Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 172/2020/TT-BQP | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG; CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Nghị định số 139/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng ;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư ban hành chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2021 và thay thế Thông tư số 38/2014/TT-BQP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Điều 3. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; người đứng đầu ban, bộ ngành Trung ương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC CỦA NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 172/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Mục tiêu chung
Bồi dưỡng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đối ngoại gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh. Nâng cao nhận thức, vận dụng có hiệu quả trong tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo từng cương vị.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về phẩm chất chính trị: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
b) Về kiến thức: Bảo đảm cho đối tượng bồi dưỡng nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; kết hợp quốc phòng, an ninh với đối ngoại.
c) Về kỹ năng: Bảo đảm cho đối tượng bồi dưỡng hiểu biết và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nơi công tác, nơi cư trú.
1. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1
a) Khối lượng kiến thức: 200 tiết (tương đương 25 ngày làm việc).
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung | Số tiết |
1 | Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | 05 |
2 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh | 05 |
3 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 05 |
4 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hoạt động đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 05 |
5 | Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam | 05 |
6 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 05 |
7 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân | 05 |
8 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng trong tình hình mới | 05 |
9 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 04 |
10 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 04 |
11 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác tình báo trong tình hình mới | 04 |
12 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về động viên quốc phòng | 04 |
13 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam | 04 |
14 | Nội dung cơ bản về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược quân sự Việt Nam | 05 |
15 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; tác chiến không gian mạng | 04 |
16 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia | 04 |
17 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Chiến lược an ninh mạng quốc gia | 04 |
18 | Quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới | 04 |
19 | Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 05 |
20 | Tác chiến phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 05 |
21 | Một số vấn đề về phòng thủ dân sự và an ninh phi truyền thống | 04 |
22 | Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, sự cố hóa chất, độc xạ, môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
23 | Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao | 04 |
24 | Thứ tự các bước chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển hoạt động của cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái, tình trạng quốc phòng | 05 |
25 | Xử lý tình huống biểu tình, bạo loạn; một số kinh nghiệm trong xử lý biểu tình, bạo loạn thời gian qua | 04 |
26 | Luyện tập một số nội dung vận hành cơ chế hoạt động của khu vực phòng thủ cấp tỉnh trong các trạng thái quốc phòng | 24 |
27 | Luyện tập và bắn súng ngắn K54 bài 1b | 16 |
28 | Tham quan, nghiên cứu thực tế | 32 |
29 | Viết thu hoạch | 08 |
30 | Cơ động | 08 |
+ | Tổng: | 200 |
2. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
a) Khối lượng kiến thức: 120 tiết (tương đương 15 ngày làm việc).
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung | Số tiết |
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh | 04 |
2 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới | 04 |
3 | Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam | 04 |
4 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
5 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới | 04 |
6 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 04 |
7 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về động viên quốc phòng | 04 |
8 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam | 04 |
9 | Nội dung cơ bản về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược quân sự Việt Nam | 04 |
10 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; tác chiến không gian mạng | 04 |
11 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về công tác tình báo trong tình hình mới | 02 |
12 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia: Chiến lược an ninh mạng quốc gia | 04 |
13 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới | 04 |
14 | Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
15 | Một số vấn đề về phòng thủ dân sự và an ninh phi truyền thống | 02 |
16 | Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, sự cố hóa chất, độc xạ, môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
17 | Thứ tự các bước chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển hoạt động của cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái, tình trạng quốc phòng | 04 |
18 | Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng; công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương | 04 |
19 | Một số vấn đề về phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ trong tình hình mới; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựng khu vực phòng thủ | 04 |
20 | Một số nội dung về hệ thống văn kiện chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương từ thời bình sang thời chiến | 04 |
21 | Luyện tập vận hành một số nội dung cơ chế trong diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện | 08 |
22 | Luyện tập và bắn súng ngắn K54 bài 1 b | 16 |
23 | Tham quan, nghiên cứu thực tế | 10 |
24 | Viết thu hoạch | 04 |
25 | Cơ động | 06 |
+ | Tổng: | 120 |
a) Khối lượng kiến thức: 96 tiết (tương đương 12 ngày làm việc).
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung | Số tiết |
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh | 04 |
2 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới | 04 |
3 | Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam | 02 |
4 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
5 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới | 04 |
6 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 04 |
7 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về động viên quốc phòng | 04 |
8 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam | 04 |
9 | Nội dung cơ bản về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, Chiến lược quân sự Việt Nam, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng | 04 |
10 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Chiến lược an ninh mạng quốc gia | 02 |
11 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới | 04 |
12 | Một số vấn đề về phòng thủ dân sự và an ninh phi truyền thống | 02 |
13 | Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, sự cố hóa chất, độc xạ, môi trường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa | 04 |
14 | Thứ tự các bước chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trọng thái sẵn sàng chiến đấu; chuyển hoạt động của cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái, tình trạng quốc phòng | 04 |
15 | Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo. Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng; công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương | 04 |
16 | Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, An ninh mạng, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam | 02 |
17 | Xây dựng, quản lý lực lượng Dân quân lự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới | 04 |
18 | Một số vấn đề về xây dựng khu vực phòng thủ trong tình hình mới; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựng khu vực phòng thủ | 04 |
19 | Một số nội dung về hệ thống văn kiện chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương từ thời bình sang thời chiến | 04 |
20 | Luyện tập vận hành một số nội dung cơ chế trong diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện | 08 |
21 | Tập bắn súng ngắn K54 bài 1 b (Không quá 01 ngày) | 08 |
22 | Viết thu hoạch | 04 |
23 | Cơ động | 08 |
+ | Tổng: | 96 |
a) Khối lượng kiến thức: 32 tiết (tương đương 04 ngày làm việc).
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung | Số tiết |
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh | 04 |
2 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới | 04 |
3 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng; quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới | 04 |
4 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới | 04 |
5 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam | 02 |
6 | Nội dung cơ bản về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới | 04 |
7 | Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, An ninh mạng, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ. Lực lượng dự bị động viên | 02 |
8 | Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng | 02 |
9 | Xây dựng, quản lý lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới | 04 |
10 | Viết thu hoạch | 02 |
+ | Tổng: | 32 |
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG
1. Chương trình, nội dung là quy định bắt buộc cho đối tượng bồi dưỡng; các cơ sở bồi dưỡng thường xuyên cập nhật những nội dung mới về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để biên soạn giáo án, bài giảng phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng.
2. Căn cứ chương trình, nội dung và thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh của từng đối tượng, cơ sở bồi dưỡng khi xây dựng kế hoạch được phép điều chỉnh thời gian cho từng chuyên đề bảo đảm mục tiêu, yêu cầu, tính khoa học, phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng, nhưng không được vượt quá tổng thời gian bồi dưỡng của từng đối tượng; kết hợp bố trí chương trình chính khóa với hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực vận dụng vào thực tiễn cho đối tượng bồi dưỡng.
3. Các hoạt động bổ trợ gồm: Luyện tập vận hành cơ chế trong diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện và diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã; tham quan, nghiên cứu thực tế.
4. Sử dụng các hình thức và phương pháp giới thiệu, kết hợp giữa lý luận với nghiên cứu thực tiễn; bảo đảm cơ sở vật chất, biên soạn giáo trình, tài liệu; phát huy tính chủ động, tư duy độc lập, tự học, tự nghiên cứu của đối tượng bồi dưỡng./.
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO CÁ NHÂN TIÊU BIỂU, NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 172/2020/TT-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Mục tiêu
Bồi dưỡng những nội dung cơ bản về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại; âm mưu thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đối tượng được bồi dưỡng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu
a) Nắm được những nội dung cơ bản về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.
b) Biết vận dụng kiến thức đã được bồi dưỡng vào công tác xã hội, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật
a) Thời gian bồi dưỡng: 04 ngày làm việc.
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung |
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân |
2 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng trong tình hình mới |
3 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới |
4 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam |
5 | Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng |
6 | Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, An ninh mạng, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Lực lượng Dự bị động viên |
7 | Nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo |
8 | Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới |
9 | Tham quan thực tế tại đơn vị quân đội hoặc di tích lịch sử |
2. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho già làng, trưởng họ tộc
a) Thời gian bồi dưỡng: 02 ngày làm việc.
b) Cấu trúc chương trình:
TT | Nội dung |
1 | Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới |
2 | Một số nội dung chủ yếu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của địa phương |
3 | Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam |
4 | Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng |
5 | Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhân dân trong tình hình mới |
6 | Xây dựng thôn, bản vững mạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới |
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình khung này là khối lượng kiến thức bắt buộc cho đối tượng bồi dưỡng, các cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh căn cứ vào nội dung, chương trình để xây dựng chương trình chi tiết, phân bổ thời gian từng chuyên đề một cách phù hợp trong tổng số thời gian bồi dưỡng đã quy định.
2. Thường xuyên cập nhật những nội dung mới về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và địa phương về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để biên soạn giáo án, bài giảng phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng./.
- 1Thông tư 38/2014/TT-BQP về Chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Quyết định 951/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 973/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 2Luật An ninh Quốc gia 2004
- 3Luật biển Việt Nam 2012
- 4Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013
- 5Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục quốc phòng và an ninh
- 6Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 7Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 8Luật Quốc phòng 2018
- 9Luật An ninh mạng 2018
- 10Luật Lực lượng dự bị động viên 2019
- 11Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 12Luật Dân quân tự vệ 2019
- 13Quyết định 951/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 990/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 973/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị định 139/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2014/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
- 17Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2021 về Kế hoạch tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư 172/2020/TT-BQP về chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh do Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 172/2020/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2020
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 16/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra