Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15-LB/NH/TC

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 1962

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIỀN MẶT CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG CƠ BẢN

Chấp hành Nghị định số 15-CP ngày 31-05-1960 và thông tư số 217-KH ngày 13-06-1960 của Ngân hàng Nhà nước quy định những nguyên tắc về quản lý tiền mặt và Nghị định số 64-CP ngày 19-11-1960 ban hành điều lệ về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính hướng dẫn những điểm cụ thể dưới đây để các cấp Ngân hàng thi hành, nhằm:

- Quản lý vốn kiến thiết cơ bản chặt chẽ.

- Đảm bảo việc sử dụng vốn một cách hợp lý, đúng đắn.

- Sử dụng tiền mặt hợp lý và tiết kiệm, góp phần vào việc nâng cao hạch toán kinh tế, hạ giá thành công trình xây dựng.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Các cấp Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kiến thiết có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các công trường xây dựng cơ bản, không phân biệt công trình dài hạn hay ngắn hạn, trên hạn ngạch hay dưới hạn ngạch, chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ biện pháp và thủ tục quản lý tiền mặt của Nhà nước đã ban hành.

Trong việc cấp phát vốn cũng như cấp phát tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kiến thiết cần phối hợp chặt chẽ để việc cấp phát cho các công trường được kịp thời, đúng kế hoạch, không làm chậm trễ ảnh hưởng đến tốc độc xây dựng công trình.

II. XÂY DỰNG VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH

Hàng tháng, hàng quý các đơn vị có tài khoản cấp phát và tiền gửi ở Ngân hàng Kiến thiết đều phải lập kế hoạch chỉ tiền mặt (2 bản) của tháng sau, quý sau gửi đến Chi hàng Kiến thiết (hoặc Chi điếm hay Phòng cấp phát trong Ty Tài chính) vào ngày 18 (kế hoạch tháng) và ngày 15 tháng cuối quý trước (kế hoạch quý) để xét duyệt và tổng hợp.

Sau khi xét duyệt và tổng hợp, chi hàng (hay chi điếm) Ngân hàng kiến thiết hoặc phòng cấp phát trong Ty Tài chính phải gửi kế hoạch tổng hợp cho Ngân hàng Nhà nước địa phương mình vào ngày 22 (kế hoạch tháng) và ngày 19 tháng cuối quý trước (kế hoạch quý) có kèm theo kế hoạch tiền mặt của các đơn vị trọng điểm và của các đơn vị mà mức tiền mặt chi hàng tháng trên 10.000đ để Ngân hàng Nhà nước dựa vào đó mà lập kế hoạch tiền mặt và làm căn cứ theo dõi trong quá trình cấp phát. Chi nhánh trung tâm khi nhận được kế hoạch chi hàng gửi tới thì giữ bản kế hoạch tổng hợp còn các bản chi tiết phải gửi ngay cho các chi nhánh nghiệp vụ, chi điếm quản lý các đơn vị công trường đó.

Đối với những đơn vị ở xa Ngân hàng kiến thiết và gần chi điếm Ngân hàng Nhà nước thì từng tuần kỳ 10 ngày.Chi hàng hoặc chi điếm hay phòng cấp phát trong Ty Tài chính sẽ chuyển phần chi bằng tiền mặt của những đơn vị này về chi điếm Ngân hàng Nhà nước kèm theo kế hoạch chỉ chi tiết từng khoản để chi điếm Ngân hàng dựa vào đó mà cấp phát dần cho đơn vị (điểm này nói rõ ở mục V).

III. CHẤP HÀNH KẾ HOẠCH TIỀN MẶT

Các đơn vị căn cứ vào nhu cầu thực tế chi tiêu của mình mà xin lĩnh tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước sẽ căn cứ vào kế hoạch tiền mặt và lịch rút tiền đã quy định cho các đơn vị mà cấp phát (Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kiến thiết địa phương sẽ cùng thỏa thuận quy định lịch rút tiền này cho thích hợp).

Trong quá trình cấp phát tiền mặt, nếu thấy khoản nào có thể chi chuyển khoản thi Ngân hàng Nhà nước đề nghị đơn vị chi chuyển khoản.

Trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch hoặc phải xin lĩnh tiền mặt trước ngày xin rút trong kế hoạch (gọi tắt là lịch rút tiền) thì đơn vị phải làm bản đề nghị nói rõ lý do gửi đến Chi hàng hoặc Chi điếm hay Phòng Cấp phát trong Ty Tài chính, 3 ngày trước để tham gia ý kiến. Chi hàng hoặc Chi điếm hay Phòng Cấp phát trong Ty Tài chính sẽ chuyển đề nghị này cho Ngân hàng Nhà nước địa phương. Nếu việc điều chỉnh kế hoạch hay lĩnh tiền trước lịch có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lưu thông tiền tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giải quyết cho chi dần bằng tiền mặt hoặc chi bằng chuyển khoản hoặc tạm hoãn chi đến một ngày khác.

Tất thảy các khoản tiền mặt mà đơn vị lĩnh ở Ngân hàng Nhà nước về đều phải nhập vào quỹ. Riêng khoản lương sau 3 ngày không chi hết thì phải nộp trả lại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước ghi vào tài khoản của Ngân hàng Kiến thiết để giảm cấp phát. Tuyệt đối cấm các đơn vị không được dùng khoản lương phát thừa để chi vào việc khác.

Công trường nào có các khoản thu bằng tiền mặt do bán phế phẩm, phế liệu hoặc các khoản tiền do đổi séc mua gạo cho quản lý, các khoản thu hồi tạm ứng, v.v… đều bắt buộc phải nộp vào Ngân hàng Nhà nước (tài khoản 16-05 của Ngân hàng Kiến thiết) không được giữ lại để chi tiêu ngoài kế hoạch hay gửi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị (18-03) tại Ngân hàng Nhà nước để rút ra chi dần. Trường hợp khoản tiền thu được quá ít (dưới 100đ), có thể giữ lại quỹ một đến hai ngày. Số tiền thu được trên 100đ phải nộp Ngân hàng ngay trong ngày.

IV. MỨC TỒN QUỸ

Ngân hàng Nhà nước cùng với Ngân hàng kiến thiết địa phương và đơn vị công trường bàn bạc và quy định mức tồn quỹ cho từng đơn vị. Mức tồn quỹ này là một khoản tiền tối thiếu để chi tiêu lặt vặt trong khi chưa lĩnh tiền kịp ở Ngân hàng (không kể chi lương, phụ cấp lương, nguyên vật liệu và trả công vận chuyển).

Nếu đơn vị ở miền núi cách xa Ngân hàng thì tùy điều kiện xa gần để đặt lịch rút tiền và mức tồn quỹ cho thích hợp, tránh gây khó khăn cho đơn vị nhưng cũng tránh tình trạng ứ đọng tiền mặt.

V. CHUYỂN TIỀN VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐƯỢC CẤP

Nếu đơn vị công trường ở xa Ngân hàng Kiến thiết, ở gần Chi điếm Ngân hàng Nhà nước thì Chi hàng (hoặc chi điếm hay Phòng cấp phát trong Ty Tài chính) không trực tiếp cấp phát từng món một mà sẽ chuyển tiền xuống Chi điếm Ngân hàng Nhà nước để cấp phát cho đơn vị được sát và kịp thời.

Số tiền này sẽ ghi vào tài khoản 18-03 đứng tên đơn vị được hưởng và rút ra chỉ tiêu dần theo lịch quy định giữa đơn vị với Chi điếm Ngân hàng. Các khoản tiền do Ngân hàng kiến thiết chuyển về cho các chi điếm Ngân hàng Nhà nước để cấp phát đều phải kèm theo kế hoạch chỉ tiền mặt (có thể cả phần chi chuyển khoản). Nội dung kế hoạch gồm các khoản: lương và phụ cấp lương nhân lực, hành chính quản trị và chi về kiến thiết cơ bản khác (nếu xét thấy cần).

Nếu không có kế hoạch chi tiền mặt kèm theo thì chi nhánh Ngân hàng Nhà nước sẽ không chuyển tiền về cho các chi điếm Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng kiến thiết sẽ chuyển tiền cho chi điếm Ngân hàng Nhà nước từng tuần kỳ 10 ngày một. Cách một tuần kỳ mà đơn vị không có báo cáo số dư tài khoản 18-03 có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước thì Ngân hàng Kiến thiết sẽ đình không chuyển tiền nữa. Cụ thể là muốn được chuyển tiền để chi trong tuần kỳ 3 thì phải có báo cáo của tuần kỳ 1.

VI. THEO DÕI VIỆC CHẤP HÀNH THỂ LỆ QUẢN LÝ TIỀN MẶT

Chi hàng (hoặc chi điếm hay Phòng cấp phát trong Ty Tài chính) có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên việc chấp hành thể lệ quản lý tiền mặt của các đơn vị. Nếu thấy đơn vị nào không chấp hành thì phải kiến nghị và có biện pháp giải quyết đối với đơn vị đó.

Chi nhánh, Chi điếm Ngân hàng Nhà nước trực tiếp cấp phát tiền mặt có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành thể lệ quản lý tiền mặt ở các đơn vị xây dựng cơ bản. Nếu thấy có sai sót thì góp ý kiến cho công trường sửa chữa đồng thời báo cho chi hàng (hoặc chi điếm hay Phòng cấp phát trong Ty Tài chính) biết để có biện pháp bổ cứu.

Trường hợp thấy một đơn vị nào vi phạm thể lệ quản lý tiền mặt nghiêm trọng thì phải báo cáo với Ủy ban hành chính địa phương và đề nghị áp dụng điều khoản về kỷ luật nói trong Nghị định số 15-CP đối với đơn vị đó đồng thời báo cho Chi hàng biết để thấy rõ thiếu sót của mình.

Để chấp hành tốt thông tư này, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Kiến thiết ở các địa phương phối hợp phổ biến luật kỹ tinh thần thông tư cho các công trường xây dựng cơ bản và có biện pháp cụ thể để thi hành. Các điều quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bính

Q. TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM





Tạ Hoàng Cơ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 15-LB/NH/TC năm 1962 quy định biện pháp quản lý tiền mặt các công trường xây dựng cơ bản do Ngân Hàng Nhà Nước- Bộ Tài Chính ban hành.

  • Số hiệu: 15-LB/NH/TC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 07/06/1962
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
  • Người ký: Tạ Hoàng Cơ, Trịnh Văn Bính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 24
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản