Điều 16 Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
Điều 16. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng (Ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
a) Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc (Thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định thành lập. Hội đồng bao gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, một Uỷ viên thường trực và các uỷ viên.
b) Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là lãnh đạo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Uỷ viên thường trực là Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc Tổ trưởng tổ kiểm soát nhiễm khuẩn hay một lãnh đạo khoa, phòng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Uỷ viên của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng; các phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Hành chính quản trị, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Vật tư thiết bị Y tế và các bộ phận liên quan khác.
2. Nhiệm vụ:
a) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
b) Tư vấn cho Giám đốc (thủ trưởng) đơn vị về kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, dịch bệnh; tư vấnsửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong đơn vị phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổ chức huấn luyện, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và tuyên truyền thuộc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi đơn vị quản lý.
Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 18/2009/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/10/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 505 đến số 506
- Ngày hiệu lực: 01/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Vệ sinh tay
- Điều 2. Thực hiện các quy định về vô khuẩn
- Điều 3. Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị.
- Điều 4. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cách ly
- Điều 5. Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế
- Điều 6. Vệ sinh môi trường và quản lý chất thải
- Điều 7. Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh
- Điều 8. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều 9. Quản lý và sử dụng đồ vải
- Điều 10. Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử vong
- Điều 11. Cơ sở vật chất
- Điều 12. Trang thiết bị và phương tiện
- Điều 13. Nhân lực chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn
- Điều 14. Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho cán bộ nhân viên y tế.
- Điều 15. Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 16. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng (Ban) kiểm soát nhiễm khuẩn
- Điều 17. Tổ chức, nhiệm vụ Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn
- Điều 18. Tổ chức và nhiệm vụ của các thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn
- Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Điều dưỡng trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thầy thuốc, nhân viên chuyên môn Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn:
- Điều 22. Trách nhiệm của Giám đốc (thủ trưởng) cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Điều 23. Trách nhiệm của Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Điều 24. Trách nhiệm của các phòng chức năng
- Điều 25. Trách nhiệm của các Trưởng khoa trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 26. Trách nhiệm của các điều dưỡng trưởng khoa
- Điều 27. Trách nhiệm của Khoa vi sinh (xét nghiệm)
- Điều 28. Trách nhiệm của Khoa Dược
- Điều 29. Trách nhiệm của thầy thuốc, nhân viên y tế, giáo viên, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 30. Trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh và khách tới thăm