Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 9. Thi công công trình lò
1. Kích thước lò: căn cứ vào chiều dài của lò (lò bằng và lò nghiêng), kích thước lò như sau:
Chiều dài lò đến 50m thì kích thước (chiều rộng, chiều cao lò) chưa chống là (1,6x1,9)m, kích thước tối thiểu sau khi chống là (1,4x1,8)m.
Chiều dài lò đến 100m thì kích thước (chiều rộng, chiều cao lò) chưa chống là (1,8x1,9)m, kích thước tối thiểu sau khi chống là (1,6x1,8)m.
Chiều dài lò đến 300m thì kích thước (chiều rộng, chiều cao lò) chưa chống là (2,0x2,0)m, kích thước tối thiểu sau khi chống là (1,8x1,9)m.
2. Đất đá đào từ lò phải đô trong khu vực thiết kế chứa đá thải, cách miệng lò tối thiểu là 5,0m. Tại bãi thải phải đảm bảo đất đá đổ thải có chiều cao không quá 1,5m. Khu vực đổ thải phải có biển cảnh báo.
3. Dừng đào để thu thập tài liệu kỹ thuật và lấy mẫu: khi thi công lò, cứ 5,0m dừng đào một lần để kỹ thuật địa chất đo vẽ, thu thập tài liệu, lấy mẫu.
4. Lò phải được chống chèn để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị trong suốt thời gian thi công và thu thập tài liệu nguyên thủy, lấy mẫu. Vật liệu chống chèn tuân thủ theo quy định tại
a) Độ dài lò chưa chống trong khi tiến gương lò không được vượt quá 2,0m;
b) Những công trình lò đào trong đất đá liền khối, có cấp đất đá từ cấp VI trở lên, có tiết diện hình vòm có thể không cần chống chèn;
c) Đoạn cửa lò được chống liền vì một khoảng tối thiểu là 5,0m và được chèn chắc chắn. Cửa lò có mái che chắc chắn chống đất đá lăn từ trên xuống;
d) Những đoạn lò xung yếu, chỗ tiếp giáp của các lớp đất đá không đồng nhất, nơi gặp đới dập vỡ đứt gãy, các chỗ phân nhánh lò (ngã 3, ngã 4) chống liền vì. Những đoạn lò đào trong các loại đất đá ổn định hơn, khoảng cách giữa các vì chống từ 0,5m đến 1,0m;
đ) Căn cứ vào phương và chiều của áp lực đất đá tác dụng lên vì chống để chọn hình dáng và kết cấu vì chống. Mộng vì chống bảo đảm khít, đánh văng nêm, chèn chắc chắn. Chiều sâu của mộng vì chống không vượt quá 1/3 đường kính gỗ chống;
e) Đối với lò bằng: tiết diện của vì chống đặt vuông góc với đường tâm của lò. Chân của cột vì chống đặt vào lỗ định vị sâu hơn mặt đáy lò từ 10cm đến 30cm về phía lò có rãnh nước; lỗ định vị sâu hơn đáy rãnh thoát nước từ 5cm đến 10cm;
g) Đối với lò nghiêng: khi góc nghiêng của lò nhỏ hơn 12°, thực hiện công tác chống chèn theo quy định tại điểm e khoản này. Khi góc nghiêng từ 12° đến 45° chống thêm trụ chống. Khi góc nghiêng lớn hơn 45° thực hiện công tác chống chèn theo quy định tại
5. Khi thi công lò có nước xuất lộ phải thực hiện công tác thoát nước. Máy móc, thiết bị thoát nước thực hiện theo quy định tại
a) Trong các công trình lò bằng dùng rãnh để thoát nước, rãnh thoát nước trong lò bằng phải có độ dốc nghiêng về phía cửa lò. Trường hợp ở các công trình lò ngầm thì đào hố thu nước sau đó dùng máy bơm để bơm ra khỏi công trình. Căn cứ vào điều kiện địa chất thủy văn khi thi công để xác định kích thước rãnh thoát nước cho phù hợp, đảm bảo an toàn khi thi công;
b) Trong công trình lò nghiêng, công tác thoát nước thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp lưu lượng nước quá lớn phải đào hố chứa nước và sử dụng máy bơm để bơm nước;
c) Máy bơm trong lò nghiêng đặt trên giá đỡ chắc chắn. Đối với lò nghiêng máy bơm đặt cao hơn nền lò tối thiểu là 0,5m và phải có dây cáp treo bảo hiểm. Ống xả của máy bơm dùng loại ống cao su mềm, dễ di chuyển.
6. Các công trình lò phải thông gió để đảm bảo an toàn. Thiết bị thông gió và cách lắp đặt tuân thủ theo quy định tại
a) Đối với lò không có khí độc, khí nổ, bụi cháy sử dụng phương pháp thông gió đẩy;
b) Các công trình lò có hơi độc, khí nổ, bụi cháy phải đặt hệ thống quạt gió có công suất lớn hoặc sử dụng phương pháp thông gió tổng hợp;
c) Sử dụng thông gió bằng phương pháp hút thì quạt hút để cách gương lò từ 10m trở lên, quạt nên đặt trên giá trượt có khả năng di chuyển dễ dàng khi tiến hành nổ mìn trong công trình;
d) Đoạn ống gió tại gương lò dùng loại ống mềm để dễ di chuyển. Đầu cuối ống dẫn gió mềm phải có vòng kim loại đỡ (ít nhất hai vòng) hoặc đoạn ống bằng vật liệu cứng chiều dài 2,0m để đảm bảo tiết diện ống gió ra. Đoạn nối ống gió với quạt cục bộ bằng kim loại có chiều dài ít nhất 1,0m;
đ) Ống dẫn gió đặt về một phía bên nóc công trình lò. Đầu ống dẫn gió hướng về phía gương lò, cách gương lò không quá 8,0m;
7. Chiếu sáng: chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên với lò sâu đến 10m. Lò 10 sâu trên 10m, việc chiếu sáng thực hiện theo quy định tại
8. Khi kết thúc thi công phải xây bịt cửa lò thông ra mặt đất bằng cách xây tường chắn bằng gạch, đá hoặc bê tông. Tường được xây trên móng đá gốc, chiều dày của tường từ 30cm đến 50cm và đặt biển cảnh báo để đảm bảo an toàn.
Thông tư 16/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác khai đào công trình và lấy mẫu địa chất, khoáng sản tại công trình khai đào do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 16/2020/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/12/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Quý Kiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu chung trong khai đào công trình
- Điều 5. Công tác chuẩn bị trước khi thi công
- Điều 6. Thi công công trình dọn sạch vết lộ, công trình hố
- Điều 7. Thi công công trình hào
- Điều 8. Thi công công trình giếng
- Điều 9. Thi công công trình lò
- Điều 10. Chiếu sáng trong giếng, lò có chiều sâu từ 10m trở lên
- Điều 11. Kết thúc thi công công trình