Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS), cụ thể như sau:
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC QUY ĐỔI, SỬ DỤNG THÀNH THẠO NGOẠI NGỮ, THÂM NIÊN ĐÀO TẠO
Điều 1. Các loại công trình khoa học quy đổi
2. Chất lượng mỗi loại công trình khoa học quy đổi nêu tại khoản 1 Điều này được tính bằng điểm quy đổi.
3. Các công trình khoa học đã công bố có nội dung trùng lặp chỉ được tính điểm quy đổi một lần. Bài đăng báo và sách phổ biến khoa học, bản tóm tắt kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết, nhận xét, đánh giá, dịch thuật không được tính là công trình khoa học quy đổi.
Điều 2. Bài báo khoa học đã được công bố
1. Bài báo khoa học đã được công bố bao gồm: bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học, báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế, kết quả ứng dụng khoa học, công nghệ.
Bài báo khoa học đã được công bố phải thể hiện rõ ý tưởng khoa học, tính thời sự của vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế (nếu có), các nội dung cần thiết, những đóng góp chính về lý thuyết và ứng dụng; phương pháp, phương tiện nghiên cứu, nguồn tư liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo.
2. Tính điểm quy đổi cho mỗi bài báo khoa học đã được công bố chủ yếu dựa vào chất lượng khoa học của chính bài báo, có tham khảo uy tín khoa học của tạp chí công bố bài báo khoa học đó. Mỗi bài báo khoa học được tính từ 0 đến 1 điểm; chỉ bài báo khoa học nào đặc biệt xuất sắc, đăng trên các tạp chí có uy tín khoa học hàng đầu ở trong nước và quốc tế mới có thể được tính đến 2 điểm.
Hội đồng Chức danh giáo sư (HĐCDGS) ngành, liên ngành đề nghị danh sách các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm, trình HĐCDGS nhà nước quyết định.
3. Báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế được chọn đăng toàn văn trong tuyển tập công trình khoa học của hội thảo, có phản biện khoa học được tính từ 0 đến 1 điểm. Nếu tuyển tập công trình khoa học được công bố ở Việt Nam thì phải có giấy phép xuất bản.
4. Kết quả ứng dụng khoa học được cấp bằng phát minh, sáng chế; giải thưởng quốc gia, quốc tế về ngành kiến trúc, nếu chưa được tính điểm ở các công trình khoa học quy đổi khác thì được tính từ 0 đến 1 điểm; trong trường hợp đặc biệt xuất sắc thì có thể được tính đến 1,5 điểm. Nếu có nhiều tác giả thì số điểm được chia đều cho các tác giả.
5. Đối với các ngành nghệ thuật, thể dục thể thao, bài báo khoa học đã được công bố được tính điểm công trình khoa học quy đổi do HĐCDGS ngành, liên ngành đề nghị và HĐCDGS nhà nước xác định cụ thể phù hợp với từng ngành.
Điều 3. Sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản
1. Sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản được tính điểm công trình khoa học quy đổi là sách đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học, tính sư phạm, đang được sử dụng để giảng dạy, giáo dục từ trình độ đại học trở lên, có nội dung phù hợp với chuyên ngành của ứng viên, đã được xuất bản và nộp lưu chiểu trước ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, bao gồm:
a) Sách chuyên khảo là kết quả nghiên cứu chuyên sâu và tương đối toàn diện về một vấn đề khoa học chuyên ngành của ứng viên, được cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) sử dụng để đào tạo từ trình độ đại học trở lên, được tính từ 0 đến 3 điểm.
b) Giáo trình là tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với chương trình GDĐH, được thủ trưởng cơ sở GDĐH duyệt, lựa chọn hoặc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt được tính từ 0 đến 2 điểm.
c) Sách tham khảo là sách được cơ sở GDĐH dùng làm sách tham khảo cho giảng viên và người học, có nội dung phù hợp với chương trình GDĐH được tính từ 0 đến 1,5 điểm.
d) Sách hướng dẫn là sách được cơ sở GDĐH dùng làm tài liệu hướng dẫn người học vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn; tài liệu hướng dẫn thực tập môn học, tài liệu thực tập theo giáo trình, thực tập trong bệnh viện, thực tập trong cơ sở sản xuất được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 1 điểm. Từ điển chuyên ngành được tính điểm như sách hướng dẫn.
2. Sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản do tập thể biên soạn thì người chủ biên (nếu có) được tính 1/5 số điểm công trình đã được tính cho cuốn sách đó, 4/5 số điểm còn lại được chia theo giá trị đóng góp của từng người tham gia viết, kể cả người chủ biên nếu trực tiếp tham gia viết sách.
Điều 4. Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu
1. Chủ nhiệm chương trình NCKH cấp nhà nước được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 1,5 điểm; phó chủ nhiệm chương trình và thư ký mỗi người được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 0,5 điểm.
2. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp nhà nước được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 1,25 điểm.
3. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp bộ hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đề tài nhánh cấp nhà nước được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 0,5 điểm.
4. Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp cơ sở được tính điểm công trình khoa học quy đổi từ 0 đến 0,25 điểm.
5. Đề tài NCKH đối với các ngành khoa học cơ bản (đề tài nghiên cứu cơ bản) được công nhận như đề tài cấp bộ để tính điều kiện cần theo quy định tại khoản 4 Điều 9 và khoản 5 Điều 10 của Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg và không được tính điểm công trình khoa học quy đổi.
2. Chỉ tính điểm công trình khoa học quy đổi cho ứng viên hướng dẫn nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Hướng dẫn một nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ được tính 1 điểm. Nếu tập thể hướng dẫn thì người hướng dẫn chính được tính 2/3 điểm, người hướng dẫn phụ được tính 1/3 điểm. Nếu có từ 2 người hướng dẫn phụ trở lên thì số điểm 1/3 được chia đều cho những người hướng dẫn phụ.
3. Hướng dẫn chính hoặc phụ học viên cao học làm luận văn thạc sĩ:
a) Trước ngày 8 tháng 6 năm 2000, các ứng viên có quyết định hướng dẫn luận văn thạc sĩ cùng với một hoặc nhiều người khác, nhưng trong quyết định không ghi rõ là hướng dẫn chính hay phụ, có thể được xem là hướng dẫn chính nếu có xác nhận là đồng hướng dẫn chính của thủ trưởng cơ sở GDĐH.
b) Từ ngày 8 tháng 6 năm 2000 đến trước ngày 5 tháng 8 năm 2008, theo Quy chế đào tạo sau đại học ban hành theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT, mỗi luận văn thạc sĩ chỉ có một người hướng dẫn. Ứng viên hướng dẫn học viên cao học làm luận văn thạc sĩ cùng với một hoặc nhiều người khác không được tính là đã hướng dẫn chính một học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
c) Từ ngày 5 tháng 8 năm 2008 trở đi, theo Quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT (khoản 1 Điều 39), học viên cao học làm luận văn thạc sĩ có tối đa 2 người hướng dẫn nên trong quyết định phải ghi rõ ứng viên là hướng dẫn chính.
4. Ứng viên thuộc ngành Y, ngành Dược đã hướng dẫn chính thành công một bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc một dược sĩ chuyên khoa cấp II được xem là đủ điều kiện như đã hướng dẫn chính thành công một luận văn thạc sĩ và cần có đủ các minh chứng như quy định tại khoản 3 của Điều này.
Điều 6. Điểm công trình khoa học quy đổi để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS
a) Có ít nhất 3 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố, trong đó có ít nhất 1,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
c) Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình và sách chuyên khảo.
a) Có ít nhất 5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 10 điểm tính từ các bài báo khoa học, trong đó có ít nhất 2,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
c) Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình và sách chuyên khảo.
Điều 7. Điểm công trình khoa học quy đổi để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS
a) Có ít nhất 1,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 3 điểm tính từ các bài báo khoa học, trong đó có ít nhất 0,75 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
a) Có ít nhất 2,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 5 điểm tính từ các bài báo khoa học, trong đó có ít nhất 1,25 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
Điều 8. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo
Báo cáo kết quả NCKH, công nghệ và đào tạo do ứng viên viết không quá 10 trang giấy khổ A4 dưới dạng một công trình khoa học tổng quan, nêu lên những ý tưởng chủ yếu và hướng nghiên cứu chính, những đóng góp và kết quả nổi bật trong NCKH, công nghệ và đào tạo. Ứng viên lựa chọn và liệt kê tối đa 5 công trình khoa học tiêu biểu nhất của bản thân.
Điều 9. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ
2. Ứng viên được công nhận là sử dụng thành thạo ngoại ngữ phải đọc hiểu được các tài liệu chuyên môn viết bằng ngoại ngữ, viết được các bài báo chuyên môn bằng ngoại ngữ và trao đổi (nghe, nói) về chuyên môn bằng ngoại ngữ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg.
3. Những trường hợp sau đây được công nhận sử dụng thành thạo ngoại ngữ:
a) Đã tốt nghiệp và được cấp bằng đại học hoặc bằng thạc sĩ ở nước ngoài, đã viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng nước ngoài, có thời hạn không quá 5 năm tính từ khi được cấp bằng đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ;
b) Đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và được cấp bằng cử nhân ngoại ngữ, thường xuyên sử dụng ngoại ngữ đó trong chuyên môn đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS;
c) Ứng viên đang giảng dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ.
4. HĐCDGS cơ sở và HĐCDGS ngành, liên ngành tổ chức đánh giá trình độ ngoại ngữ của tất cả các ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không thuộc các trường hợp quy định ở
5. Trong trường hợp cần thiết, HĐCDGS ngành, liên ngành và HĐCDGS nhà nước có thể đánh giá lại trình độ ngoại ngữ của ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thuộc diện đã được công nhận là sử dụng thành thạo ngoại ngữ quy định tại khoản 3 điều này.
HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành, liên ngành có thể mời chuyên gia về ngoại ngữ giúp xác định điều kiện sử dụng thành thạo ngoại ngữ của ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
1. Thâm niên đào tạo là thời gian làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở GDĐH tính theo năm, tháng. Mỗi năm thâm niên gồm 12 tháng.
2. Đối với ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của cơ sở GDĐH phải hoàn thành nhiệm vụ theo quy định về chế độ làm việc của giảng viên tính theo năm học tại Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng:
a) Thời gian được tính thâm niên làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên, gồm: thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp và thời gian hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, hướng dẫn học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp đại học.
b) Thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp để tính trong 1 năm thâm niên được quy đổi thành giờ chuẩn, nếu trong thời gian đó ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thực hiện đủ 120 giờ chuẩn, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS thực hiện đủ 90 giờ chuẩn thì được tính 1 năm thâm niên đào tạo. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 trở đi, ứng xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thực hiện đủ 170 giờ chuẩn.
4. Khi xác nhận thâm niên đào tạo cho giảng viên, Thủ trưởng cơ sở GDĐH phải xác nhận rõ nhiệm vụ giao cho giảng viên thuộc biên chế và giảng viên thỉnh giảng, ghi rõ tên môn học, nội dung và yêu cầu giảng dạy, định mức giờ chuẩn giảng dạy, nhiệm vụ hướng dẫn luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp đại học, nhận xét về kết quả đào tạo gắn với thâm niên đào tạo và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
5. Thời gian ứng viên làm chuyên gia giáo dục ở các cơ sở GDĐH của nước ngoài được tính thâm niên đào tạo nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của trường đại học nước ngoài, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy tại trường và có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.
HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GS, PGS, THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
Điều 11. Hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
1. Bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS.
2. Bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ của ứng viên.
3. Bằng tốt nghiệp ngoại ngữ hoặc tài liệu minh chứng sử dụng thành thạo ngoại ngữ của ứng viên theo quy định tại
4. Quyết định phong, công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh PGS, nếu ứng viên đăng kí xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS.
5. Các quyết định giao nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, học viên cao học làm luận văn thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ làm chuyên khoa cấp II và sinh viên làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp đại học.
6. Bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng chuyên khoa cấp II, bằng tốt nghiệp đại học của người học đã được cấp mà ứng viên được giao hướng dẫn.
7. Hợp đồng thỉnh giảng, bản nhận xét của thủ trưởng cơ sở GDĐH về kết quả đào tạo hoặc bản thanh lý hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên thỉnh giảng; Quyết định nghỉ hưu đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng đã nghỉ hưu.
8. Chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, gồm: Quyết định hoặc hợp đồng giao thực hiện chương trình hoặc đề tài NCKH; Biên bản nghiệm thu đề tài; Báo cáo tóm tắt thực hiện đề tài của chủ nhiệm đề tài khi nghiệm thu; Bản chụp bằng phát minh sáng chế và các tài liệu kèm theo.
9. Bằng phát minh, sáng chế và các tài liệu kèm theo.
10. Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở GDĐH nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và Quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
11. Bản báo cáo tổng quan kết quả NCKH, công nghệ và đào tạo.
12. Các bài báo khoa học đã được công bố, sách đã phục vụ đào tạo được xuất bản. Giấy chứng nhận mục đích sử dụng sách của thủ trưởng cơ sở GDĐH và biên bản thẩm định sách của Hội đồng thẩm định sách có thẩm quyền.
Chủ tịch HĐCDGS nhà nước xác định chi tiết mẫu hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
1. Mỗi bộ hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đóng thành 2 tập. Tập I gồm các tài liệu quy định từ khoản 1 đến
2. Ứng viên tự đánh giá chất lượng khoa học các bài báo khoa học đã được công bố, sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản và xếp theo trật tự từ cao xuống thấp và theo từng loại công trình, không xếp theo thứ tự thời gian.
3. Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được làm thành 3 bộ như nhau, in trên giấy khổ A4, đóng bìa, có mục lục và đánh số trang. Ngoài bìa mỗi bộ hồ sơ và bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải ghi rõ ngành, chuyên ngành, tên HĐCDGS đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS.
4. Ứng viên phải chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác của hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và các văn bản sao chụp. Khi cần thiết, HĐCDGS nhà nước, HĐCDGS ngành, liên ngành, HĐCDGS cơ sở có thể yêu cầu ứng viên nộp bản chính hoặc tài liệu gốc các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS để đối chiếu.
Điều 13. Nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
1. Mỗi ứng viên nộp một bản đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS kèm 2 ảnh 4 x 6; riêng ứng viên thuộc các cơ sở GDĐH không tổ chức HĐCDGS cơ sở và ứng viên là giảng viên thỉnh giảng nộp kèm theo một bì thư dán sẵn tem và ghi đầy đủ địa chỉ của ứng viên ở phần người nhận và đơn đề nghị được xét tại HĐCDGS cơ sở nào. Các tài liệu, văn bản trên nộp tại Văn phòng HĐCDGS nhà nước trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ 14 ngày.
2. Ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của cơ sở GDĐH nộp 03 bộ hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS tại HĐCDGS cơ sở của đơn vị mình theo đúng thời hạn đã quy định.
3. Ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của cơ sở GDĐH không tổ chức HĐCDGS cơ sở và ứng viên là giảng viên thỉnh giảng nộp 03 bộ hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS tại HĐCDGS cơ sở do Thường trực HĐCDGS nhà nước giới thiệu đến theo đúng thời hạn quy định.
Điều 14. Người thẩm định hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
1. Người được chọn cử tham gia thẩm định hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải là GS, PGS có cùng ngành chuyên môn với ứng viên và có đủ tiêu chuẩn theo quy định của HĐCDGS nhà nước.
Ứng viên có thể đề xuất người thẩm định hồ sơ có chuyên ngành khoa học phù hợp với chuyên ngành của mình để HĐCDGS xem xét, chọn cử.
2. HĐCDGS có thể mời GS, PGS là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc GS, PGS là người nước ngoài am hiểu lĩnh vực chuyên môn của ứng viên, có uy tín khoa học cao và phẩm chất tốt để thẩm định toàn phần hoặc từng phần mà các GS, PGS đó có điều kiện tham gia.
3. Việc chọn cử GS, PGS tham gia thẩm định hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS phải được giữ bí mật. Các GS, PGS được phân công thẩm định hồ sơ phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, giữ bí mật nội dung nhiệm vụ đang thực hiện trong suốt quá trình tham gia xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
1. Chủ tịch HĐCDGS cơ sở chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, tổ chức kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của các văn bản, giấy tờ, số liệu trong hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS nộp tại HĐCDGS cơ sở.
2. Hồ sơ của ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và các tài liệu có liên quan phải được HĐCDGS nhà nước, HĐCDGS ngành, liên ngành, HĐCDGS cơ sở lưu giữ, bảo quản an toàn, thuận tiện cho việc tìm hiểu, xem xét và thẩm định trong suốt quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
3. Tổng thư ký HĐCDGS nhà nước tổ chức quản lý và lưu giữ hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại Văn phòng HĐCDGS nhà nước.
Điều 16. Báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại HĐCDGS cơ sở
Báo cáo kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và hồ sơ của các ứng viên do HĐCDGS nhà nước giới thiệu xét tại các HĐCDGS cơ sở được gửi trực tiếp về Văn phòng HĐCDGS nhà nước.
2. Hồ sơ báo cáo kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của HĐCDGS cơ sở gồm:
b) Danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS cơ sở;
c) Phiếu thẩm định của các GS, PGS đối với từng ứng viên;
d) Bản trích ngang các tiêu chuẩn của ứng viên;
đ) 03 bộ hồ sơ của ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS cơ sở;
e) Biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu của HĐCDGS cơ sở;
g) Biên bản chi tiết các cuộc họp của HĐCDGS cơ sở.
Điều 17. Báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại HĐCGS ngành, liên ngành
1. Chủ tịch HĐCDGS ngành, liên ngành có trách nhiệm công bố công khai kết quả xét công nhận đạt và không đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS ngành, liên ngành ít nhất 7 ngày trước khi báo cáo kết quả lên HĐCDGS nhà nước.
2. Hồ sơ báo cáo kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn và không đạt tiêu chuẩn chức danh lên HĐCDGS nhà nước, gồm:
b) Danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS ngành, liên ngành;
c) Phiếu thẩm định hồ sơ của các GS, PGS đối với từng ứng viên;
d) Bản trích ngang các tiêu chuẩn của các ứng viên;
đ) 03 bộ hồ sơ của các ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐCDGS ngành, liên ngành;
e) Biên bản kiểm phiếu và phiếu bầu của HĐCDGS ngành, liên ngành;
g) Biên bản chi tiết các cuộc họp của HĐCDGS ngành, liên ngành.
Điều 18. Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
1. HĐCDGS nhà nước tổ chức thẩm định kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các HĐCDGS ngành, liên ngành. Căn cứ kết quả thẩm định, Chủ tịch HĐCDGS nhà nước ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho các ứng viên.
2. HĐCDGS cơ sở, HĐCDGS ngành, liên ngành không bảo lưu kết quả xét công nhận đạt từng phần hoặc toàn phần tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS của ứng viên cho năm sau nếu trong đợt xét năm đó ứng viên chưa được HĐCDGS nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS.
1. Những người đã được Chủ tich HĐCDGS nhà nước quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS, nếu bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc vi phạm các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
2. Những người đã được phong học hàm GS, PGS hoặc đã được công nhận chức danh GS, PGS trước ngày Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, nếu bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong, công nhận hoặc hoặc vi phạm các quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì bị tước bỏ chức danh GS, PGS.
3. HĐCDGS nhà nước sử dụng hình thức bỏ phiếu kín để quyết nghị việc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tước bỏ chức danh GS, PGS. Nghị quyết của HĐCDGS nhà nước chỉ có giá trị khi được từ 2/3 tổng số thành viên trở lên của Hội đồng bỏ phiếu tán thành.
BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ
Điều 20. Xác định nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ sở GDĐH; căn cứ nghị quyết của Hội đồng trường, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở GDĐH; căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về cơ cấu đội ngũ giảng viên trong các cơ sở GDĐH, thủ trưởng cơ sở GDĐH xác định nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thông báo công khai số lượng GS, PGS ở các ngành, chuyên ngành cần bổ nhiệm;
Điều 21. Hồ sơ đăng ký bổ nhiệm chức danh GS, PGS
1. Bản đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS;
2. Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS do Chủ tịch HĐCDGS nhà nước cấp;
3. Quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS do người đứng đầu cơ sở GDĐH ở nước ngoài hoặc cấp có thẩm quyền ở nước ngoài cấp đối với nhà giáo đã được bổ nhiệm làm GS hoặc PGS tại cơ sở GDĐH ở nước ngoài;
4. Các văn bản, giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của cơ sở GDĐH.
Điều 22. Xét và đề nghị bổ nhiệm chức danh GS, PGS
1. Nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hoặc đã được bổ nhiệm làm GS, PGS tại một cơ sở GDĐH nước ngoài có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS có thể nộp hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại một cơ sở GDĐH.
5. Trường hợp bổ nhiệm chức danh GS, PGS đối với ứng viên từ nơi khác chuyển đến, cơ sở GDĐH phải hoàn thiện quy trình thuyên chuyển, điều động hoặc tuyển dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 23. Miễn nhiệm chức danh GS, PGS
1. Những người đã bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, bị tước bỏ học hàm hoặc chức danh GS, PGS thì đương nhiên bị miễn nhiệm chức danh GS, PGS trong các cơ sở GDĐH.
Trình tự miễn nhiệm chức danh GS, PGS thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 24. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo về xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thủ trưởng cơ sở GDĐH, thủ trưởng cơ quan chủ quản của cơ sở GDĐH có thẩm quyền quản lý nhà giáo, HĐCDGS nhà nước phối hợp chặt chẽ với Thanh tra và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức hữu quan khác để giải quyết kiếu nại, tố cáo.
2. Việc tổ chức họp lại để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, bỏ phiếu tín nhiệm lại cho ứng viên chỉ thực hiện khi có kết luận khẳng định bằng văn bản của HĐCDGS nhà nước là quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đã vi phạm các quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 9 năm 2009.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan chủ quản cơ sở GDĐH có thẩm quyền quản lý nhà giáo, Chủ tịch HĐCDGS nhà nước, Thủ trưởng cơ sở GDĐH chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 10398/VPCP-KGVX cho phép công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2826/QĐ-BQP năm 2010 về hỗ trợ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy trong các học viện, trường quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Thông báo 84/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đợt năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 30/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 16/2009/TT-BGDĐT hướng dẫn xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT về Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 174/2008/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 10398/VPCP-KGVX cho phép công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2826/QĐ-BQP năm 2010 về hỗ trợ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy trong các học viện, trường quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Thông báo 84/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư đợt năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 16/2009/TT-BGDĐT về việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 16/2009/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2009
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 387 đến số 388
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra