Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2012/TT-BCA | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẢI TẠO XE CƠ GIỚI TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân.
Thông tư này quy định về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới, kiểm tra chất lượng của xe cơ giới cải tạo trong Công an nhân dân.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các đơn vị thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới, kiểm tra chất lượng xe cơ giới cải tạo trong Công an nhân dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cải tạo xe cơ giới của lực lượng Công an nhân dân.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, xe ô tô sát xi, xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân.
2. Hệ thống bao gồm hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng); hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động); hệ thống treo; hệ thống lái; hệ thống phanh; hệ thống nhiên liệu.
3. Tổng thành bao gồm tổng thành động cơ, tổng thành khung, buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ.
4. Cải tạo xe cơ giới là thay đổi hệ thống, tổng thành, tính năng sử dụng của xe.
5. Thay đổi hệ thống là thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết cấu của các hệ thống nguyên thủy bằng một phần hoặc toàn bộ hệ thống khác có tính năng kỹ thuật tương đương.
6. Thay đổi tổng thành là thay đổi tổng thành nguyên thủy bằng tổng thành khác có tính năng kỹ thuật tương đương.
7. Thay đổi tính năng sử dụng là thay đổi công dụng nguyên thủy của xe cơ giới.
8. Trọng lượng toàn bộ của xe là tổng trọng lượng bản thân xe và trọng tải của xe.
9. Ô tô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.
Điều 4. Nguyên tắc cải tạo xe cơ giới
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Chỉ cải tạo xe cơ giới khi được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị cấp vụ, cục trở lên (đối với xe do cơ quan Bộ quản lý) hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (đối với xe do Công an địa phương quản lý) nhằm phục vụ yêu cầu công tác nghiệp vụ.
3. Việc cải tạo xe cơ giới phải bảo đảm đúng với thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Không được cải tạo xe cơ giới đã có thời gian sử dụng hơn 15 năm, kể từ năm sản xuất.
Điều 5. Nội dung cải tạo xe cơ giới
1. Mỗi xe cơ giới chỉ được phép cải tạo, thay đổi một trong hai tổng thành chính là động cơ hoặc tổng thành khung và không quá ba trong sáu hệ thống, tổng thành sau đây:
a) Hệ thống truyền lực;
b) Hệ thống chuyển động;
c) Hệ thống treo;
d) Hệ thống phanh;
đ) Hệ thống lái;
e) Buồng lái, thân xe hoặc thùng hàng, thùng tự đổ.
2. Trọng lượng toàn bộ của xe cơ giới sau khi cải tạo không được vượt quá trọng lượng toàn bộ của xe cơ giới trước khi cải tạo theo quy định của nhà chế tạo.
Điều 6. Trình tự thực hiện cải tạo xe cơ giới
1. Việc cải tạo xe cơ giới được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập hồ sơ thiết kế cải tạo;
b) Thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo;
c) Thi công cải tạo;
d) Kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
2. Trường hợp xe ô tô cải tạo lắp phanh phụ để dùng làm xe tập lái thì không phải lập hồ sơ thiết kế cải tạo nhưng phải thi công tại cơ sở có tư cách pháp nhân quy định tại
1. Việc thiết kế cải tạo xe cơ giới phải do cơ sở có tư cách pháp nhân và có chức năng thiết kế xe cơ giới trong hoặc ngoài ngành Công an thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thiết kế cải tạo cần bảo đảm bí mật của lực lượng Công an nhân dân trong trường hợp: Xe lắp thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị nghiệp vụ đặc chủng của lực lượng Công an nhân dân; xe chống đạn; xe chống bạo loạn; xe chở can phạm nhân hoặc các xe do Tổng cục trưởng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu phải do các cơ sở thiết kế cải tạo trong Công an nhân dân thực hiện. Trường hợp chỉ định cơ sở ngoài Công an nhân dân thiết kế cải tạo phải do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
3. Hồ sơ thiết kế cải tạo
a) Tờ trình đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản thuyết minh, gồm:
- Giới thiệu nhu cầu cải tạo;
- Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới trước và sau khi cải tạo;
- Nội dung thực hiện cải tạo và trình tự công nghệ thi công;
- Tính toán đặc tính động học, động lực học liên quan tới nội dung cải tạo;
- Tính toán kiểm nghiệm sức bền liên quan tới nội dung cải tạo;
- Những hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng xe cơ giới sau khi cải tạo;
- Kết luận.
c) Bản vẽ kỹ thuật (được trình bày theo đúng các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành) gồm:
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới trước khi cải tạo để đối chiếu;
- Bản vẽ bố trí chung của xe cơ giới sau khi thực hiện cải tạo;
- Bản vẽ lắp đặt tổng thành, hệ thống được cải tạo hoặc thay thế;
- Bản vẽ những chi tiết được cải tạo, chế tạo mới bao gồm cả hướng dẫn công nghệ và vật liệu được phép sử dụng để cải tao, thay thế.
Điều 8. Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
1. Thành phần Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Viện trưởng Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật làm Phó chủ tịch Hội đồng;
c) Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký quản lý phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt làm ủy viên thường trực;
d) Sĩ quan là kỹ sư cơ khí ô tô thuộc Phòng Hướng dẫn đăng ký quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt làm ủy viên thư ký;
đ) Sĩ quan là kỹ sư cơ khí của Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật làm ủy viên.
2. Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới được sử dụng con dấu của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt là con dấu hành chính của Hội đồng.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
a) Làm việc theo nguyên tắc tập thể, các thành viên của Hội đồng tham gia ý kiến thẩm định bằng văn bản. Đối với thiết kế cải tạo các xe quy định tại
b) Đối với các thiết kế cải tạo xe chuyên dùng phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên ngành thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới mời đại diện đơn vị sử dụng xe đó tham gia thẩm định thiết kế;
c) Định kỳ một năm, Hội đồng thẩm định thiết kế họp 01 lần để tổng kết rút kinh nghiệm.
Điều 9. Nội dung, trình tự thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
1. Nội dung thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
a) Kiểm tra tính pháp lý của cơ sở thiết kế cải tạo xe cơ giới;
b) Kiểm tra các nội dung cải tạo xe cơ giới;
c) Kiểm tra, đánh giá bản thuyết minh trong hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới;
d) Kiểm tra, đối chiếu các bản vẽ kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
2. Trình tự thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
a) Sau khi nhận đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ, Thư ký Hội đồng thẩm định chuyển hồ sơ thiết kế cho các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu, cho ý kiến thẩm định bằng văn bản. Đối với trường hợp cải tạo các xe quy định tại
b) Thư ký Hội đồng thẩm định lập biên bản tổng hợp ý kiến tham gia để các thành viên Hội đồng thẩm định ký xác nhận;
c) Kết quả thẩm định
- Trường hợp hồ sơ thiết kế cải tạo đạt yêu cầu, Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Trường hợp hồ sơ thiết kế cải tạo chưa đạt yêu cầu, Thư ký Hội đồng thẩm định thông báo cho đơn vị thiết kế cải tạo biết để chỉnh sửa. Sau khi đơn vị thiết kế cải tạo chỉnh sửa thiết kế, Thư ký Hội đồng thẩm định kiểm tra lại, lập biên bản để các thành viên Hội đồng thẩm định và đơn vị thiết kế cải tạo ký xác nhận. Hồ sơ thiết kế cải tạo đã chỉnh sửa đạt yêu cầu, Hội đồng thẩm định cải tạo xe cơ giới cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới;
d) Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới do Chủ tịch Hội đồng thẩm định ký, có giá trị trong thời hạn 01 (một) năm, trước khi giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới hết hạn 15 ngày, đơn vị thiết kế gửi công văn đề nghị Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới để được xét gia hạn;
đ) Hồ sơ thiết kế đã thẩm định được lưu lại: Đơn vị thẩm định thiết kế cải tạo; đơn vị có xe cải tạo; đơn vị thiết kế cải tạo; đơn vị thi công cải tạo xe cơ giới.
Điều 10. Thời gian thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế cải tạo hợp lệ, Hội đồng thẩm định phải trả kết quả thẩm định cho đơn vị đề nghị thẩm định thiết kế cải tạo. Trường hợp phức tạp cần phải có thời gian để nghiên cứu thẩm định thiết kế thì Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị có yêu cầu duyệt thiết kế biết, nhưng không được quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thiết kế cải tạo hợp lệ.
Điều 11. Thi công cải tạo xe cơ giới
1. Việc thi công cải tạo xe cơ giới do các cơ sở có chức năng cải tạo xe cơ giới thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các xe quy định tại
3. Xe cơ giới cải tạo phải được thi công cải tạo theo đúng thiết kế đã được thẩm định và bảo đảm các yêu cầu về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
4. Cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới phải tự kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình.
Điều 12. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo
1. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo là việc xem xét, đánh giá chất lượng xe cơ giới cải tạo theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định; kiểm tra, đánh giá xe cơ giới cải tạo theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. Kết quả của quá trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật được lập thành biên bản làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
2. Hồ sơ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo gồm:
a) Công văn đề nghị kiểm tra của cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới;
b) Biên bản nghiệm thu chất lượng xuất xưởng xe cơ giới cải tạo;
c) Bản sao đăng ký xe hoặc chứng từ nhập khẩu;
d) Bản sao các văn bản chứng nhận có cơ sở pháp lý của cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới (trường hợp cơ sở thi công lần đầu đề nghị nghiệm thu).
3. Phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chịu trách nhiệm kiểm tra và lập biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này). Biên bản do Trường Phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ và đại diện cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới ký để Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này). Giấy chứng nhận có giá trị 01 năm:
a) Biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe cơ giới cải tạo có thời hạn phù hợp thời hạn của giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới;
b) Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo lập thành 04 bản có nội dung và giá trị như nhau:
- 02 bản cấp cho đơn vị có xe cải tạo để làm thủ tục đăng ký, kiểm định;
- 01 bản lưu tại cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới;
- 01 bản lưu tại Phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.
4. Trường hợp có nhiều xe cơ giới được thi công cải tạo theo cùng một thiết kế đã được thẩm định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và lập biên bản kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo cho một xe để làm mẫu, trên cơ sở đó cho phép cơ sở thi công được tự nghiệm thu xuất xưởng các xe cơ giới còn lại theo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật của xe làm mẫu trong khoảng thời gian nhất định. Sau khi tự nghiệm thu xuất xưởng, cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới phải gửi biên bản nghiệm thu xuất xưởng và bản sao đăng ký xe hoặc chứng từ, hồ sơ xe tới Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo. Cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm của mình.
5. Trường hợp xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi cải tạo lắp phanh phụ để dùng làm xe tập lại thì đơn vị thi công cải tạo xe cơ giới có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng để Cơ quan kiểm định xe cơ giới Bộ Công an kiểm tra làm căn cứ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo cho đơn vị có xe cải tạo để làm thủ tục đăng ký, kiểm định.
Điều 13. Lệ phí cải tạo xe cơ giới
1. Đơn vị thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế cải tạo có trách nhiệm thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2012 và thay thế Quyết định số 1410/2005/QĐ-BCA(C11) ngày 05/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong lực lượng Công an nhân dân.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Viện trưởng Viện Kỹ thuật điện tử và cơ khí nghiệp vụ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến công tác cải tạo xe cơ giới.
3. Các đồng chí Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công an; Giám đốc, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
| Ban hành kèm theo Thông tư số 16/TT-BCA ngày 29/3/2012 | ||
……1……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Số:……………. | Hà Nội, ngày … tháng … năm …. | ||
TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH THIẾTKẾ CẢI TẠO XE CƠ GIỚI
Kính gửi: Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới
Căn cứ Thông tư số: 16/2012/TT-BCA ngày 29/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân;
Căn cứ (………..……………) số ………………do………………..cấp ngày……………………2…………… trình Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới hồ sơ thiết kế sau:
- Tên hồ sơ thiết kế: | (tên thiết kế) |
- Ký hiệu hồ sơ: | (Ký hiệu thiết kế) |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ CẢI TẠO
1. Xe cơ giới trước cải tạo
a) Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới: Loại phương tiện; nhãn hiệu; số loại; kích thước bao; trọng lượng bản thân; trọng lượng toàn bộ; tải trọng (hoặc số chỗ ngồi cho phép) động cơ và các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.
b) Các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật cơ bản của hệ thống, tổng thành có thay đổi trong quá trình cải tạo.
2. Nội dung cải tạo
(Nội dung và trình tự thi công cải tạo)
3. Xe cơ giới sau cải tạo
a) Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới: Loại phương tiện; nhãn hiệu; số loại; kích thước bao; trọng lượng bản thân; trọng lượng toàn bộ; tải trọng (hoặc số chỗ ngồi cho phép) động cơ và các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.
b) Các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật cơ bản của hệ thống, tổng thành có thay đổi trong quá trình cải tạo.
…………….. 2…………….đề nghị Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới xem xét thẩm định hồ sơ thiết kế nêu trên.
GIÁM ĐỐC |
____________
1 Giấy phép hoặc quyết định văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh
2 Tên đơn vị thiết kế
| Ban hành kèm theo Thông tư số 16/TT-BCA ngày 29/3/2012 | ||
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Hà Nội, ngày … tháng … năm …. | |||
GIẤY CHỨNG NHẬN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CẢI TẠO XE CƠ GIỚI
Số ……../TĐTK
- Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BCA ngày 29/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân;
- Căn cứ Tờ trình thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới số……….ngày……của…………………;
- Căn cứ hồ sơ thiết kế cải tạo ký hiệu……………….ngày………của…………………………….,
I. HỒ SƠ THIẾT KẾ CẢI TẠO CÓ NỘI DUNG
1. Xe cơ giới trước cải tạo
a) Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới: Loại phương tiện; nhãn hiện; số loại; kích thước bao; trọng lượng bản thân, trọng lượng toàn bộ; trọng tải (hoặc số chỗ ngồi cho phép) động cơ và các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.
b) Các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật cơ bản của hệ thống, tổng thành có thay đổi trong quá trình cải tạo.
2. Thực hiện cải tạo
(Nội dung và các bước thi công cải tạo)
3. Xe cơ giới sau cải tạo
a) Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới: Loại phương tiện; nhãn hiện; số loại; kích thước bao; trọng lượng bản thân; trọng lượng toàn bộ; tải trọng (hoặc số chỗ ngồi cho phép) động cơ và các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.
b) Các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật cơ bản của hệ thống, tổng thành có thay đổi trong quá trình cải tạo.
II. HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ XE CƠ GIỚI CẢI TẠO KẾT LUẬN
1. Thiết kế thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. ……...(1)…….chịu trách nhiệm về hồ sơ của xe cơ giới cải tạo trước pháp luật.
3. Cho phép tổ chức thi công sản phẩm theo đúng thiết kế cải tạo đã được thẩm định tại các đơn vị thi công cải tạo có chức năng cải tạo xe cơ giới.
4. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày………tháng………năm…….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH |
____________
(1)Tên đơn vị thiết kế cải tạo xe cơ giới
Ban hành kèm theo Thông tư số 16/TT-BCA ngày 29/3/2012 | |||
…….………(1)…………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Số: ……………………… | Hà Nội, ngày … tháng … năm …. | ||
BIÊN BẢN NGHIỆM THU XUẤT XƯỞNG
Ngày ……tháng …… năm…...,……………. (1) …………….đã tiến hành nghiệm thu xuất xưởng xe cơ giới do cơ sở cải tạo có đặc điểm sau:
1. Đặc điểm xe cơ giới trước cải tạo
a) Biển số đăng ký.
b) Nhãn hiệu, số loại.
c) Loại phương tiện.
d) Số máy.
đ) Số khung.
2. Nội dung cải tạo chính
......................... (theo nội dung thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới)………………
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đặc tính và thông số kỹ thuật trước và sau cải tạo:
STT | Thông số | Đơn vị | Trước cải tạo | Sau cải tạo |
1. | Kích thước bao Dài x Rộng x Cao | mm |
|
|
2. | Chiều dài cơ sở | mm |
|
|
3. | Vệt bánh xe Trước/ Sau | mm |
|
|
4. | Trọng lượng bản thân | kg |
|
|
5. | Tải trọng thiết kế | kg |
|
|
6. | Số chỗ ngồi (kể cả người lái)/chỗ đứng | người |
|
|
7. | Trọng lượng toàn bộ lớn nhất | kg |
|
|
8. | Kiểu động cơ |
|
| |
9. | Dung tích động cơ | cm3 |
|
|
10. | Công suất lớn nhất/số vòng quay | ml/v/ph |
|
|
11. | Cỡ lốp | Inch |
|
|
12. | Công thức bánh xe |
|
|
3. Kết luận
Xe cơ giới đã được cải tạo theo đúng:
- Thiết kế ký hiệu:............................. của……………………………………………………………..
- Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới số:……………ngày…………….của Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới.
Chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật.
Cán bộ kiểm tra chất lượng | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
____________
(1)Tên cơ sở cải tạo xe cơ giới
| Ban hành kèm theo Thông tư số 16/TT-BCA ngày 29/3/2012 | ||
TỔNG CỤC VII | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Hà Nội, ngày … tháng … năm …. | |||
BIÊN BẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI CẢI TẠO
Số: …..……../KTCL
- Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BCA ngày 29/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân;
- Căn cứ Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới số:…….. ngày…..tháng ….. năm…. của Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới;
- Căn cứ công văn số:…………………ngày………….tháng……năm…………của…………… về việc đề nghị kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật xe cơ giới cải tạo;
- Căn cứ công văn số……ngày….tháng…..năm………của ………………(1)……………về việc đề nghị kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật xe cơ giới cải tạo;
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu xuất xưởng số:….…….ngày……..tháng…….năm………….của đơn vị thi công cải tạo,
Ngày…….tháng………..năm……….. tại ……………….(1)…………………………….dưới sự chủ trì của………………………………. đã tiến hành kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo có đặc điểm sau:
- Biển số đăng ký:
- Nhãn hiệu:
- Loại xe:
- Số máy:
- Số khung:
NỘI DUNG CẢI TẠO
........................... (theo nội dung thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới)………………
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
I. THÀNH PHẦN
(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 16/2012/TT-BCA)
1. Ông………………………. Trưởng phòng Hướng dẫn công tác đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chủ trì công việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
2. Ông ……………………………………Thành viên.
3. Ông …………………………………… Thành viên.
II. NỘI DUNG
1. Đại diện cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới
Ông …………………, chức vụ ……………….. trình bày về thiết kế và báo cáo kết quả thi công cải tạo phương tiện.
2. Các thành viên đã tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ thiết kế cải tạo do Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới phê duyệt, gồm: Các văn bản có liên quan, kiểm tra các thông số, đặc tính kỹ thuật của phương tiện trước, sau khi cải tạo và thống nhất nội dung thử nghiệm. Kết quả kiểm tra các phần chính có thay đổi khi cải tạo ghi trong bản sau:
STT | Thông số | Đơn vị | Trước cải tạo | Sau cải tạo |
1. | Kích thước bao Dài x Rộng x Cao | mm |
|
|
2. | Chiều dài cơ sở | mm |
|
|
3. | Vệt bánh xe trước/sau | mm |
|
|
4. | Trọng lượng bản thân | kg |
|
|
5. | Tải trọng thiết kế | kg |
|
|
6. | Số chỗ ngồi (kể cả người lái), chỗ đứng | người |
|
|
7. | Trọng lượng toàn bộ lớn nhất | kg |
|
|
8. | Kiểu động cơ |
|
| |
9. | Dung tích động cơ | cm3 |
|
|
10. | Công suất lớn nhất/số vòng quay | ml/v/ph |
|
|
11. | Cỡ lốp | Inch |
|
|
12. | Công thức bánh xe |
|
|
Các hệ thống, tổng thành khác giữ nguyên. Nội dung chi tiết của thiết kế cải tạo trình bày trong hồ sơ thiết kế………………………………………………………………………………………………
3. Kiểm tra xe cơ giới cải tạo theo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
III. KẾT LUẬN
Căn cứ vào nội dung Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới của Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới cấp ngày ……..tháng……năm…………..; các văn bản có liên quan và kết quả kiểm tra thực tế, đại diện đơn vị kiểm tra và phát biểu, trao đổi và thống nhất kết luận;
1. Xe cơ giới ……………………….được cải tạo theo thiết kế số……………………….. do …………(1)……………….thi công đã bảo đảm đúng thiết kế cải tạo do Hội đồng thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới phê duyệt.
2. Đơn vị……………….(1)………………phải chịu trách nhiệm về chất lượng gia công cơ khí, lắp ráp các chi tiết, phụ kiện, tổng thành và phụ tùng tổng thành thay thế của xe cơ giới được cải tạo.
3. Căn cứ Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 16/2012/TT-BCA ngày 29/3/2012 quy định về việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân và căn cứ kết quả kiểm tra về chất lượng, an toàn kỹ thuật của xe cơ giới cải tạo do đơn vị ………………..(1)……………………….thi công cải tạo, cho phép đơn vị…………………..(1)………………….được tự kiểm tra chất lượng xuất xưởng các xe tiếp theo do chính đơn vị thi công theo đúng thiết kế được thẩm định ghi trong biên bản này trong thời hạn từ ngày ………….tháng………năm…….. đến ngày ….tháng..... năm……….. và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.
4. Biên bản nghiệm thu xuất xưởng đối với các xe cơ giới cải tạo này của……………………là cơ sở để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo.
Biên bản này được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Phòng Hướng dẫn công tác đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ), 01 bản giao cho cơ sở thi công cải tạo xe cơ giới.
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG | TL. CỤC TRƯỞNG CỤC CSGTĐB-ĐS TRƯỞNG PHÒNG 4 |
| Ban hành kèm theo Thông tư số 16/TT-BCA ngày 29/3/2012 | ||
TỔNG CỤC VII | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
Hà Nội, ngày … tháng … năm …. | |||
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XE CƠ GIỚI CẢI TẠO
Số: …..……../CNCL
(Dùng cho đăng ký biển số)
Chủ phương tiện: | Nơi/Năm sản xuất: |
Địa chỉ: | Nhãn hiệu, số loại: |
Biển số xe: | Số máy: |
Loại phương tiện | Số khung: |
Phương tiện cải tạo thành: | |
Đơn vị thiết kế: | Ký hiệu thiết kế: |
Giấy CN thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới: | Đơn vị thẩm định thiết kế: |
Đơn vị thi công cải tạo: | |
Địa chỉ: | |
Biên bản nghiệm thu xuất xưởng số: |
NỘI DUNG CẢI TẠO
.......................... (theo nội dung thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới)………………
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
CÁC THÔNG SỐ VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI TRƯỚNG VÀ SAU CẢI TẠO
STT | Thông số | Đơn vị | Trước cải tạo | Sau cải tạo |
1. | Kích thước bao Dài x Rộng x Cao | mm |
|
|
2. | Chiều dài cơ sở | mm |
|
|
3. | Vệt bánh xe trước/sau | mm |
|
|
4. | Trọng lượng bản thân | kg |
|
|
5. | Tải trọng thiết kế | kg |
|
|
6. | Số chỗ ngồi (kể cả người lái), chỗ đứng | người |
|
|
7. | Trọng lượng toàn bộ lớn nhất | kg |
|
|
8. | Kiểu động cơ |
|
| |
9. | Dung tích động cơ | cm3 |
|
|
10. | Công suất lớn nhất/số vòng quay | ml/v/ph |
|
|
11. | Cỡ lốp | Inch |
|
|
12. | Công thức bánh xe |
|
|
Xe cơ giới cải tạo đã được kiểm tra và thỏa mãn các chi tiêu chất lượng, an toàn kỹ thuật theo đúng thiết kế đã được thẩm định và các tiêu chuẩn quy định.
Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo có giá trị để làm thủ tục đăng ký xe.
Giấy chứng nhận này có giá trị đến hết ngày …..tháng ……năm……..
| Hà Nội, ngày …tháng…năm…… |
Thông tư 16/2012/TT-BCA quy định việc cải tạo xe cơ giới trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 16/2012/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Trần Đại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra