áp dụng một hoặc nhiều biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa theo thẩm quyền đối với công chức có hành vi vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định của Thông tư này và quy định pháp luật có liên quan;

b) Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa phải được thể hiện bằng quyết định của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;

c) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa của người có thẩm quyền phải gửi cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để báo cáo và tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp thực hiện;

d) Công chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa phải chấm dứt, khắc phục, sửa chữa ngay hành vi vi phạm; thực hiện ngay biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa mà người có thẩm quyền đã áp dụng; có quyền khiếu nại với người có thẩm quyền về quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa theo quy định của pháp luật;

đ) Trong quá trình thực hiện quyết định kiểm tra nội bộ, Trưởng Đoàn kiểm tra nội bộ có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa đối với công chức để xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

4. Trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường phải bị xử lý kỷ luật thì người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa tiến hành xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 9. Xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ

1. Công chức vi phạm quy định tại a) Tái phạm hoặc vi phạm khi đã bị phê bình với cùng một hành vi;

b) Vi phạm có tổ chức trong hoạt động công vụ; không tự nguyện khai báo hoặc cố tình che giấu vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, người có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ;

d) Không chấp hành việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền đối với vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ gây ra;

đ) Các tình tiết tăng nặng khác theo quy định của pháp luật.

2. Các tình tiết giảm nhẹ:

a) Vô ý vi phạm và năm liền trước đó đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Chủ động báo cáo vi phạm pháp luật của mình trước khi bị phát hiện;

c) Tự giác nộp lại tài sản hoặc lợi ích vật chất có được do vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; chủ động bồi thường và tích cực khắc phục hoặc hạn chế thiệt hại do vi phạm pháp luật của mình trong hoạt động công vụ gây ra;

d) Đã có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp nhận;

đ) Các tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định của pháp luật.

3. Áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:

a) Trường hợp vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ có một trong các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều này thì có thể xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao hơn; trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng thì có thể xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất;

b) Trường hợp vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật thấp hơn; trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể xem xét không xử lý kỷ luật nhưng phải bồi thường thiệt hại (nếu có).

Điều 11. Các biện pháp xử lý khác đối với công chức bị kỷ luật

1. Công chức bị xử lý kỷ luật gây thiệt hại tài sản của Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động công vụ thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức do tham nhũng, tham ô trong hoạt động công vụ thì không được giao và làm những công việc liên quan đến vị trí công việc đã có vi phạm hoặc dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

3. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào cơ quan Quản lý thị trường hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm trong thời gian có hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

  • Số hiệu: 18/2019/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/09/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 841 đến số 842
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH