Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/TT-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 1980 |
THÔNG TƯ
VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC CẤP BÁCH TRƯỚC MẮT ĐỂ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 30/CT-UB CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ QUẢN LÝ BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ
Các ngành, các cấp đã triển khai thực hiện chỉ thị 30/CT-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố, nhưng chưa thật tích cực và khẩn trương nên còn nhiều tồn tại như sau:
I. Thiếu quỹ tiền lương và Ngân hàng không cho rút khoản tiền lương vượt chỉ tiêu mà Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao vì:
– Một số ngành chưa xác định được phương hướng, nhiệm vụ sản xuất ngoài kế hoạch, do đó Ủy ban Kế hoạch thành phố chưa có cơ sở để thông báo bổ sung chỉ tiêu lao động từ quỹ tiền lương của phần sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch. Thậm chí có cơ quan, đơn vị không nắm được chính xác số lao động dôi thừa ngoài chỉ tiêu pháp lệnh, do đó Sở Lao động (khu vực sản xuất vật chất) và Ban Tổ Chức Chính quyền (khu vực không sản xuất vật chất) không có cơ sở để giải quyết tiếp tục trả lương chờ bố trí lại công tác.
– Chưa tích cực rà soát lại đội ngũ lao động để bố trí, sắp xếp và cân đối lao động theo ngành nghê, theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, công tác. Người dôi ra vãn lãnh lương trong quỹ lương kế hoạch, trong khi đó vẫn có bộ phận phải làm choàng, làm thêm giờ, phải trả phụ cấp thêm giờ, thêm việc, làm cho quỹ tiền lương vượt chỉ tiêu được giao.
II. Biên chế bộ máy quản lý hành chính, nhất là biên chế hành chính phục vụ, lao động gián tiếp ở một số ngành, quận, huyện còn cồng kềnh, chưa hợp lý.
III. Ý thức chấp hành chế độ báo cáo thống kê về lao động tiền lương chưa tốt, số liệu thiếu chính xác, báo cáo chậm trễ, trở ngại cho việc tổng hợp tình hình và chỉ đạo kịp thời.
IV. Nhiều ngành và quận, huyện không chấp hành việc điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu, vẫn tự động tuyển người ngoài xã hội vào biên chế, hoặc xin chuyển những cán bộ, nhân viên ở các cơ quan trung ương hay ở tỉnh khác về, trong lúc thành phố đã có sẵn loại cán bộ nhân viên này.
V. Chưa khẩn trương giải quyết chế độ, chính sách cho số cán bộ nhân viên đã đến tuổi về hưu, hoặc ốm đau bệnh tật mất khả năng lao động, phải nghỉ công tác dài hạn.
Để đẩy mạnh việc thực hiện chỉ thị 30/CT-UB, Ủy ban Nhân dân thành phố đề ra một số biện pháp sau đây:
1) Ủy quyền cho thủ trưởng các ngành giao chỉ tiêu quý 4/1980 của phần sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch được hạch toán thương nghiệp cho các đơn vị cơ sở trực thuộc, bao gồm giá trị sản lượng hoặc doanh số, số lao động và quỹ tiền lương. Các cơ sở có sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch sẽ tiến hành đăng ký quỹ tiền lương với Ngân hàng kèm theo các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm, về nhận làm gia công chế biển, sửa chữa.. . cho khách hàng. Các hợp đồng này làm căn cứ để ngân hàng cho vay vốn lưu động, tạm ứng tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức cũng như cho rút toàn bộ tiền lương theo giấy báo thanh toán của các khách hàng để Ủy ban Kế hoạch xét duyệt cấp bổ sung nhiên liệu cần thiết trong phạm vi khả năng của thành phố.
2) Phải thực hiện đúng chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương khu vực không sản xuất vật chất năm 1980 đã được Ủy ban Nhân dân thành phố điều chỉnh chính thức và Ban Tổ chức chính quyền thông báo hướng dẫn cụ thể. Chấp hành việc giảm tỷ lệ lao động gián tiếp trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp theo mức quy định trong chỉ thị 30/CT-UB.
3)Các ngành, các cấp lập ngay danh sách số lao động dôi ra không tự điều chỉnh được báo cho Sở Lao động (khu vực sản xuất vật chất) và Ban Tổ chức chính quyền thành phố (khu vực không sản xuất vật chất) theo biểu mẫu hướng dẫn của 2 cơ quan này. Sở Lao động và Ban Tổ chức chính quyền phải tích cực giải quyết việc điều chỉnh cho nơi thiếu, hoặc cho yêu cầu công tác mới; đồng thời ra thông báo xác định số lao động dôi ra và số tiền lương để Ngân hàng cho rút tiền trả lương theo quỹ chờ bố trí công tác ( không tính vào quỹ lương kế hoạch).
4) Phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định vè tuyển dụng lao động nêu trong chỉ thị 30/CT-UB. Tất cả số lao động tuyển dụng mới ngoài xã hội cũng như số học sinh ra trường (trường trung học, trường sơ cấp, nghiệp vụ, kỹ thuật thuộc sở, ban, ngành) từ ngày 2-8-1980 trở đi đều phải được sự xác nhận của Sở Lao động (khu vực sản xuất vật chất), Ban Tổ chức chính quyền (khu vực không sản xuất vật chất) thì mới được trả lương, cấp lương thực, nhu yếu phẩm v.v…
5) Tỷ lệ biên chế phục vụ trong các cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố và quận, huyện (gồm: lái xe, bảo vệ, văn thư, lưu trữ, in ấn, nhân viên hành chính – quản trị) không được vượt mức 25% tổng số (trong số người hành chính – phục vụ, không tính Chánh, Phó Văn phòng, cán bộ tổng hợp và nhân viên quản lý nhà ăn tập thể, cấp dưỡng).
6) Việc trả phụ cấp làm choàng, làm thêm giờ trong khu vực không sản xuát vật chất không được vướt quá chỉ tiêu tổng quỹ lương được giao. Đối với ngành giáo dục và y tế, biên chế và tiền lương thi hành đúng theo quy định của Phủ Thủ tướng.
7) Thành lập Tiểu ban chỉ đạo việc thực hiện chỉ thị 30/CT-UB trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố; Tiểu ban này là tổ chức phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan để giúp Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo và giải quyết dứt điểm việc tinh giản biên chế hành chính gián tiếp, điều chỉnh sắp xếp số lao động dôi ra và quản lý chặt chẽ, có nề nếp quỹ tiền lương trong quý 4/1980, và bắt đầu từ 1-1-1981 thi hành dứt khoát theo chỉ tiêu được giao.
Thành phần Tiểu ban gồm:
- Trưởng Tiểu ban : Nguyễn Văn Tùng , Ủy viên thứ ký Úy ban Nhân dân thành phố.
Các thành viên khác:
* Đ/c Trần Chất, Phó Giám đốc Sở Lao động, Ủy viên thường trực.
* Đ/c Phạm Kiều, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố.
* Đ/c Trương Công Sủng, Phó Ban Tổ chức chính quyền TP
* Đ/c Nguyễn Minh Cẩm, Phó Giám đốc Sở Tài chánh.
* Đ/c Hoàng Ngọc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP
* Đ/c Hứa Văn Linh, Chi cụ phó Chi cục Thống kê thành phố.
* Một đ/c đại diện Liên hiệp Công đoàn thành phố
Các thành viên của Tiểu ban sử dụng một số cán bộ của cơ quan mình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác do Tiểu ban phân công.
Đối với các ngành và quận, huyện có nhiều lao động dôi ra thì có thể lập 1 tổ chức tương tự như Tiểu ban của Ủy ban Nhân dân quận, huyện tổ chức thực hiện việc điều chỉnh giải quyết lao động dôi ra.
Tiểu ban của Ủy ban Nhân dân thành phố phải vạch kế hoạch làm việc với từng sở, ngành, quận, huyện để giải quyết các việc tồn tại trong việc thực hiện chỉ thị 30/CT-UB.
Tiểu ban phải thông báo cho các ngành và quận, huyện vè lịch làm việc và nội dung, yêu cầu chuẩn bị trước. Trong buổi làm việc với các ngành và quận, huyện, nhất thiết các thành viên Tiểu ban phải có mặt để giải quyết các khó khăn, mắc mứu của các ngành va quận, huyện.
8) Công tác điều phối lao động đòi hỏi phải có đầy đủ số liệu kịp thời, phản ánh đúng tình hình sử dụng lao động và thực hiện chi quỹ tiền lương hàng tháng, quý theo từng loại dao động trong quỹ lương kế hoạch, ngoài quỹ lương kế hoạch và số người dôi ra theo từng ngành nghề v.v… Vì vậy, các ngành, các cấp cần nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo thống kê quy định.
Chi cục Thống kê chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân thành phố về số liệu thống kê thực hiện lao động tiền lương hàng tháng, quý, năm cả 2 khu vực sản xuất và không sản xuất vật chất của thành phố, bao gồm số liệu tổng hợp và số liệu cụ thể của từng sở, ban, ngành, từng quận, huyện. Cần nghiên cứu ban hành chế độ thưởng phạt về tinh thần và vật chất đối với cán bộ nhân viên làm công tác thống kê ở các ngành, các cấp.
Công tác quản lý chặt chẽ lao động và quỹ tiền lương thuộc khu vực Nhà nước của thành phố trong tình hình dôi thừa lao động vì thiếu nguyên nhiên vật liệu, thiếu thiết bị, phụ tùng sửa chữa, v.v… và trong tình hình bộ máy tổ chức còn cồng kềnh, kém hiệu lực biên chế có mặt còn cao hơn chỉ tiêu kế hoạch của Hội đồng Chính phủ giao, là một yêu cầu cấp bách nhằm vừa bảo đảm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác, giải quyết công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức, vừa phát huy tận dụng khả năng lao động hết sức tiết kiệm, chi phí ngân sách Nhà nước. Đây cũng là một công tác có nhiều khó khăn, phức tạp vừa phải làm khẩn trương, tích cực nhưng phải thận trọng, chu đáo, có lý có tình, đồng thời phải bảo đảm tổ chức kỷ luật nghiêm minh.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện tốt chỉ thị 30/CT-UB và chỉ thị này, bảo đảm phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 1980 và chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch năm 1981.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 6699/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội đã hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- 2Công văn 292/UBND-VP7 năm 2013 thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do tỉnh Nam Định ban hành
- 1Chỉ thị 30/CT-UB năm 1980 về quản lý chặt chẽ biên chế lao động và quỹ tiền lương thuộc khu vực nhà nước của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 292/UBND-VP7 năm 2013 thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do tỉnh Nam Định ban hành
Thông tư 14/TT-UB-1980 về một số công tác cấp bách trước mắt để thực hiện Chỉ thị 30/CT-UB về quản lý biên chế lao động và quỹ tiền lương thuộc khu vực nhà nước của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 14/TT-UB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/10/1980
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra