Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG
******

VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1457-LĐ/NC

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 1975

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THÊM VIỆC CẤP THẺ LAO ĐỘNG

Căn cứ nghị định số 97-CP ngày 2-5-1974 của Hội đồng Chính phủ và thông tư số 04-LĐ/TT ngày 15-2-1975 của Bộ Lao động về đăng ký, làm sổ và làm thẻ lao động, Bộ hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm về cấp thẻ lao động cho công nhân, viên chức Nhà nước và nhân dân nội thành, nội thị.

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Thẻ lao động cấp cho những người công nhân có sức lao động đang thực sự làm việc phục vụ lợi ích của xã hội. Không cấp thẻ lao động cho người chây lười trốn tránh nghĩa vụ lao động làm ăn phi pháp.

Thông qua thẻ lao động khuyến khích mọi người hăng hái lao động sản xuất và phục vụ xã hội, trên cơ sở đó thực hiện một cách công bằng hợp lý chính sách phân phối lương thục, thục phẩm và những quyền lợi khác trên nguyên tắc phân phối theo lao động ; góp phần tăng cường quản lý lao động, củng cố trật tự trị an xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP THẺ LAO ĐỘNG

Người lao động có ích cho xã hội là những người làm việc theo đúng luật lệ chế độ cùa Nhà nước, thực sự phục vụ lợi ích của xã hội: cán bộ, công nhân viên chức, xã viên hợp tác xã, những người sản xuất và phục vụ trong các tổ chức tập thể có đăng ký kinh doanh và lao động cá thể được chính quyền cơ sở cho phép, bao gồm :

-Công nhân viên chức nhà nước thuộc lực lượng lâu dài, người làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạng từ 3 tháng trở lên kể cả giáo viên mẫu giáo, vỡ lòng dân lập;

- Xã viên hợp tác xã tiểu, tiểu thủ công nghiệp, tổ viên hợp tác xã sản xuất,phục vụ có tên trong danh sách của đơn vị và những người lao động cá thể được phép đăng ký sản xuất kinh doanh;

-Học sinh các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dậy nghề, trường bổ túc văn hoá tập trung, trường phồ thông lao động, trường vừa học vừa làm, trường đảng, đoàn thẻ… theo hệ tập trung dài hạn (trên 6 tháng) do trung ương hoặc địa phương quản lý

- Lao động cá thể khác làm những công việc có ích cho xã ( bổ củi thuê, giữ trẻ tư, gánh nước thuê, cắt cỏ…) vào những người lao động nội trợ do hoàn cảnh neo đơn, hoặc điều kiện sức khẻo kém, thực sự chỉ làm những việc thổi cơm, trông non con cháu…để chồng, con, cha, mẹ…an tâm đi sản xuất, công tác trong khu vực Nhà nước, khu tập thể, nhưng tuyệt đối không được lợi dụng để làm những công việc không chính đáng…mà được nhân dân, chính quyền cơ sở xét và xác nhận cụ thể thì cũng coi là lao động phục vụ xã hội.

Những đối tượng trên còn phải có các điều kiện sau đây mới được xét cấp thẻ lao động :

- Đã đăng ký lao động, có tờ khai đăng ký lao động tại chính quyền cơ sở hoặc cơ quan, xí nghiệp, trường học,v.v…;

- Có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký lưu trú ( nếu là công nhân viên chức đã cắt hộ khẩu nơi cũ) từ 3 tháng trở lên tại địa phương nơi cấp thẻ;

- Có giấy chứng minh hoặc căn cước ;

- Nếu là xã viên hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp, tổ hợp tác sản xuất phục vụ, người làm hợp đồng, người làm ăn cá thể phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc bản hợp đồng lao động, kèm danh sách cụ thể được cơ quan quản lý cấp huyện xác nhận ;

- Lao động khác và nội trợ gia đình phải có giấy xác nhận và danh sách đề nghị của chính quyền cơ sở.

Riêng việc có cấp thẻ lao động cho những người làm nghề tôn giáo chuyên nghiệp và nhân sỉ hay không ? Bộ làm việc thêm với Mặt trận Tổ quốc và sẽ có hướng dẫn sau.

Người chưa được phép cấp thẻ lao động bao gồm :

Những người đang bị tù ngồi, đang tập trung cải tạo, người làm việc phi pháp ( buôn gian, bán lậu) cán bộ, công nhân viên học sinh tốt nghiệp các trường đào tạo không chịu sự phân công của Nhà nước theo phần III … điểm 1 và 2 trong quyết định số 201-CP ngày 30-8-1974 của Hội đồng Chính phủ ( trừ những cán bộ và học sinh chờ sắp xếp công tác), quân nhân đào ngũ, công nhân viên chức đã tự ý bỏ việc.

III NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC CẤP THẺ LAO ĐỘNG

Để cấp thẻ đúng đối tượng, không trùng, không sót, việc cấp thẻ lao động phải đảm bảo các nguyên tắc và thủ tục sau đây :

- Người được địa phương và đơn vị cử đi nhận thẻ phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị và mang theo giấy chứng minh hoặc căn cước. Đơn vị nhận thẻ phải đảm bảo việc vận chuyển, bảo quản thẻ lao động theo nguyên tắc bảo vệ tài liệu của Nhà nước, không để hư hoảng, mất mát.

Đơn vị phải chọn người tin cậy, viết thư cho tốt, rõ ràng để viết thẻ lao động, người viết thẻ phải viết đúng nội dung, bằng loại nục ( tím, xanh) đậm, lâu phai, không được tẩy xoá sửa chữa.

Khi viết thẻ phải đối chiếu danh sách đã duyệt cấp thẻ với hộ khẩu, giấy chứng minh hoặc căn cước, giấy phép đăng ký kinh doanh, hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận của chính quyền cơ sở.

- Trước khi ký tên, đóng dấu và thể lao động, thủ trưởng đơn vị phải giải quyết lại, đối chiếu với danh sách người được cấp thể để đảm bảo chính xác.

- Mỗi đơn vị cấp thẻ phải mớ sổ (mẫu kèm theo) ghi chép đầy đủ các tiêu mục trong thẻ. Người nhận thẻ phải ký tên và sổ cấp thẻ của đơn vị, thẻ của ai người đó nhận, không được nhận hộ, ký thay,

- Thời hạn sử dụng thẻ lao động phát hành năm 1975 đối với công nhân viên chức Nhà nước và một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp bậc cao sản xuất mặt hàng ổn định quy định đến năm 1977; còn các đối tượng khác thì theo quy định tại Thông tư số 04-LĐ/TT ngày 15-2-1975 của Bộ Lao động.

IV. PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A. Phân cấp trách nhiệm.

- Thẻ lao động do Bộ Lao động ban hành thống nhất; hướng dẫn quy định cụ thể tiêu chuẩn người được cấp thẻ và thủ tục cấp phát quản lý thẻ lao động. Hàng năm căn cứ và số lượng lao động được cấp thẻ của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Lao động quyết định kế hoạch phân phối thẻ lao động cho các địa phương,

- Các Sở, Ty lao động căn cứ vào danh sách công nhân viên chức và đối tượng lao động được cấp thẻ do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học, hoặc chủ tịch Ủy ban hành chính huyện, thị xã, khu phố, thuộc các tỉnh, thành phố đề nghị xin cấp thẻ để phân phối cụ thể.

- Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học, Ủy ban hành chính, Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp; giao thông vận tải ...cấp huyện, thị xã, khu phố có trách nhiệm cấp phát thẻ lao động cho từng người thuộc quyền quản lý; cho phép gia hạn thẻ, thu hồi thẻ hết hạn, thẻ của người về hưu, mất sức, bỏ việc...Lập biên bản thẻ không hợp lệ, thẻ hư hỏng, thu tiền thẻ của xã viên và nhân dân để nộp các Sở, Ty lao động địa phương. Từng thời kỳ tổng kết báo cáo tình hình cấp thẻ lao động lên Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố.

B. Tổ chức thực hiện.

Cấp thẻ lao động là một trong những biện pháp kiểm soát lao động đến từng người, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính trị và sinh sống của mỗi người; đồng thời nó còn mang tính chất đấu tranh giữa hai con đường và xây dựng củng cố chế độ quản lý lao động, khắc phục buông lỏng quản lý lao động và các biểu hiện tiêu cực khác. Vì vậy, Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác và nghiêm chỉnh tiến hành đồng bộ, kết hợp giữa biện pháp hành chính với việc giáo dục quần chúng.

1. Phải làm tốt việc đăng ký lao động ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị, trên cơ sở đó mà xét duyệt, phân loại số người được cấp thẻ lao động.

2. Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần chỉ đạo kết hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng và quản lý như: kế hoạch, lao động, công an, tài chính, lương thực và thực phẩm, thương nghiệp, thủ công nghiệp... tiến hành đồng bộ các mặt: đăng ký hộ khẩu, cấp giấy chứng minh hoặc căn cước, cấp và soát xét lại đăng ký kinh doanh, nghiên cứu mở rộng thêm công việc làm thu hút lao động chưa có việc...; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thẻ và phát huy tác dụng của thẻ lao động.

3. Mỗi tỉnh, thành phố cần chọn một vài đơn vị có đặc điểm khác nhau để thí điểm đi trước một bước về cấp thẻ lao động để rút kinh nghiệm chung; kiên quyết chưa cấp thẻ cho những đơn vị chưa hoàn thành tốt việc đăng ký lao động.

4. Sau khi cấp thẻ xong, từng địa phương, Ủy ban hành chính cần chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng thẻ lao động, kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp móc ngoặc, lợi dụng thẻ lao động để làm những việc phi pháp và những cán bộ lạm dụng chức quyền sách nhiễu nhân dân, ăn hối lộ, cấp thẻ không đúng đối tượng. Tổ chức sơ kết báo cáo kết quả cấp thẻ lên Chính phủ đồng gửi cho Bộ Lao động.

Sau đợt cấp thẻ lao động đầu tiên này, từng địa phương, có kế hoạch đưa việc cấp thẻ và nền nếp thường xuyên, đảm bảo yêu cầu sử dụng và quản lý lao động xã hội; thúc đẩy mọi người lao động thực sự có ích cho xã hội; tiếp tục cấp thẻ lao động cho những người đủ tiêu chuẩn và quan tâm bố trí cán bộ xây dựng tổ chức làm công tác lao động cơ sở để phát huy tốt tác dụng của thẻ lao động.

Trên đây là một số điểm Bộ hướng dẫn thêm về cấp thẻ lao động để các địa phương thực hiện. Trong quá trình triển khai có mắc mứu khó khăn phản ánh về Bộ.

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Chân Phương

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 1457-LĐ/NC-1975 hướng dẫn thêm việc cấp thẻ lao động do Bộ Lao động ban hành

  • Số hiệu: 1457-LĐ/NC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/09/1975
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động
  • Người ký: Lê Chân Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 19
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản