Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 15-NV | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 1963 |
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÁC CÔNG TÁC DO BỘ NỘI VỤ CHỈ ĐẠO Ở ĐỊA PHƯƠNG
Kính gửi: Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Nội vụ được Hội đồng Chính phủ giao những nhiệm vụ công tác khác nhau: Tổ chức cán bộ, biên chế, chính quyền địa phương, tuyển cử, địa giới hành chính, thương binh, Việt kiều, hộ tịch, cứu tế xã hội, quản lý nhà đất, v.v… Để thực hiện tất cả các công tác nói trên ở địa phương cácỦy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã đặt ra nhiều tổ chức riêng biệt, trực thuộc nhiều nơi: Phòng tổ chức cán bộ, Phòng dân chính, Sở (hoặc phòng) quản lý nhà đất, Trường hành chính và một số bộ phận khác, cho nên sự chỉ đạo công tác củaỦy ban hành chính cũng như của Bộ Nội vụ gặp nhiều khó khăn vì thiếu tập trung, thống nhất.
Trong dịp cải tiến tổ chức ở địa phương lần nay, Bộ Nội vụ đề nghị với cácỦy ban hành chính nên đưa các công tác do Bộ Nội vụ chỉ đạo ở khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vào một mối thống nhất, vào một tổ chức lấy tên là Ban Tổ chức và Dânchính.
I. NHIỆM VỤ CỦA BAN TỔ CHỨC VÀ DÂN CHÍNH
Ban Tổ chức và Dân chính trực thuộc Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính trong việc chỉ đạo thực hiện các công tác như sau:
- Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước ở địa phương cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá trong từng giai đoạn;
- Phân nhiệm, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp ở địa phương;
- Xây dựng và sửa đổi chế độ công tác (điều lệ tổ chức, nội quy công tác, v.v…), chế độ hội họp, học tập;
- Nghiên cứu việc điều chỉnh địa giới của các đơn vị hành chính cho phù hợp với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương;
- Tổ chức phục vụ cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp; đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Kiện toàn tổ chức chính quyền xã, thị trấn;
- Huấn luyện cácủy viên Ủy ban hành chính xã, thị trấn, các cán bộ văn phòngỦy ban hành chính và tổ chức hội nghị bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, khu phố, thành phố trực thuộc tỉnh, xã, thị trấn;
- Quản lý và phân bố biên chế hành chính sự nghiệp cho các ngành, huyện, thị xã, khu phố, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Quản lý công tác cán bộ theo chế độ phân cấp quản lý cán bộ hiện nay của Đảng và Nhà nước;
- Thi hành các chính sách hưu trí, tiền tuất; thôi việc vì mất sức lao động đối với công nhân, viên chức;
- Thi hành các chính sách đối với cán bộ xã, thị trấn;
- Thi hành các chính sách, chế độ đối với thương binh, liệt sĩ, quân nhân phục viên, Việt kiều về nước, đồng bào miền Nam tập kết, v.v…;
- Hướng dẫn thi hành các chính sách, thể lệ về hộ tịch, về lập hội;
- Thi hành các chính sách cứu tế và xã hội (thiên tai, hoả hoạn, mồ côi…);
- Quản lý nhà, đất.
Trưởng ban Tổ chức và Dân chính có thể đượcỦy ban hành chínhủy quyền:
a) Thừa lệnhỦy ban hành chính ký công văn hướng dẫn các ngành và huyện, thị xã, khu phố, thành phố trực thuộc tỉnh thực hiện các chính sách, thể lệ, chế độ đã ban hành có liên quan đến các công tác chuyên môn của Ban.
Đôn đốc các ngành và Ủyban hành chính huyện, thị xã, khu phố, thành phố trực thuộc tỉnh, thực hiện các chủ trương, chính sách và các mặt công tác thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban.
c) Triệu tập và chủ trì hội họp với cán bộ của các ngành và huyện, thị xã, khu phố, thành phố trực thuộc tỉnh chuyên trách làm công tác tổ chức, dân chính để đặt kế hoạch, biện pháp thực hiện các mặt công tác trong phạm vi trách nhiệm của Ban.
d) Tổng hợp các loại thống kê và làm các loại báo cáo theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
1. Ban Tổ chức và Dân chính không tổ chức thành Phòng trong Ban. Trưởng và phó ban trực tiếp làm việc với cán bộ trong Ban.
2. Công tác của Ban tuy bao gồm nhiều mặt, nhưng có thể hình thành hai khối công tác:
- Khối một bao gồm các công tác: Tổ chức; cán bộ, biên chế, tiền lương (nếu đượcỦy ban hành chínhủy nhiệm) tuyển cử, huấn luyện, địa giới hành chính, chính quyền huyện, xã, thị trấn;
- Khối hai bao gồm các công tác: Đăng ký hộ tịch, lập hội, hưu trí, tiền tuất, nghỉ việc vì mất sức lao động, thương binh, liệt sĩ, việt kiều, miền Nam, cứu tế và xã hội, quản lý nhà đất, v.v…
Tuỳ khối lượng công tác từng nơi. Ban có thể lấy khối làm tổ công tác, hoặc chia khối ra thành 2, 3 tổ công tác.
3. Các cán bộ của Ban Tổ chức và Dân chính được phân công vừa phụ trách chuyên đề (Tổ chức, biên chế, bầu cử, hưu trí, v.v…), vừa theo dõi đơn vị (Ty, Sở, huyện, thị xã v.v…)
Phụ trách chuyên đề là nắm chắc các chủ trương, chính sách, thể lệ, chế độ của Đảng, Nhà nước, nghiên cứu đề xuất ý kiến với lãnh đạo về biện pháp thi hành các chính sách, thể lệ, chế độ ấy; tổng hợp tình hình thực hiện chuyên đề mình phụ trách. Phụ trách đơn vị là nắm tình hình, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị mình phụ trách về các mặt công tác đã quy định.
4.Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định số biên chế thích đáng để Ban Tổ chức và Dân chính có thể bảo đảm được trách nhiệm, khối lượng, chất lượng công tác của Ban.
III. PHÂN CÔNG PHỤ TRÁCH TRONG BAN VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁN BỘ TRONG BAN
1. Ban Tổ chức và Dân chính do một trưởng ban phụ trách, có một hoặc hai phó ban giúp việc. Trưởng ban chịu trách nhiệm trướcỦy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo chung các mặt công tác của Ban. Các phó ban giúp trưởng banủy nhiệm trực tiếp chỉ đạo từng phần công tác của Ban.
2. Phạm vi công tác tổ chức, dân chính rất rộng, có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước ở địa phương, cho nên cần chú trọng tăng cường cán bộ có chất lượng cho Ban Tổ chức Dân chính, cụ thể:
- Cần chọn và phân công trưởng, phó ban có trình độ chính trị, năng lực công tác tương đương trưởng, phó Ty (hoặc Sở), thạo công tác tổ chức, dân chính và được công nhân, viên chức tín nhiệm;
- Cần bổ sung cho Ban Tổ chức và Dân chính những cán bộ có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, hiểu biết chủ trương, chính sách, tình hình địa phương, có đạo đức và tác phong công tác tốt.
3. Bộ Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm trưởng, phó ban theo đề nghị củaỦy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Nội vụ cũng quyết định các việc thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với trưởng, phó ban theo đề nghị củaỦy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Để ổn định và tạo điều kiện cho cán bộ đi sâu vào nghiệp vụ và có thể tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác, Bộ Nội vụ đề nghịỦy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu không thật cần thiết, không thay cán bộ của Ban Tổ chức và Dân chính.
1. Công tác quản lý nhà đất nên thống nhất đặt vào Ban Tổ chức và Dân chính. Riêng hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng có thể giữ vai trò tổ chức quản lý nhà đất hiện nay;Ủy ban hành chính thành phố sẽ bàn với Bộ để sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý này cho thích hợp hơn.
2. Về xếp lương cho cán bộ, công nhân, viên chức thì cơ quan nào giúp Ủy ban hành chính quản lý phần nào, có trách nhiệm sắp xếp lương phần ấy. Thí dụ: Ban Tổ chức và Dân chính giúp Ủy ban hành chính quản lý cán bộ, viên chức tài chính thì cũng giúp Ủy ban hành chính sắp xếp lương cho cán bộ viên chức; Ty (hoặc Phòng) Lao động giúp Ủy ban hành chính quản lý công nhân thì sắp xếp lương cho công nhân.
3. Ở nơi nào thấy cần duy trì hai phòng như cũ (phòng Tổ chức và phòng Dân chính) thì có thể để nguyên và cho Bộ biết ý kiến.
Căn cứ thông tư này, Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định tạm thời thành lập Ban Tổ chức và Dân chính, đề cử phụ trách trưởng, phó ban, đồng thời đề nghị lên Bộ danh sách trưởng, phó ban để Bộ làm thủ tục cần thiết.
Khi nghiên cứu để thực hiện chủ trương thống nhất tổ chức, nếu Ủy ban thấy có ý kiến gì khác, xin báo cáo sớm về Bộ nghiên cứu thêm.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Thông tư 15-NV năm 1963 về việc chấn chỉnh tổ chức bộ máy làm các công tác do Bộ Nội vụ chỉ đạo ở địa phương Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 15-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/06/1963
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Ung Văn Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra