Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ VĂN HOÁ | VIỆT |
Số: 1745-VH/TT | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 1956 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THI HÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN NGHỆ THUẬT TƯ NHÂN
Kính gửi: | - UBND các khu, tỉnh, |
Bộ gửi kèm theo đây nghị định số 1065 ngày 5 tháng 10 năm 1956 của Thủ tướng Phủ về các đoàn nghệ thuật tư nhân và bản thông báo ngày 7-9-1956 của Bộ Tài chính về quyết định của Thủ tướng Phủ tạm thời miễn thuế cho các đoàn nghệ thuật tư nhân. Đây là hai văn bản quan trọng, mong các đồng chí đặc biệt chú ý. Để giúp các đồng chí tiến hành được đúng công tác đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân, Bộ xin nhắc thêm mấy điểm sau đây:
- Từ trước đến nay, công tác của chúng ta đối với đoàn nghệ thuật tư nhân đã thu được một số kết quả tốt, gây tin tưởng và phấn khởi, giúp cho các đoàn tiến bộ. Nhưng chúng ta cũng đã phạm một số sai lầm, thiếu sót; trong cán bộ cũng như trong nhân dân còn nhiều người nhận thức vấn đề chưa đúng hoặc chưa đầy đủ.
Chúng ta cần nhận định rõ anh chị em các đoàn nghệ thuật tư nhân là những người lao động nghệ thuật . Cũng như tất cả mọi người lao động, họ yêu nước, yêu chế độ. Nhiều người đã tham gia kháng chiến , từng chịu đựng và khắc phục nhiều khó khăn gian khổ trong kháng chiến. Những người sống trong vùng tạm bị địch chiếm cũng không chịu phục vụ cho địch và đến ngày hoà bình họ đã chống lại những sự đe dọa, quyến rũ của địch để ở lại với chế độ chúng ta.
Về phương diện nghệ thuật , phần nhiều những diễn viên trong các đoàn nghệ thuật tư nhân là những người đã trải qua mười năm, mười lăm năm có khi ba bốn mươi năm trong nghề và khả năng nghệ thuật đã được thử thách nhiều trong quần chúng.
Chúng ta đang xây dựng những đoàn nghệ thuật quốc gia . Song không phải vì thế mà chúng ta không quý những đoàn nghệ thuật tư nhân vì mỗi đoàn có những khả năng riêng, có mỗi bản sắc riêng.
Hiện nay ở miền Bắc có 25 đoàn nghệ thuật tư nhân, tổng cộng có trên 500 diễn viên. Đêm nào các đoàn cũng biểu diễn cho hàng vạn người xem, phần lớn là nhân dân lao động. Đó là một lực lượng nghệ thuật quan trọng có thể góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh chung và công cuộc xây dựng nền nghệ thuật dân tộc. Xã hội cũ để lại nhiều tàn tích trong đời sống và trong nghệ thuật của anh chị em, những anh chị em diễn viên là những người lao động , anh chị em có rất nhiều khả năng tiến bộ.
- Vì những lẻ trên, chúng ta cần phải coi trọng công tác đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân. Công tác ấy tiến hành được đúng theo tinh thần của chế độ chúng ta thì không những sẽ có ảnh hưởng tốt ở miền Bắc mà còn ảnh hưởng tốt đến các đoàn nghệ thuật tư nhân ở miền
Công tác ấy gồm 3 điểm chính; đoàn kết giáo dục các nghệ sĩ, đoàn kết các đoàn về nghiệp vụ, giúp đỡ nâng cao dần đời sống vật chất của anh chị em trong các đoàn.
1.Trước hết phải đoàn kết giáo dục các nghệ sĩ:
- Đặc biệt chú ý đoàn kết với các nghệ sĩ só tiếng vì họ có liên hệ rộng và sâu trong quần chúng.
- Tuỳ theo hoàn cảnh và trình độ, giúp đỡ anh chị em học tập chính trị, học tập văn hoá. Gấp rút thanh toán nạn mù chữ và quyết tâm nâng cao trình độ văn hoá. Về chính trị, nâng cao giác ngộ cách mạng, làm cho anh chị em hiểu mình là người lao động , hiểu trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đấu tranh chung. Kết hợp với những cuộc vận động chính trị lớn mà giáo dục. Tránh tình trạng gò ép họp nhiều, học nhiều.
- Giúp đỡ tổ chức công đoàn và tích cực bồi dưỡng những phần tử tiến bộ làm nòng cốt.
- Đối với những thói xấu do xã hội cũ để lại, giúp đỡ các nghệ sĩ bỏ dần, nhưng phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác.
2) Giúp đỡ các đoàn nâng cao nghiệp vụ
- Trước hết phải theo đúng nghị định Thủ tướng Phủ mà chấm dứt tình trạng cấm đoán bừa bãi. Phải nắm vững nguyên tắc là các đoàn sau khi đã đăng ký được tự do biểu diễn, miễn là không phạm vào năm kỷ luật tuyên truyền. Giúp đỡ các đoàn thể rõ năm kỷ luật tuyên truyền . Phân biệt những sai lầm do trình độ nhận thức, trình độ tư tưởng còn non đối với những hành động cố tình phá hoại. Tuyệt đối không dùng mệnh lệnh đối với sai lầm vào loại thứ nhất.
- Giúp đỡ các đoàn tránh biểu diễn những gì bôi nhọ nhân dân lao động hoặc dâm dục, dã man trên sân khấu. Nhưng cũng phải có quan điểm lịch sử, trong việc áp dụng nguyên tắc trên tránh chụp mã.
- Vụ Nghệ thuật và Ban Nghiên cứu nghệ thuật sân khấu dựa vào các đoàn nghệ thuật của Nhà nước tiếp tục tiến hành việc chỉnh lý , cãi biến đối với một số vở chèo, tuồng, cải lương. Đồng thời có thể phối hợp với Sở Văn hoá Hà Nội và dựa vào các đoàn tư nhân ở thủ đô mà tiến hành chỉnh lý cải biến đối với một số vở khác. Việc chỉnh lý, cải biến phải tiến hành thận trọng, tránh sót ruột, cưỡng ép. Tránh lấy tình cảm, tư tưởng người này sang gắn với người xưa như biến hoàng tử trong chuyện xưa thành nhân vật độc ác ( trường hợp vở chèo “Tấm Điền”). Nhưng cũng cần tránh bảo thủ, nể cố. Chỉnh lý cải biến đòi hỏi phải sáng tạo. Nếu sửa chữa sai thì sẽ sửa chữa lại ( Vở “ Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài” của Trung Quốc phải chữa lại hơn mười lần).
- Sau khi có điển hình chỉnh lý cải biến tốt thì triệu tập hội nghị tổng kết và phổ biến kinh nghiệm cho các cơ quan văn hoá địa phương và các đoàn nghệ thuật tư nhân. Tổ chức trao đổi vở, trao đổi kinh nghiệm giữa các đoàn của Nhà nước và các đoàn của tư nhân với nhau.Khuyến khích các đoàn định chế độ nhuận bút đối với các vở chỉnh lý cải biến.
- Giúp đỡ các đoàn sáng tác những vở mới. Hết sức bồi dưỡng các tác giả. Có thể gợi ý những đề tài lịch sử, dã sử, chuyện cổ tích Việt
- Đối với các hình thức : chèo, tuồng(hát bội), cải lương, kịch nói, kịch thơ, nhất thiết không cấm đoán một hình thức nào, cũng không cấm pha trộn hình thức này với hình thức khác, nhưng trên khuyến khích đã chọn hình thức nào thì dựa vào quy luật phát triển của bản thân hình thức đó mà phát triển. Cũng có thể sáng tạo hình thức mới.
- Vụ nghệ thuật còn những tài liệu học tập về nghiệp vụ sân khấu gữi cho các cơ quan văn hoá địa phương và các đoàn nghệ thuật tư nhân. Các cơ quan văn hoá địa phương vận động các đoàn tổ chức học tập chuyên môn cho diễn viên và nhạc công để không ngừng nâng cao nghiệp vụ.
3. Giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất:
Một mặt nữa trong công tác đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân là giúp đỡ anh chị em các đoàn nâng cao đời sống vật chất.
- Quyết định của Thủ tướng Phủ về việc miễn thuế cho các đoàn nghệ thuật tư nhân là một điểm rất quan trọng trong chính sách của Chính phủ đối với các đoàn. Bộ yêu cầu các đồng chí theo dõi và giúp đỡ các cơ quan thuế thi hành đầy đủ quyết định ấy để phát huy tác dụng khuyến khích hoạt động của các đoàn, phát huy ảnh hưởng tốt đối với giới nghệ thuật.
- Đối với các đoàn anh chị em diễn viên tự quản trị lấy thì giúp đỡ anh chị em thực sự quản lý dân chủ. Nhưng tránh sót ruột, bao biện. Sửa chữa tổ chức và chế độ mỗi đoàn thì phải trên cơ sở nội bộ và các đoàn tự đặt vấn đề và tự giải quyết lấy.
- Đối với các đoàn có chủ thì bảo đảm tôn trọng kỷ luật lao động. Chú ý bảo vệ sức khoẻ diễn viên, bảo đảm chế độ nghỉ ngơi, thì giờ học tập . Đồng thời chiếu cố quyền lợi của chủ theo đúng nguyên tắc lao tư lưỡng lợi.
- Giúp đỡ các đoàn trong việc thuê rạp, để các đoàn có được những chỗ biểu diễn tốt với một giá thuê công bằng, hợp lý. Giúp đỡ họ thỉnh thoảng được biểu diễn ở nhà hát thành phố hoặc ở các sân khấu nhân dân có thể bán vé được nhiều. Ở những thành phố có nhiều đoàn nghệ thuật tư nhân, giúp đỡ họ đi biểu diễn ở nông thôn với những tiết mục chọn lọc . Mỗi lần có cơ quan yêu cầu một đoàn nghệ thuật tư nhân đi biểu diễn phục vụ cần ấn định tiêu chuẩn đài thọ hợp lý để bảo đảm đời sống cho anh chị em.
- Gặp trường hợp những diễn viên xuất sắc bị đau ốm, nên giới thiệu họ với cơ quan y tế cho được săn sóc chu đáo.
- Đối với những vỡ các tác dụng tốt nên chú ý giới thiệu với công chúng. Đối với những cá nhân và những đoàn có thành tích , kịp thời đề nghị Uỷ ban địa phương hoặc Bộ văn hóa khen thưởng. Các Sở, các Phòng và Ty Văn hoá trong báo cáo hàng tháng lên Bộ, cần nói rõ tình hình các đoàn hoạt động trong địa phương mình( đồng gửi phần báo cáo này cho Vụ Nghệ thuật để theo dõi).
- Giúp đỡ các đoàn thường hoạt động trong một khu tự tổ chức thành liên đoàn theo phương thức của liên đoàn ca kịch thủ đô.
- Các Sở Văn hoá, Ty Văn hoá tiến hành đăng ký các đoàn tại các tỉnh hoặc thành phố nơi mà đoàn đặt trụ sở hoặc đang hoạt động. Mục đích đăng ký là để chính quyền hiểu được tình hình về tổ chức và về chuyên môn đê giúp đỡ các đoàn. Cơ quan văn hoá nơi đoàn đăng ký có trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ khi đoàn chuyển đi nơi khác. Cơ quan văn hoá nơi đoàn đến sẽ trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ đoàn.
- Các Sở Văn hoá, Ty Văn hoá cần làm thủ tục đăng ký gọn gàng, tránh làm mất nhiều thời giờ của các đoàn ảnh hưởng đến hoạt động của các đoàn.
- Các Sở, Ty Văn hoá phải phổ biến và giải thích thông cáo của Bộ Tài chính và nghị định số 1065-TTg của Thủ tướng Phủ cho các đoàn nghệ thuật tư nhân.
- Các Sở và Ty Văn hoá cũng căn cứ vào thông cáo, nghị định nói trên và căn cứ vào thông tư này mà trình bày, giải thích chính sách với các đoàn ( nhưng không phải đem đọc nguyên văn thông tư).
Muốn tiến hành được tốt các công tác đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân. Vụ Nghệ thuật và các cơ quan văn hoá địa phương phải có cán bộ chuyên trách .Nếu được cán bộ có đủ khả năng về chuyên môn càng tốt , nhưng trước hết phải là người có bảo đảm về đạo đức, tư cách để đề phòng tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, hủ hoá rất dễ xảy ra và rất dễ gây hiểu lầm đối với chính quyền ta, chế độ ta.
Thái độ của cán bộ đối với anh chị em các đoàn nghệ thuật tư nhân phải là thái độ đối với nhân dân lao động, đối với những người công tác văn hoá. Tuyệt đối tránh rẽ vùng, coi thường, thô bạo, tránh thành kiến hẹp hòi nhất là thành kiến hẹp hòi đối với tác phong sinh hoạt. Thái độ dùng là thái độ đoàn kết, sốt sắng giúp đỡ, khiêm tốn học tập.
Đồng thời cũng cần tranh thủ mọi cơ hội đề cao địa vụ chính trị của những diễn viên tiêu biểu , nên rõ tác dụng của nghệ thuật đối với xã hội, làm cho cán bộ các ngành và các tầng lớp nhân dân có thái độ đúng đối với nghệ sĩ.
Mong các đồng chí nghiên cứu kỹ nghị định của Thủ tướng Phủ, thông cáo của Bộ Tài chính và bản thông tư này. Trong quá trình công tác , rút ra được kinh nghiệm gì, các đồng chí cần báo cáo lên Bộ kịp thời để bổ sung hoặc sửa chữa.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ |
Thông tư 1745- VH/TT năm 1956 hướng dẫn thi hành chính sách đối với các đoàn nghệ thuật tư nhân do Bộ Văn hoá ban hành
- Số hiệu: 1745-VH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/10/1956
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
- Người ký: Hoàng Minh Giám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 32
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra