Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 1982 |
HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 134-HĐBT NGÀY 17/8/1982 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Quyết định số 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước ban hành ngày 17 tháng 8 năm 1982 bao gồm nhiều vấn đề mang tính chất chính sách và nghiệp vụ khác nhau, cho nên việc thi hành quyết định này sẽ có nhiều thông tư hướng dẫn riêng. Thông tư này hướng dẫn thi hành điểm 3 của quyết định về việc đưa khoản phụ cấp lương tạm thời theo Quyết định số 219-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ vào lương chính hiện nay, thành lương chính mới để làm cơ sở tính các khoản phụ cấp lương cho công nhân, viên chức, cụ thể như sau:
Tất cả công nhân, viên chức và các đối tượng được hưởng phụ cấp lương tạm thời theo Quyết định số 219-CP ngày 29-5-1981 của Hội đồng Chính phủ như đã hướng dẫn tại điểm I, Thông tư số 7-LĐ/TT ngày 1-6-1981 của Bộ Lao động mà chưa được đưa khoản phụ cấp ấy vào mức lương chính (hoặc mức sinh hoạt phí) thì đều được cộng khoản phụ cấp lương tạm thời theo Quyết định số 219-CP vào mức lương chính (hoặc mức sinh hoạt phí) hiện hưởng thành mức lương chính mới (hoặc mức sinh hoạt phí mới) để làm cơ sở tính các khoản phụ cấp lương.
2. Cách tính mức lương chính mới.
Mức lương chính mới để làm cơ sở tính các khoản phụ cấp lương bằng mức lương chính hiện hưởng theo quy định tại các thang lương, bảng lương của Nhà nước cộng với phụ cấp lương tạm thời theo các mức quy định trong Quyết định số 219-CP.
Ví dụ: Cán sự bậc 2, mức lương chính hiện hưởng là 56đ/tháng, được hưởng phụ cấp lương tạm thời mức 110% lương chính bằng 61,6đ/tháng), mức lương chính mới là:
56 + 61,6đ = 117,6đ/tháng.
- Bác sĩ bậc 1, lương chính hiện hưởng là 75đ (mức lương thuộc nhóm I), được hưởng phụ cấp lương tạm thời mức 105% lương chính (bằng 78,75đ/tháng) mức lương chính mới là 75đ + 78,75đ = 153,75đ/tháng.
- Cán bộ giảng dạy đại học, mức lương chính hiện hưởng là 115đ/tháng, được hưởng phụ cấp lương tạm thời mức 100% lương chính (bằng 115đ/tháng) mức lương chính mới là 115đ + 115đ = 230đ/tháng.
Đối với một số trường hợp cụ thể thì cách tính như sau:
a) Đối với quân nhân chuyển ngành đang hưởng sinh hoạt phí của quân đội thì được cộng phụ cấp lương tạm thời vào mức sinh hoạt phí hiện hưởng thành mức sinh hoạt phí mới.
b) Đối với những người đang tập sự , mức lương tập sự mới bằng mức lương tập sự hiện hưởng cộng với phụ cấp lương tạm thời tính theo mức lương tập sự.
Ví dụ: Một học sinh tố nghiệp đại học, mức lương tập sự là
85
x 60 đ = 51 đ/tháng phụ cấp lương tạm thời tính theo mức lương tập
100
110
sự là x 51đ = 56,1đ/tháng, mức lương tập sự mới là:
100
51đ + 56,1 đ = 107,1đ/tháng.
c) Đối với công nhân viên chức và quân nhân chuyển ngành đang học tại các trường, lớp đào tạo hoặc bổ túc trong nước, nếu hưởng mức sinh hoạt phí thống nhất thì được cộng thêm phụ cấp lương tạm thời mức 100% thành mức sinh hoạt phí mới; nếu hưởng sinh hoạt phí theo tỷ lệ phần trăm lương thì mức sinh hoạt phí mới bằng tỷ lệ sinh hoạt phí được hưởng nhân với mức lương mới (đã có phụ cấp lương tạm thời) trước khi đi học.
Ví dụ: Mức sinh hoạt phí mới của một cán sự bậc 3 trong thời gian đi học hưởng tỷ lệ 80% mức lương chính được tính như sau:
205 80
(64đ x ) x = 104,96đ/tháng
100 100
d) Đối với công nhân, viên chức và quân nhân chuyển ngành được cử đi học, đi công tác, đi tham quan, thực tập hoặc đi điều trị, điều dưỡng... ở ngoài nước, để tránh phức tạp do phải thay đổi chế độ có liên quan (như chế độ trừ tiền chi phí cho bản thân) cách tính mức tiền để lại cho gia đình hoặc gửi vào các quỹ tiết kiệm vẫn căn cứ vào mức lương chính cũ, còn phụ cấp lương tạm thời chỉ được cộng vào mức tiền để lại cho gia đình hoặc gửi quỹ tiết kiệm.
Ví dụ: Một đồng chí được cử đi học dài hạn ở ngoài nước, có mức lương chính cũ trước khi đi học là 70đ/tháng, hưởng sinh hoạt phí theo tỷ lệ 80% lương chính là
80
70đ x = 56đ/tháng. Trừ phần chi phí cho bản thân theo chế độ quy định
100
hiện nay là 21,2đ/tháng, còn để lại cho gia đình 56đ - 21,2đ = 34,8đ/tháng. Mức tiền để lại cho gia đình kể cả phụ cấp lương tạm thời là:
205
34,8đ x = 71,34đ/tháng
100
- Một đồng chí được cử đi tham quan 2 tháng ở nước ngoài, mức lương chính cũ là 100đ/tháng, trừ tiền ăn theo quy định 0,70đ x 30 ngày = 21đ/tháng còn tiền được lĩnh trong nước là 100 đ - 21đ = 79đ/tháng. Mức tiền được lĩnh trong nước kể cả phụ cấp lương tạm thời là:
205
79đ x = 161,95đ/tháng
100
Việc đưa phụ cấp lương tạm thời vào mức lương chính hiện nay thành mức lương chính mới để làm cơ sở tính các khoản phụ cấp lương vẫn phải bảo đảm các quy định tại Quyết định số 219-CP, cụ thể như sau:
- Mức lương chính hiện nay dưới 60đ/tháng cộng với phụ cấp lương tạm thời 110% thành mức lương chính mới nhưng không quá 123đ/tháng.
- Mức lương chính hiện nay từ 60 đ/tháng đến 114đ/tháng cộng với phụ cấp lương tạm thời 105% thành mức lương chính mới nhưng không quá 230đ/tháng.
- Mức lương chính hiện nay từ 115đ/tháng đến 165đ/tháng cộng với phụ cấp lương tạm thời 100% thành mức lương chính mới nhưng không quá 323đ/tháng.
3. Cách tính các khoản phụ cấp trên lương chính mới:
a) Tất cả các khoản phụ cấp tính theo tỷ lệ phần trăm (%) lương chính hiện hành mà các đối tượng nói ở điểm 1 đang hưởng đều được tính trên lương chính mới.
b) Đối với các khoản phụ cấp lương tính theo mức tiền tuyệt đối mà các đối tượng ở các ngành hành chính sự nghiệp đang được hưởng nay được nâng lên gấp đôi mức quy định hiện hành, trừ số phụ cấp đã được điều chỉnh trong Quyết định số 133- HĐBT, Quyết định số 136-HĐBT ngày 17-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 249-CT ngày 13-11-1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Riêng phụ cấp làm thêm giờ cho một số đối tượng của ngành y tế thì được nâng gấp 1,5 lần mức quy định tại Quyết định số 150-HĐBT ngày 7-12-1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
4. Mức lương chính mới đối với một số chế độ khác:
Mức lương chính mới là cơ sở để tính các khoản phụ cấp lương. Còn một số các chế độ như tiêu chuẩn phiếu thực phẩm, tiêu chuẩn nhà ở, chế độ khám, chữa bệnh, chế độ trả tiền nhà ở, điện nước, sử dụng phương tiện đi lại... vẫn thực hiện theo quy định hiện hành căn cứ vào mức lương chính cũ.
5. Cách tính trợ cấp bảo hiểm xã hội, hưu trí, mất sức lao động theo mức lương chính mới sẽ do Tổng công đoàn Việt Nam và Bộ Thương binh xã hội hướng dẫn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 8 năm 1982. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, các ngành, các địa phương phản ảnh để Bộ Lao động nghiên cứu giải quyết.
| Đào Thiện Thi (Đã ký) |
Thông tư 17-LĐ/TT-1982 hướng dẫn thi hành Quyết định 134-HĐBT về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Lao động ban hành
- Số hiệu: 17-LĐ/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/1982
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Đào Thiện Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/08/1982
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra