BỘ CÔNG AN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2005/TT-BCA-C11 |
|
Ngày 27/01/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Bộ Công an thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.1. Điều 1 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (sau đây viết gọn là Nghị định số 09) đã quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Vì vậy, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (ĐTNĐ), chỉ được xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định số 09.
1.2. Đối với những vi phạm xảy ra trên sông, kênh, rạch, hồ nước, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc vùng nước nội thủy, ngoài xử phạt hành vi vi phạm xảy ra trên luồng (bao gồm cả luồng mở chung cho phương tiện thủy nội địa và tầu biển cùng hoạt động), hành lang bảo vệ luồng, còn xử phạt cả những hành vi vi phạm xảy ra ở ngoài hành lang bảo vệ luồng và những nơi mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chưa công bố luồng.
2.1. Đối tượng áp dụng của Nghị định số 09 là tổ chức, cá nhân jViê5t Nam hoặc nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.
2.2. Các đối tượng nêu trên sử dụng các phương tiện sau đây thực hiện hành vi vi phạm hành chính:
a) Tầu, thuyền và các kết cấu nổi thuộc loại phương tiện thủy nội địa;
b) Tầu biển, tầu cá có hành vi vi phạm quy định tại các Điều 20, 21, 22 và Điều 23 của Nghị định số 09.
3. Xác định đối tượng để áp dụng hình thức, mức phạt tiền
Một số điều của Nghị định quy định cùng một hành vi vi phạm, nhưng lại có hình thức, mức phạt tiền khác nhau để áp dụng xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sử dụng từng loại phương tiện cụ thể mà vi phạm. Để bảo đảm việc xử phạt đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm trong từng trường hợp cụ thể đó, khi tiến hành xử phạt, cần chú ý một số điểm sau đây;
3.1. Đối với phương tiện được đăng ký để chở người (kể cả trường hợp được kết hợp chở hàng) mà vi phạm, thì căn cứ vào số lượng người được phép chở của phương tiện ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; nếu phương tiện có quy định công suất, tốc độ, thì ngoài căn cứ vào sức chở còn phải căn cứ vào công suốt, tốc độ của phương tiện để áp dụng hình thức, mức phạt tiền cho phù hợp. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm, thì căn cứ vào số người thực tế mà phương tiện đang chở ứng với mạn khô tối thiểu là 200mm.
3.2. Đối với phương tiện vận tải hàng hóa
a) Phương tiện không có động cơ, thì căn cứ vào trọng tải toàn phần thực tế mà hương tiện đó đang chở hàng hóa ứng với vạch dấu mớn nước an toàn do cơ quan có thẩm quyền ấn định cho loại phương tiện đó để áp dụng hình thức, mức phạt tiền cho phù hợp.
b) Phương tiện có động cơ, thì căn cứ vào công suất máy thực tế của phương tiện.
c) Trường hợp không có căn cứ để xác định trọng tải toàn phần hoặc công suất thực tế của phương tiện thì căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện đó.
Đối với phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm thì căn cứ vào chiều dài, chiều rộng và chiều cao lớn nhất của phương tiện so với phương tiện có kích thước tương ứng đã được đăng ký, đăng kiểm.
3.3. Đối với phương tiện là kết cấu nổi như: khách sạn nổi, nhà nổi, ụ nổi, bến nổi hoặc kết cấu nổi khác mà trên đó đặt thiết bị thi công, cuốc, hút để nạo vét luồng, khai thác khoáng sản, xếp, dỡ hàng hóa..., nếu không đủ căn cứ để xác định trọng tải toàn phần, công suất hoặc sức chở người của phương tiện, thì xác định như sau:
a) Phương tiện có chiều dài lớn nhất đến 10m hoặc có chiều rộng lớn nhất đến 4m, thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn;
b) Phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 10m hoặc có chiều rộng lớn nhất trên 4m, thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần trên 15 tấn.
- Chiều dài của phương tiện được tính từ điểm ngoài cùng của mũi đến điểm ngoài cùng của lái hoặc từ hai điểm ngoài cùng của phương tiện, nơi có mặt cắt lớn nhất trên mặt boong.
- Chiều rộng của phương tiện được tính từ mép boong bên này đến mép boong bên kia, ở vị trí có kích thước lớn nhất.
4. Xác định mạn khô của phương tiện
Mạn khô của phương tiện được tính từ vị trí của vạch dấu mớn nước an toàn đến mặt boong, tại điểm chính giữa mạn của phương tiện. Mạn khô của phương tiện do cơ quan đăng kiểm ấn định trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện, ứng với cấp phương tiện và vùng hoạt động của phương tiện.
Trường hợp phương tiện chưa đăng kiểm hoặc không phải đăng kiểm, thì việc xác định mạn khô của phương tiện phải căn cứ vào kích thước mạn khô nhỏ nhất, ứng với chiều dài và cấp, vùng hoạt động của phương tiện đã được quy định trong quy phạm hoặc tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện, do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
II. VỀ HÀNH VI VI PHẠM ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CHƯƠNG II CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 09
1. Hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ
1.1. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ
a) Để bùn, đất, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác rơi, trôi xuống luồng hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng (quy định tại khoản 4 Điều 7) là hành vi do vô ý để các chất này ở trên bờ hoặc trên phương tiện rơi, trôi xuống luồng, hành lang bảo vệ luồng. Nếu cố ý đổ các chất nói trên xuống luồng, hành lang bảo vệ luồng, thì xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 09.
b) Làm sạt lở kè, đập giao thông (quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7) là hành vi do tác động trực tiếp vào kè, đập giao thông làm cho kè, đập đó có những thay đổi nhất định so với trước đó, nhưng chưa đến mức tổn hại đến kết cấu hoặc nguy hại đến an toàn của kè, đập giao thông.
c) Khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trên đường thủy nội địa không đúng giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp (quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7) là hành vi khai thác cát, sỏi, khoáng sản khác trên luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng, nhưng không tuân theo đúng quy định về phạm vi, độ sâu, thời gian được phép khai thác, các điều kiện bảo đảm môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã được ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp khai thác mà không có giấy phép hoặc có giấy phép khai thác nhưng không còn hiệu lực, thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 7 (khai thác ngoài phạm vi luồng) hoặc điểm b khoản 8 Điều 7 (khai thác trong phạm vi luồng).
1.2. Hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình
a) Điều khiển phương tiện, thiết bị thi công trên ĐTNĐ mà không có chứng chỉ chuyên môn (quy định tại khoản 1 Điều 8) là hành vi của người đang điều khiển phương tiện, thiết bị thi công (kể cả thuyền trưởng hoặc các chức danh thuyền viên khác) trên ĐTNĐ, như cầu múc (xáng cạp), cẩu xúc, thiết bị hút, nâng hàng hoặc máy thi công trên ĐTNĐ... mà không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng điều khiển phương tiện, thiết bị đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khi thi công công trình (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8) là hành vi khi thi công công trình, khai thác cát, sỏi hoặc khai thác khoáng sản khác trên luồng, hành lang bảo vệ luồng mà không tuân theo phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Trường hợp thi công mà không có phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc có phương án nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 8.
1.3. Hành vi vi phạm quy định về báo hiệu ĐTNĐ:
a) Đặt không đúng báo hiệu quy định tại các khoản 1,2 và khoản 4 Điều 12 là hành vi của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đặt báo hiệu, nhưng đặt báo hiệu không đúng vị trí hoặc không đúng hình dáng, kích thước, màu sắc, loại báo hiệu theo quy định của Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam.
b) Trường hợp được phép đặt đăng, đáy cá, thiết bị đánh bắt thủy sản trên hành lang bảo vệ luồng mà ảnh hưởng đến an toàn giao thông ĐTNĐ, thì phải có trách nhiệm đặt báo hiệu vật chướng ngại theo quy định tại Quy tắc báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam.
2. Hành vi vi phạm quy định về phương tiện
2.1. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện
a) Số đăng ký của phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13) là hành vi để bùn, đất, vật khác che khuất số đăng ký của phương tiện hoặc để số đăng ký của phương tiện bị tróc sơn, bạc mầu, mất chữ, mất số mà không thể đọc được đầy đủ ký hiệu chữ, số đăng ký của phương tiện.
b) Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13) là hành vi kẻ, gắn ký hiệu chữ, số của số đăng ký phương tiện không đúng vị trí, kiểu chữ, kiểu số hoặc kích thước, mầu sắc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đăng ký phương tiện.
c) Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13), sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giả (quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13) là các hành vi kẻ, gắn số đăng ký, sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện khác hoặc không do cơ quan có thẩm quyền đăng ký, đăng kiểm cấp.
d) Không sơn hoặc sơn không đúng quy định vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện (quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13) là hành vi không sơn hoặc sơn vạch dấu mớn nước an toàn trên phương tiện không đúng hình dáng, kích thước, mầu sắc, vị trí theo quy định của cơ quan đăng kiểm hoặc để vạch dấu mớn nước an toàn bị mờ không thể xác định được vạch sơn.
đ) Không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc giấy tờ khác theo quy định cho từng loại phương tiện (quy định tại điểm h khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 13) là hành vi của người điều khiển phương tiện không có thêm loại giấy được cấp riêng cho loại phương tiện đó, như Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước, Số kiểm tra thiết bị nâng hàng, giấy vận chuyển vũ khí, chất độc, chất nổ... hoặc phương tiện vận chuyển hành khách, phương tiện vận chuyển chất dễ cháy, dễ nổ mà không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc có nhưng không còn hiệu lực.
e) Tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện không đúng tiêu chuẩn quy định (quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13) là hành vi sau khi đăng kiểm không giữ được tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo quy định, như để nước rò rỉ vào phương tiện, phương tiện bị nứt, rạn, thủng, vỡ, không ăn lái, hệ thống neo không có hiệu lực...
g) Giả mạo hồ sơ để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện (quy định tại điểm d khoản 5 Điều 13) là hành vi sử dụng hồ sơ, giấy tờ của phương tiện khác hoặc sử dụng hồ sơ, tài liệu chưa được cơ quan đăng kiểm phê duyệt, giấy tờ không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận, để được đăng ký, đăng kiểm phương tiện.
h) Mượn, thuê, cho mượn, cho thuê trang thiết bị của phương tiện để đăng kiểm (điểm đ khoản 5 Điều 13), hành vi này được áp dụng để xử phạt đối với cả người cho mượn, cho thuê và người mượn, người thuê trang thiết bị.
2.2. Hành vi vi phạm quy định về trang thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ dụng cụ an toàn theo quy định (quy định tại khoản 1 Điều 14) là hành vi của người lái phương tiện, đưa vào hoạt động phương tiện có trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc lắp máy có công suất dưới 5 mã lực (CV), mà không bố trí hoặc bố trí không đầy đủ dụng cụ cứu sinh tương ứng với số người mà phương tiện được phép chở.
Để xác định hành vi vi phạm về trang thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 14, phải đối chiếu, so sánh giữa số lượng, chủng loại, chất lượng của trang thiết bị, dụng cụ an toàn thực tế hiện có trên phương tiện với số lượng, chủng loại và chất lượng của trang thiết bị, dụng cụ an toàn được ấn định trong Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện (Sổ KTAT KT). Trường hợp người điều khiển phương tiện không xuất trình được Sổ KTAT KT, thì căn cứ vào quy định trang thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện đã được cấp Sổ KTAT KT có kích thước, công suất, trọng tải toàn phần, công dụng của phương tiện tương ứng để đối chiếu.
2.3. Đưa phương tiện vào khai thác không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động của phương tiện (quy định tại khoản 1 Điều 15) là hành vi đưa phương tiện hoạt động ngoài phạm vi vùng mà cấp phương tiện đó được phép hoạt động hoặc khai thác phương tiện không đúng với mục đích sử dụng của phương tiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, hành vi đưa phương tiện có cấp SII vào hoạt động tại vùng nước mà chỉ loại phương tiện có cấp SI được hoạt động hoặc phương tiện vận tải hàng hóa lại dùng để chở người.
3. Hành vi vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện
3.1. Hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn không đúng quy định (quy định tại khoản 1 Điều 17) là hành vi của thuyền viên, người lái phương tiện sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp không phù hợp với loại phương tiện mà người đó đang làm việc hoặc theo quy định phải có thêm chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, giấy tờ khác kèm theo mà không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, giấy tờ đó.
Chứng chỉ chuyên môn là giấy chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy, lái phương tiện. Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt là giấy chứng nhận đủ khả năng làm việc an toàn trên phương tiện có tốc độ cao, chở xăng dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, phương tiện hoạt động ven biển.
3.2. Hành vi giao việc điều khiển phương tiện cho người không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc óc nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17), hành vi này được áp dụng để xử phạt chủ phương tiện, thuyền trưởng hoặc thuyền phó đi ca, người lái phương tiện trong các trường hợp dưới đây:
a. Chủ phương tiện giao cho người không có bằng thuyền trưởng hoặc có nhưng không phù hợp với loại phương tiện đang điều khiển; bổ nhiệm người không có bằng thuyền trưởng hoặc có nhưng không phù hợp đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng trên phương tiện đó;
b. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó đi ca giao cho người không có bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ thủy thủ điều khiển phương tiện;
c. Người lái phương tiện giao cho người không có chứng chỉ chuyên môn lái phương tiện.
3.3. Khai báo gian dối để được cấp, đổi hoặc cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn (quy định tại khoản 3 Điều 17) là hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp, đổi, cấp lại bằng, chứng chỉ chuyên môn, như trình bày sai sự thật khi đưa ra hồ sơ, tài liệu không phải do cơ quan có thẩm quyền cấp hay xác nhận hoặc hành vi của người có bằng, chứng chỉ chuyên môn đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3.4. Sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn giả (quy định tại khoản 4 Điều 17) là hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn không do cơ quan, người có thẩm quyền cấp.
3.5. Không bố trí đủ thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng người làm việc trên phương tiện không có tên trong danh bạ thuyền viên (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18) là hành vi của chủ phương tiện không bố trí thuyền trưởng và các chức danh thuyền viên tối thiểu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; thuyền trưởng, thuyền phó đi ca mà không bảo đảm đủ số thuyền viên tối thiểu trên phương tiện đã được chủ phương tiện đăng ký trong danh bạ thuyền viên hoặc sử dụng người không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên để thực hiện chức danh thuyền viên.
4. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện
4.1. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông
a. Bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm hoặc để phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình (quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 22) là hành vi của người điều khiển phương tiện buộc dây hoặc bằng bất cứ hình thức nào khác bám buộc vào phương chở người, chở hàng hóa nguy hiểm hoặc để cho phương tiện chở người, chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình.
Phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm là phương tiện vận chuyển chất nổ; chất dễ cháy; chất ôxy hóa, chất ăn mòn; chất độc hại, lây nhiễm; chất phóng xạ hoặc chất, hàng nguy hiểm khác. Danh mục hàng nguy hiểm, số hiệu nguy hiểm, biểu trưng hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 quy định danh mục hàng nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên ĐTNĐ.
b. Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng lớn gây tổn hại đến công trình giao thông (quy định tại điểm b khoản 6 Điều 22) là hành vi điều khiển phương tiện chạy tạo sóng đến mức làm sạt, lở đất, đá, cấu kiện công trình giao thông; sạt, lở bờ sông, kênh... hoặc làm thay đổi cấu trúc, độ an toàn của công trình giao thông.
c. Điều khiển phương tiện chạy với tốc độ lớn gây mất an toàn cho phương tiện khác (quy định tại điểm c khoản 6 Điều 22) là hành vi điều khiển phương tiện chạy với tốc độ đến mức gây nguy hiểm cho người và phương tiện khác, như làm mất thăng bằng, gây va đập giữa các phương tiện, hư hỏng hàng hóa hoặc làm cho người điều khiển phương tiện khác không thể quan sát được luồng.
4.2. Hành vi vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện
a. Không bố trí tín hiệu của phương tiện (quy định tại Điều 23) là hành vi của thuyền trưởng, người lái phương tiện không bố trí hoặc bố trí không đầy đủ các loại tín hiệu (âm hiệu, đèn hiệu, cờ hiệu, dấu hiệu) theo quy định đối với từng loại phương tiện quy định tại Mục II Chương V Luật Giao thông ĐTNĐ.
b. Bố trí không đúng tín hiệu trên phương tiện (quy định tại Điều 23) là hành vi của thuyền trưởng, người lái phương tiện bố trí tín hiệu trên phương tiện không đúng vị trí, hình dáng, kích cỡ hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về cường độ âm thanh, cường độ chiếu sáng, mầu sắc, góc chiếu sáng quy định cho từng loại tín hiệu.
5. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa
Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật (quy định tại điểm d khoản 2 Điều 24) là hành vi đưa các phương tiện, thiết bị xếp, dỡ hàng hóa vào hoạt động tại cảng, bến (kể cả các bến nổi, kết cấu nổi có tính năng như bến thủy nội địa), nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật nhưng hết hiệu lực, các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
6. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
6.1. Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách (quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 26) là hành vi của thuyền trưởng, người lái phương tiện không bố trí ghế hoặc dụng cụ được liên kết chắc chắn vào phương tiện đủ cho số người được phép chở ngồi ổn định trên phương tiện.
6.2. Để cho người, hành khách có hành vi khác gây mất an toàn của phương tiện (quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 26) là hành vi của thuyền trưởng, người lái phương tiện không nhắc nhở, không yêu cầu mà để mặc cho người, hành khách trên phương tiện có hành vi làm mất ổn định, an toàn cho phương tiện, như đùa nghịch, thả chân, tay, để một phần đồ vật, hàng hóa xuống nước...
6.3. Xếp hàng hóa, hành lý không đúng quy định (điểm g khoản 3 Điều 26) là hành vi của thuyền trưởng xếp hoặc để cho người khác xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của phương tiện, trên chỗ ngồi của hành khách; vượt quá kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện; che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện; làm nghiêng lệch, mất ổn định phương tiện; gây cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo; xếp hàng hóa trên mui phương tiện, trừ trường hợp được phép của cơ quan đăng kiểm (nhưng không được xếp hàng vượt quá chiều cao do cơ quan đăng kiểm ấn định).
Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện là việc xếp hàng hóa trên phương tiện là làm cho người điều khiển phương tiện mà từ vị trí điều khiển phương tiện, không nhìn thấy mũi và mép boong hai bên mạn của phương tiện.
6.4. Không có danh sách hành khách (quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 26) là việc thuyền trưởng không lập danh sách hành khách hoặc có lập danh sách, nhưng không mang theo khi phương tiện đã rời bến.
6.5. Mang theo hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27) là hành vi mang theo hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông hoặc cấm vận chuyển chung với hành khách. Theo đó, khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm này theo quy định tại khoản 3 Điều 27, thì tịch thu hàng hóa thuộc loại pháp luật cấm lưu thông; đối với hàng hóa cấm vận chuyển chung với hàng hóa nhập khẩu không rõ nguồn gốc, hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hóa, vật phẩm hôi thối hoặc súc vật bị dịch bệnh.
7. Hành vi vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của đoàn lai
Đoàn lai là đoàn phương tiện gồm nhiều phương tiện được ghép lại với nhau, trong đó có phương tiện lai và phương tiện bị lai. Đoàn lai có thể là một phương tiện lai và một phương tiện bị lai. Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai trong đoàn lai.
Khi xác định hành vi vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của đoàn lai, phải lấy phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất, làm căn cứ để xử phạt chung cho cả đoàn lai.
1.1. Theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 09, thì cơ quan Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định số 09, trừ các hành vi dưới đây:
a. Hành vi quy định tại Điều 16 của Nghị định số 09 xảy ra tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện;
b. Hành vi quy định tại Điều 19 của Nghị định số 09, về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện;
c. Một số hành vi khác theo quy định của Nghị định số 09, xảy ra tại cảng, bến thủy nội địa thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ ĐTNĐ mà ở cảng, bến thủy nội địa đó đã bố trí Cảng vụ ĐTNĐ quản lý.
1.2. Để xác định thẩm quyền xử phạt giữa các lực lượng trong Công an nhân dân, đối với các hành vi vi phạm cụ thể quy định tại Chương II của Nghị định số 09, phải căn cứ vào lĩnh vực (chức năng, nhiệm vụ) và địa bàn công tác của từng lực lượng. Nếu hành vi vi phạm không thuộc lĩnh vực, địa bàn công tác của mình, thì phải chuyển vụ vi phạm đó cho người có thẩm quyền để xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đối với những vi phạm xảy ra ở địa bàn giáp ranh, đơn vị, lực lượng nào trong Công an nhân dân phát hiện hành vi vi phạm trước, thì người có thẩm quyền của đơn vị, lực lượng đó tiến hành xử phạt.
1.3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt của các chức danh căn cứ vào mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm. Nếu mức tiền phạt hoặc một trong các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền của mình, thì người đang thụ lý phải chuyển vụ vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
Khoản 6 Điều 26 của Nghị định số 09 chỉ quy định mức phạt tiền trên một người, một hành khách chở vượt quá sức chở của phương tiện, mà không quy định cụ thể khung tiền phạt (từ mức phạt tiền tối thiểu đến tối đa) như các hành vi khác mà Nghị định số 09 đã quy định. Vì vậy, căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này là tổng số tiền phạt trên số người, số hành khách chở vượt quá. Trên cơ sở đó mà xác định cụ thể trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của chức danh nào, thì chức danh đó được ra quyết định xử phạt.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả
2.1. Một số hành vi của Nghị định số 09 ngoài quy định hình thức xử phạt chính, Nghị định này còn quy định hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Vì vậy, khi ra quyết định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, thì ngoài áp dụng hình thức phạt chính còn phải áp dụng hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả.
2.2. Khi áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, phải thực hiện như sau:
a) Nếu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép khác (gọi chung là giấy phép), thì người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân và các tình tiết khác có liên quan đến vụ vi phạm, để quyết định cụ thể thời hạn bị tước giấy phép trong khung thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép đã được quy định đối với hành vi vi phạm đó.
b) Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm mà các hành vi vi phạm đó đều được quy định có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép đối với một hành vi vi phạm, mà hành vi đó Nghị định số 09 quy định có thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép dài nhất.
3. Về trình tự, thủ tục xử phạt
Việc xử phạt vi phạm hành chính về giao thông ĐTNĐ phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đã được quy định trong Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002, Nghị định số 09, Thông tư này. Cần chú ý một số điểm sau:
3.1. Khi quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ,ngoài việc cử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền xử phạt cũng được tiến hành xử phạt tại chỗ đối với các hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 100.000 đồng xảy ra trên sông, kênh, rạch, hồ nước, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc vùng nước nội thủy, vùng đi lại khó khăn hoặc vi phạm xảy ra ngoài giờ hành chính, cụ thể là:
a) Đối với hành vi vi phạm mà mức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng, thì sau khi ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm phải ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản.
b) Đối với hành vi vi phạm có múc phạt tiền trên 100.000 đồng, thì sau khi ra lệnh đình chỉ hành vi vi phạm phải tiến hành lập biên bản VPHC; nếu hành vi vi phạm ràng, không cần xác minh, thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, thì phải ra ngay quyết định xử phạt.
c) Quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản, biên bản VPHC và quyết định xử phạt VPHC phải bảo đảm nội dung đã được quy định tại các Điều 54, 55 và 56 Pháp lệnh Xử lý VPHC, theo đúng mẫu của Bộ Công an và giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt một bản. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt được thu tiền phạt và giao biên lai thu tiền phạt cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt.
d) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, ngay sau ca làm việc, cùng với việc bàn giao hồ sơ vụ vi phạm, thì phải bàn giao biên lai xử phạt và tiền phạt đã thu được cho người được thủ trưởng đơn vị trực tiếp của mình (Đội, Trạm) giao thực hiện nhiệm vụ xử lý VPHC.
đ) Người được giao xử lý VPHC tại đơn vị phải thống kê những trường hợp thu tiền phạt tại chỗ và nộp cho cán bộ được Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Pòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập phân công thu tiền phạt VPHC trong thời hạn 2 ngày, kể từ khi người có thẩm quyền xử phạt về đến trụ sở đơn vị.
e) Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập phải bố trí cán bộ thu tiền phạt của đơn vị mình và giao nộp tiền phạt cho Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
3.2. Đối với hành vi vi phạm có mức phạt tiền trên 100.000 đồng mà không tiến hành xử phạt tại chỗ, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC.
Trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC; nếu thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì chậm nhất trước 10 ngày khi hết thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo bằng văn bản xin gia hạn và được thủ trưởng trực tiếp phê duyệt trong văn bản đó, nhưng thời gian gia hạn cũng không được quá 30 ngày.
3.3. Sau khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt phải tổ chức thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày giao quyết định cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt. Quá thời hạn nói trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạt mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, thì ra quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
3.4. Quyết định xử phạt VPHC có hiệu lực thi hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Đối với quyết định xử phạt đã quá một năm nhưng chưa được thi hành, người có thẩm quyền xử phạt không thể giao quyết định xử phạt VPHC do tổ chức, cá nhân bị xử phạt không đến nhận quyết định xử phạt hoặc không xác định được địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đã ghi trong quyết định xử phạt VPHC, trừ việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trường hợp quyết định xử phạt đã được giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt (kể cả đã gửi thông báo hoặc quyết định xử phạt đến tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong biên bản VPHC hoặc các giấy tờ về phương tiện, về thuyền viên, người lái phương tiện, giấy tờ cần thiết khác bị tạm giữ để đảm bảo việc xử phạt mà người bị xử phạt vẫn không đến nhận quyết định xử phạt), nhưng đã quá một năm mà không được thi hành, thì được coi là cố tình trì hoãn, trốn tránh chấp hành quyết định xử phạt. Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt hoặc phát hiện được người thực hiện hành vi vi phạm.
4. Áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện VPHC
Việc áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 09, được thực hiện như sau:
4.1. Chỉ tạm giữ phương tiện VPHC khi thấy thật cần thiết để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm, ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra cho người, phương tiện hoặc khi có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ liên quan đến phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện hoặc trong trường hợp cần xác minh, làm rõ vụ vi phạm để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Cụ thể là:
a) Phương tiện phải đăng ký, đăng kiểm mà không đăng ký, đăng kiểm; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện không còn hiệu lực hoặc nghi ngờ giấy tờ của phương tiện bị giả mạo; phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định.
b) Người trực tiếp điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định hoặc nghi ngờ bằng, chứng chỉ chuyên môn giả mạo; thuyền viên đang điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm; vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát; đua phương tiện trái phép.
c) Phương tiện chở hàng hóa vượt quá trên 1/2 mạn khô hoặc quá sức chở người của phương tiện; phương tiện hoạt động không đúng vùng, công dụng theo quy định; có nghi ngờ về tính hợp pháp của hàng hóa hoặc giấy tờ của hàng hóa trên phương tiện.
d) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý VPHC mà người vi phạm không có giấy tờ của phương tiện, thuyền viên hoặc giấy tờ liên quan khác, thì có thể tạm giữ phương tiện để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
4.2. Những người dưới đây trong Công an nhân dân có thẩm quyền tạm giữ phương tiện VPHC về giao thông ĐTNĐ:
a) Trưởng Công an cấp huyện;
b) Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
c) Thử trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập;
d) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
đ) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện VPHC có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp (Đội trưởng, Trạm trưởng) của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đang thi hành nhiệm vụ được quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện VPHC, nhưng trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định phải báo cáo và được thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện nói trên đồng ý bằng văn bản hoặc phê duyệt được ghi trong quyết định tạm giữ phương tiện.
4.3. Khi tạm giữ phương tiện VPHC, phải lập biên bản tạm giữ phương tiện. Trong biên bản phải ghi rõ tên, loại phương tiện, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ ký của người lập biên bản và người vi phạm; trường hợp người vi phạm không ký, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Quyết định và biên bản tạm giữ phương tiện VPHC phải đúng mẫu của Bộ Công an.
4.4. Người ra quyết định tạm giữ phương tiện VPHC có trách nhiệm bố trí nơi tạm giữ phương tiện, bảo quản phương tiện, bị tạm giữ; nếu do lỗi của mình mà phương tiện bị hư hỏng, mất, bán, đánh tráo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân có phương tiện bị tạm giữ phải tự trông coi, bảo quản phương tiện, hàng hóa, tài sản trên phương tiện đó để bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện như đối với trường hợp bảo đảm an toàn của phương tiện khi neo đậu quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Giao thông ĐTNĐ.
Phương tiện VPHC được tạm giữ tại địa điểm mà chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền bố trí làm nơi tạm giữ phương tiện VPHC. Trường hợp không thể đưa phương tiện VPHC về nơi tạm giữ được, thì có thể tạm giữ phương tiện VPHC tại nơi xảy ra vi phạm, tại trụ sở đơn vị tuần tra, kiểm soát giao thông đường thủy, nhưng phải bảo đảm các điều kiện an toàn cho phương tiện và không gây cản trở giao thông.
Tổ chức, cá nhân bị tạm giữ phương tiện có trách nhiệm nộp phí tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật và chấp hành quy định về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại nơi tạm giữ phương tiện.
4.5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại phương tiện cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu phương tiện.
Trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh, thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản tạm giữ phương tiện VPHC; nếu thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ hoặc vi phạm chưa được khắc phục thì thời hạn tạm giữ phương tiện VPHC có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản tạm giữ phương tiện và phải được người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện quy định tại điểm 4.2 quyết định bằng văn bản.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt VPHC thực hiện xong quyết định xử phạt VPHC hoặc được tạm hoãn thi hành quyết định phạt tiền, thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải trả lại phương tiện bị tạm giữ cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các quy định trước đây của Bộ Công an về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thuộc quyền tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này; định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát) việc thực hiện Thông tư này.
4. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương cần báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát) để có hướng dẫn kịp thời./.
BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA hướng dẫn Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 2Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
- 4Nghị định 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm và việc vận tải hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
- 5Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA hướng dẫn Nghị định 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Thông tư 18/2005/TT-BCA-C11 hướng dẫn Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 18/2005/TT-BCA-C11
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/11/2005
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Hồng Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 18/12/2005
- Ngày hết hiệu lực: 15/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực