BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2018/TT-BYT | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Thông tư này quy định các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn và trách nhiệm thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
1. Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (sau đây gọi tắt là nhiễm khuẩn bệnh viện) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện là quá trình thu thập, phân tích, diễn giải các dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện một cách hệ thống và liên tục và thông báo kịp thời kết quả tới những người liên quan.
3. Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phòng ngừa chuẩn là các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho mọi người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm khám, điều trị, chăm sóc dựa trên nguyên tắc coi máu, chất tiết và chất bài tiết của người bệnh đều có nguy cơ lây truyền bệnh.
CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 3. Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Xây dựng, phê duyệt và phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình (gọi chung là quy định) kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.
Điều 4. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
1. Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
2. Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả giám sát.
Điều 5. Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
1. Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm tại các vị trí khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh và nơi có nhiều người tiếp xúc.
2. Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
1. Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
2. Thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa phù hợp đối với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh.
3. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khám bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh.
4. Kiểm tra việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
Điều 8. Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế
1. Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.
2. Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.
3. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.
Điều 9. Quản lý và xử lý đồ vải y tế
1. Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.
2. Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.
3. Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.
4. Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.
5. Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.
6. Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh.
Điều 10. Quản lý chất thải y tế
1. Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 11. Vệ sinh môi trường bệnh viện
1. Tổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Bố trí đủ nhà vệ sinh cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
3. Thực hiện diệt chuột, côn trùng định kỳ.
4. Người làm công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có kiến thức về vệ sinh môi trường.
1. Tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật. Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phối hợp với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tại địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về an toàn thực phẩm.
Điều 13. Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật
1. Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.
2. Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.
3. Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.
Điều 14. Phòng chống dịch bệnh
1. Xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.
2. Chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư và nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh.
3. Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.
4. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Điều 15. Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TRONG CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 16. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn:
Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thiết lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:
a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh kế hoạch trở lên phải tổ chức hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch tối thiểu phải có bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc phòng kế hoạch tổng hợp, mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và có người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn làm việc toàn thời gian, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng về kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú tối thiểu phải phân công một người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
Điều 17. Tổ chức và nhiệm vụ của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
a) Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Giám đốc) quyết định thành lập.
b) Chủ tịch hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là Giám đốc.
c) Thư ký Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người được giao nhiệm vụ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
d) Các thành viên Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn là đại diện lãnh đạo các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng, trong đó tối thiểu phải có sự tham gia của lãnh đạo các phòng chức năng, khoa vi sinh/xét nghiệm, khoa dược và một số khoa lâm sàng có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao.
2. Nhiệm vụ:
a) Tư vấn cho Giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn về việc sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế trong cơ sở phù hợp với kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Tham gia giám sát, đào tạo, nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Xem xét, đánh giá và định hướng việc thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở.
Điều 18. Tổ chức và nhiệm vụ của khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
Tùy theo quy mô giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức khoa hoặc bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn.
a) Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận giám sát, khử khuẩn tiệt khuẩn, quản lý đồ vải và vệ sinh môi trường do Giám đốc quyết định, trong đó tối thiểu phải có bộ phận giám sát.
b) Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên và tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn, làm việc toàn thời gian tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn có trưởng bộ phận là người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn, có văn bản phân công phụ trách của Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nhiệm vụ:
a) Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.
b) Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương II Thông tư này.
c) Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.
d) Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.
đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.
g) Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
h) Thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.
Điều 19. Tổ chức và nhiệm vụ của mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Tổ chức:
Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn do Giám đốc quyết định thành lập và giao nhiệm vụ, gồm đại diện các khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Mỗi khoa cử ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng hoặc hộ sinh hoặc kỹ thuật y kiêm nhiệm tham gia mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia tổ chức thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa theo phân công của giám đốc và hướng dẫn kỹ thuật của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc của người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại khoa thực hiện các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Định kỳ và đột xuất báo cáo lãnh đạo khoa và trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện, tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại khoa.
Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa hoặc trưởng bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho giám đốc về kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc.
2. Quyền hạn:
a) Thực hiện quyền hạn chung của trưởng khoa.
b) Kiểm tra và yêu cầu các khoa, phòng, nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Đề xuất với giám đốc khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể có thành tích hoặc vi phạm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch không thành lập khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có nhiệm vụ và quyền hạn như trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trừ Điểm a, Khoản 2 Điều này.
4. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú, tùy theo phạm vi chuyên môn của cơ sở có nhiệm vụ triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp.
Điều 21. Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ chung của điều dưỡng trưởng khoa.
b) Giúp trưởng khoa lập kế hoạch quản lý và sử dụng trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất phục vụ kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Tham gia xây dựng hướng dẫn các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
d) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Quyền hạn:
Có quyền hạn như các điều dưỡng trưởng khoa khác và có quyền kiểm tra giám sát hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 22. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận giám sát
1. Tổ chức:
a) Bộ phận giám sát là bộ phận chuyên môn của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, có nhiệm vụ chuyên trách kiểm tra, giám sát về kiểm soát nhiễm khuẩn.
b) Bộ phận giám sát bao gồm nhân viên giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên trách có trình độ cao đẳng trở lên và tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo về giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh trở lên phải bảo đảm có 1 nhân viên giám sát chuyên trách trên mỗi 150 giường bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh phải có ít nhất 1 nhân viên giám sát chuyên trách.
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú thì nhiệm vụ giám sát do người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn quy định tại
b) Tham gia các hoạt động giám sát khác như giám sát môi trường, giám sát vi sinh, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Quyền hạn:
Có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của tất cả nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2018.
2. Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Lãnh đạo khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 150 giường bệnh kế hoạch phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 03 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường bệnh nội trú phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
3. Nhân viên thuộc bộ phận giám sát và bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 03 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.
4. Nhân viên thuộc Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 05 ngày về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2022.
5. Cán bộ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Sở Y tế phải được đào tạo tối thiểu theo chương trình đào tạo 01 tháng về kiểm soát nhiễm khuẩn trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Điều 25. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này trên toàn quốc.
2. Cục Khoa học công nghệ và đào tạo:
a) Chủ trì thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên sâu về kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc thẩm quyền.
b) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đào tạo liên tục về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.
c) Chỉ đạo các trường có đào tạo ngành học thuộc khối ngành sức khỏe đưa nội dung kiểm soát nhiễm khuẩn vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học sinh; nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên kiểm soát nhiễm khuẩn; đề xuất đầu tư cơ sở thực hành, tiền lâm sàng bảo đảm chuẩn hóa, hiện đại để nâng cao chất lượng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.
b) Phân công bộ phận và cán bộ làm đầu mối phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn của Sở Y tế. Cán bộ phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn có trình độ đại học trở lên, tốt nghiệp ngành học thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ, giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn.
c) Báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Thông tư này định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Y tế các Bộ, Ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc.
5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại cư sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, vật tư, bố trí nhân lực bảo đảm yêu cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi thực hiện xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phải có sự tham gia tư vấn của Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc người phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn.
d) Chi đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn đã được tính vào cơ cấu giá dịch vụ y tế.
đ) Bảo đảm nhân viên y tế tham gia hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
e) Xây dựng chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo, truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và các đối tượng có liên quan phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
g) Thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về kiểm soát nhiễm khuẩn.
h) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với đơn vị bên ngoài gồm giặt là đồ vải, khử khuẩn, tiệt khuẩn thiết bị, dụng cụ, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lựa chọn đơn vị có đủ tư cách pháp nhân và thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định, quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ do đơn vị bên ngoài cung cấp.
i) Thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp dựa trên kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
k) Xây dựng nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện các quy định về: giờ thăm; biện pháp cách ly; vệ sinh tay; vệ sinh cá nhân; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; vệ sinh bệnh viện và phân loại chất thải y tế.
l) Báo cáo kết quả thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo quy định.
6. Nhân viên y tế, giáo viên, học viên thực tập tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác trên người bệnh.
7. Người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định về giờ thăm, biện pháp cách ly, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bệnh viện, phân loại chất thải và các quy định kiểm soát nhiễm khuẩn khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Người mắc, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phải tuân thủ chế độ điều trị, cách ly, di chuyển hoặc ra viện theo quy định.
8. Các trường có đào tạo ngành học thuộc khối ngành sức khỏe có trách nhiệm:
a) Đưa nội dung đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn vào chương trình đào tạo cho sinh viên, học sinh.
b) Tổ chức đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho sinh viên, học sinh và đào tạo chuyên sâu cho nhân viên y tế làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo nhu cầu. Bảo đảm sinh viên, học sinh phải được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông báo 884/TB-BYT năm 2016 ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3916/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 6453/BYT-KCB năm 2017 về thực hiện Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành
- 5Chỉ thị 13/CT-BYT năm 2019 về tăng cường hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực và khoa gây mê hồi sức trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 2Thông báo 884/TB-BYT năm 2016 ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tại Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 3Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Quyết định 3916/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 6453/BYT-KCB năm 2017 về thực hiện Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành
- 6Chỉ thị 13/CT-BYT năm 2019 về tăng cường hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực và khoa gây mê hồi sức trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành
Thông tư 16/2018/TT-BYT quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 16/2018/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/07/2018
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 889 đến số 890
- Ngày hiệu lực: 01/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực