BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT |
Số: 14-LĐ/TT | Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 1960 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
Kính gửi: | - Các ông Bộ trưởng các Bộ, |
Ngày 28-01-1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 28-TTg quy định những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm, nghỉ phép về việc riêng; Liên bộ Nội vụ, Lao động đã ra Thông tư hướng dẫn thi hành số 14-TT/LB ngày 21-3-1959. Sau đó Bộ Lao động lại có những Công văn số 719-LĐ ngày 08-6-1959, số 895-LĐ ngày 10-7-1959 giải thích một số điểm để áp dụng trong khu vực sản xuất.
Qua phản ảnh những mắc mứu của các ngành, các địa phương, Bộ Lao động, hướng dẫn thêm việc thi hành Nghị định số 28-TTg ngày
- Công nhân viên làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe.
- Người học nghề và vật tư.
- Công nhân viên nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác.
1. Tiêu chuẩn:
Được coi là công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe, những loại việc phải tiến hành ở trong những điều kiện dưới đây:
- Thường xuyên tiếp xúc với bụi độc, chất có hơi độc, hoặc chất dễ làm cho người ta bị nhiễm trùng;
- Làm việc ở nơi có sức ép không khí cao;
- Làm việc ở nơi nóng quá hoặc lạnh quá thường xuyên cả năm;
- Thường xuyên làm việc trong buồng tối;
- Thường xuyên làm việc ở nơi có tiếng động liên tiếp quá mạnh làm đinh tai nhức óc, ảnh hưởng nhiều đến thần kinh, thính giác;
- Trực tiếp sử dụng các loại máy làm cho cơ thể liên tiếp bị rung chuyển mạnh;
- Làm việc khó khăn nặng nhọc, đặc biệt phải len lỏi ở nơi rừng sâu, núi cao, phải chịu dựng những thiếu thốn về mặt sinh hoạt tinh thần, vật chất, phải gắng sức nhiều như công nhân thăm dò địa chất, công nhân lâm khẩn.
Để tránh những mắc mứu khó khăn trong việc thi hành và để khỏi áp dụng một cách tràn lan, Bộ Lao động ấn định bản danh sách một số nghề thuộc tiêu chuẩn nghỉ hàng năm 12 ngày lao động có lương. Bản danh sách này mới ghi được một số nghề, các Bộ, các Ủy ban hành chính địa phương sẽ căn cứ vào những tiêu chuẩn và căn cứ vào tổ chức sản xuất hiện nay ở các cơ sở thuộc quyền quản lý, lập thêm danh sách những nghề có hại đến sức khỏe để thi hành lệ nghỉ hàng năm rồi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động trước khi ban hành.
2. Cách tính ngày nghỉ hàng năm đối với những người làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe:
Theo Nghị định số 28-TTg ngày 28-1-1959 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 14 ngày 21-3-1959 của Liên bộ Lao động - Nội vụ thì những người làm việc ở hầm lò, ở nơi xa xôi, khí hậu xấu (khu vực đặc biệt, khu vực 1 và 2) và những người làm công việc có hại đến sức khỏe thì được nghỉ 12 ngày lao động có lương, nếu đã làm liên tục 1 năm.
a) Trường hợp chuyển hẳn công tác:
Công nhân viên từ khu vực khác chuyển hẳn đến làm việc ở khu vực đặc biệt, khu vực 1 và khu vực 2, hoặc từ công tác bình thường điều động hẳn sang công tác đặc biệt có hại đến sức khỏe thì không phân biệt thời gian công tác ở nơi mới nhiều hay ít mà chỉ tính cả nơi cũ và nơi mới làm việc nếu đủ 1 năm liên tục công tác thì đều được nghỉ 12 ngày lao động có lương. Ngược lại nếu từ khu vực đặc biệt, khu vực 1 và khu vực 2 chuyển hẳn về công tác ở khu vực khác hoặc từ công tác đặc biệt hại đến sức khỏe chuyển đến công tác bình thường thì căn cứ vào thời gian làm việc ở nơi nào lâu nhất mà xét cho nghỉ 10 ngày hay 12 ngày lao động có lương.
b) Trường hợp không làm thường xuyên cả năm:
Đối với công nhân viên tuy có liên tục 12 tháng lao động nhưng không thường xuyên làm công việc hầm lò hoặc làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe nghĩa là một năm chỉ làm công việc đó trong một thời gian rồi lại phân công làm việc bình thường thì hưởng lệ nghỉ hàng năm như sau:
- Nếu làm việc ở hầm lò hoặc làm những công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe dưới 6 tháng, còn những tháng khác làm công việc bình thường, thì chỉ được hưởng lệ nghỉ 10 ngày lao động có lương.
- Nếu làm việc liên tục ở hầm lò hoặc làm những công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe từ 6 tháng trở lên, còn những tháng khác làm công việc bình thường, thì được hưởng lệ nghỉ 12 ngày lao động có lương.
Hiện nay chế độ nghỉ hàng năm chỉ có 2 mức: 10 ngày và 12 ngày cho nên những công nhân viên làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe đồng thời lại ở khu vực đặc biệt, khu vực 1, 2, cũng chỉ nghỉ mức tối đa 12 ngày.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC NGHỀ VÀ TẬP SỰ
Những người học nghề, tập sự đủ một năm lao động liên tục cũng thuộc đối tượng thi hành của Nghị định số 28-TTg ngày 28-01-1959 của Thủ tướng Chính phủ.
Nếu học nghề có hại đến sức khỏe đủ 1 năm lao động cũng được nghỉ 12 ngày lao động có lương.
Đặc biệt những người học nghề dưới 18 tuổi, được chiếu cố về điều kiện sức khỏe nên dù không làm những công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe, cũng được nghỉ hàng năm 12 ngày lao động có lương.
1. Công nhân viên đã làm việc đủ một năm, rồi nghỉ việc vì hết hạn hợp đồng hay hết việc cũng được hưởng lệ nghỉ hàng năm.
Trường hợp này, đơn vị sử dụng phải bố trí cho công nhân đi nghỉ trước khi hết hạn hợp đồng, hoặc hết việc. Nếu có khó khăn không bố trí nghỉ được thì phải thanh toán bằng tiền.
2. Công nhân viên làm việc chưa đủ 12 tháng thì hết việc đã được cho nghỉ việc. Sau đó được cơ quan Lao động giới thiệu đến một đơn vị khác có việc làm trở lại thì thời gian công tác ở đơn vị cũ không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm, vì ở đơn vị cũ làm chưa đủ 12 tháng đã cho nghỉ việc.
3. Công nhân viên đang làm việc ở một đơn vị mà được điều động đi nơi khác vì nhu cầu công tác, thì đơn vị đang sử dụng phải cho hưởng lệ nghỉ hàng năm trước khi người đó đi nhận công tác mới.
Trường hợp này không nhất thiết phải làm đủ 1 năm mới được nghỉ hàng năm mà nên căn cứ vào thời gian đã công tác ở đơn vị để tính số ngày nghỉ. Làm như vậy để tránh phiền phức cho đơn vị mới phải thanh toán quyền lợi mà công nhân đó được hưởng ở đơn vị cũ. Thí dụ: ông A đang làm ở công trường B được 6 tháng, sau được điều động sang công tác ở một xí nghiệp vì có nghề chuyên môn. Trước khi chuyển công tác, công trường B phải sắp xếp cho ông A nghỉ theo cách tính như sau:
ngày lao động có lương. Sau đó, khi sang xí nghiệp, ông A phải làm đủ 1 năm mới được hưởng lệ nghỉ hàng năm. Trên đây Bộ Lao động hướng dẫn thêm một số điểm để thi hành Nghị định số 28-TTg ngày
- Mục I và II: Những người làm công việc đặc biệt có hại đến sức khỏe, học nghề, tập sự đủ điều kiện và tiêu chuẩn được nghỉ 12 ngày. Trường hợp năm 1959 chưa được nghỉ (học nghề, tập sự), mới nghỉ 10 ngày, hoặc không nằm trong tiêu chuẩn nghỉ 12 ngày mà cơ sở đã cho nghỉ 12 ngày thì nay không đặt vấn đề nghỉ thêm hoặc khấu trừ vào năm 1960.
- Mục III: Để tránh sự phiền phức cho các cơ sở, chế độ nghỉ hàng năm đối với công nhân viên nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác bắt đầu thi hành kể từ ngày ký Thông tư này. Những trường hợp trước đây không đặt vấn đề điều chỉnh.
Trong quá trình thi hành nếu có điều gì mắc mứu, mong các Bộ, các Ủy ban hành chính địa phương trao đổi với Bộ Lao động để cùng giải quyết.
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
NHỮNG NGHỀ ĐƯỢC NGHỈ 12 NGÀY LAO ĐỘNG MỘT NĂM
(Kèm theo Thông tư số 14-LĐ/TT ngày
Dưới đây là một số nghề đặc biệt có hại đến sức khỏe, các Bộ, các Ủy ban hành chính địa phương sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn nói trong Thông tư và tình hình tổ chức sản xuất hiện nay ở các cơ sở thuộc quyền quản lý mà lập thêm danh sách những nghề được nghỉ 12 ngày rồi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động trước khi ban hành.
Công nhân viên đang làm những nghề ghi trong bản danh sách dưới đây, nếu đủ tiêu chuẩn và những điều kiện như đã quy định trong Thông tư Liên bộ Nội vụ - Lao động số 14-TT/LB ngày 21-3-1959 và Thông tư của Bộ Lao động số 14-LĐ/TT ngày 9-6-1960 thì được nghỉ hàng năm 12 ngày lao động có lương.
A. Những công việc làm dễ bị nhiễm độc, nhiễm trùng; chất độc và trùng có thể nhiễm vào cơ thể công nhân qua bộ máy tiêu hóa, hô hấp hay qua da:
1. Nhiễm độc về hơi, về bụi độc của các chất khoáng sản và kim loại:
- Làm việc thường xuyên dưới hầm lò ở các mỏ. Công nhân khai thác ở các mỏ lộ thiên: chì, amiante (cuốc, xúc, đội, đẩy goòng, chuyên môn đục lỗ mìn).
- Đúc chì; đúc hoặc sửa pơ-lắc ở ắc-quy.
- Sơn các loại sơn có chất chì, cạo rỉ sơn cũ có chất chì.
- Sửa các loại dây cáp ngầm bằng chì.
- Đánh bóng các loại kim khí.
- Mạ kền.
- Bốc vác, đóng gói, tháo xi măng và phốt phát ở xí nghiệp xi măng, và phốt phát, đóng gói quặng chrome vào bao.
- Nghiền sàng bột đá, đất để làm đồ sứ, gạch chịu lửa.
- Nghiền a-mi-ăng, kéo sợi a-mi-ăng, dệt sợi a-mi-ăng.
- Cạo gỉ và sửa chữa trong tăng-đe (tender).
2. Nhiễm độc về bụi, về hơi của các hóa chất:
- Hàn điện, hàn xì trong buồng kín;
- Nấu và điều chế các loại át-xít;
- Chuyên môn đóng các loại át-xít vào các bình chứa;
- Sản xuất các loại éther;
- Sản xuất bột kính để làm que hàn;
- Sản xuất đất đèn;
- Nấu cồn dán gỗ;
- Nhuộm vải dùng các loại thuốc nhuộm có chất aniline;
- Tán phosphore trắng, đốt diêm sinh để khử trùng;
- Nấu và sử dụng hắc ín, nhựa rải đường;
- Sơn các loại có hắc ín;
- Sơn phòng mục;
- Trực tiếp làm than luyện;
- Thường xuyên rót xăng có chất chì vào các thùng chứa xăng;
- Sửa chữa các bệ hay các thùng chứa (citerne) xăng dầu;
- Pha chế nhựa có chất benzène;
- Gạt bông ở hầm bông (máy dệt
3. Công việc dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm độc về các chất hơi hôi thối:
- Đổ thùng phân;
- Hót rác, nạo vét cống rãnh ở đường phố;
- Làm phân ở các công trường và các trại chăn nuôi;
- Cọ rửa bể thuộc da;
- Nạo da ở nhà máy thuộc da.
B. Công việc phải thường xuyên tiến hành trong những điều kiện vật lý không bình thường như khi ép cao, nóng quá hoặc lạnh quá, làm việc trong buồng tối, làm ở nơi có nhiều tiếng động mạnh liên tiếp, sử dụng máy làm rung chuyển cơ thể, làm việc trong điều kiện khó khăn nặng nhọc đặc biệt:
a) Sức ép không khí cao:
- Lặn sâu từ 5 mét trở xuống;
- Làm trong các giếng chìm;
- Làm mố cầu dưới mặt nước.
b) Làm việc ở nơi thường xuyên nóng quá hoặc lạnh quá:
- Xếp hay dỡ nguyên nhiên liệu và thành phẩm ở các lò nung khi lò còn quá nóng. ;
- Công nhân sửa chữa trong các lò nung. ;
- Sửa chữa hay chấm dầu các bệ galet lò nung;
- Luyện kim: nấu, chọc cửa lò, chọc xỉ lò, khiêng nước kim loại đổ vào khuôn, đổ nguyên liệu vào lò cao;
- Đốt lò nồi hơi ở tàu thủy (chạy bằng than đá);
- Thợ máy tàu thủy;
- Sửa chữa các đầu máy nóng, tháo ống lửa, hộp khói khi nồi hơi còn nóng.
- Làm ở các buồng sấy gỗ (dỡ hay xếp gỗ khi buồng sấy đang nóng).
- Làm trong các phòng lạnh.
c) Làm việc thường xuyên trong buồng tối:
- Công nhân rửa phim ảnh;
d) Thường xuyên làm việc ở nơi có nhiều tiếng động liên tiếp quá mạnh làm đinh tai nhức óc, hoặc rung chuyển có hại đến cơ thể:
- Trực tiếp sử dụng máy khoan than, khoan đá (khoan cầm tay).
- Điều khiển máy đập đá, nghiền đá, điều khiển máy quả gang ở nhà máy xi măng.
- Tán ri-vê, gõ gỉ, tẩy ba-vuya bằng hơi ép.
e) Làm việc trong điều kiện khó khăn nặng nhọc đặc biệt, chịu những thiếu thốn về sinh hoạt tinh thần và vật chất hoặc phải gắng sức quá nhiều:
- Thổi thủy tinh;
- Thăm dò mỏ;
- Điều tra rừng;
- Khảo sát và trắc địa để mở những tuyến đường mới;
- Công nhân khai thác gỗ trong rừng;
- Phá thác;
- Thường xuyên phải ngâm mình dưới nước;
- Gạt than (sáng tẩy) ở dưới hầm tàu;
- Lái và phụ lái máy xúc, xe vận tải lớn ở các mỏ từ 14 tấn trở lên (xe bò tót, xe gấu, xe tatra);
- Lái và phụ lái các máy cày chạy bằng xích;
- Điều khiển các máy gạt đất ở các công trường;
- Mắc và sửa chữa đường dây điện ở ngoài đường;
- Lái cần trục ở phân xưởng đúc.
- 1Thông tư 05-LĐ/TT-1971 hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi của công nhân, viên chức do Bộ Lao động ban hành
- 2Thông tư 18-TL-TT-1964 về chế độ nghỉ 12 ngày cho công nhân làm những nghề có hại đến sức khỏe trong ngành thủy lợi do Bộ Thủy lợi ban hành
- 3Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
- 4Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 18-TL-TT-1964 về chế độ nghỉ 12 ngày cho công nhân làm những nghề có hại đến sức khỏe trong ngành thủy lợi do Bộ Thủy lợi ban hành
- 2Nghị định 028-TTg năm 1959 quy định những ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép do Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
Thông tư 14-LĐ/TT năm 1960 hướng dẫn thêm việc thi hành lệ nghỉ những ngày lễ chính thức, nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng trong khu vực sản xuất do Bộ Lao động ban hành
- Số hiệu: 14-LĐ/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/06/1960
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Văn Tạo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 27
- Ngày hiệu lực: 24/06/1960
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực