Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2022/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH VIÊN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về kim định viên giáo dục đại học và cao đng sư phạm.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (sau đây gọi tắt là kiểm định viên), bao gồm: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; sát hạch, cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên.

2. Thông tư này áp dụng đối với kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm hoặc chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.

Điều 2. Kiểm định viên

Kiểm định viên là người bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này, tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Mục đích ban hành quy định về kiểm định viên

1. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của kiểm định viên; để xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, công tác bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên.

2. Làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm định viên, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và yêu cầu của các bên liên quan.

3. Làm căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

4. Bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm công bằng, khách quan trong việc sát hạch kiểm định viên; nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm định viên và chất lượng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Để kiểm định viên và người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên chủ động, định hướng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 4. Tiêu chuẩn của kiểm định viên

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.

2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.

3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

5. Có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm

1. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;

b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;

c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Trách nhiệm

a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.

3. Những việc kiểm định viên không được làm

a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;

d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;

đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các trường hợp kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục

1. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi:

a) Đang làm việc cho tổ chức hoặc cá nhân đầu tư của cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) đang làm việc hoặc học tập tại cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Đã hoặc đang là người học, người làm việc ở cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

d) Trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện tư vấn tự đánh giá cho cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi có liên quan đến phản ánh, kiến nghị đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Chương III

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 7. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của người học sau khi hoàn thành khóa học; nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá và bảo lưu kết quả học tập.

2. Căn cứ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng chi tiết; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định và ban hành tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.

Điều 8. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Người được bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.

2. Cơ sở bồi dưỡng bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên:

a) Cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng: bảo đảm nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, học liệu, trang thông tin điện tử và các điều kiện liên quan khác); trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có khả năng hỗ trợ tương tác trực tuyến giữa người học với nhau và giữa người học với người dạy, có các thông tin công khai các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này; với cơ sở bồi dưỡng không phải là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thì phải có sự phối hợp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiến tập, thực tập thực tế về nghiệp vụ đánh giá ngoài tại cơ sở đào tạo cho người học; có chương trình và tài liệu để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đội ngũ giảng dạy: có ít nhất 10 (mười) người trong danh sách tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 03 (ba) giảng viên là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với đại học, học viện, trường đại học) hoặc có ít nhất 03 (ba) kiểm định viên đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục); là người có thẻ kiểm định viên, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm hoặc có ít nhất 05 (năm) lần tham gia với vai trò trưởng đoàn hoặc thư ký đoàn đánh giá ngoài hoặc người đã, đang công tác ở cơ quan quản lý nhà nước tham gia chỉ đạo, trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Tổ chức, quản lý: có 01 (một) lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng phụ trách công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; có 01 (một) đơn vị thuộc hoặc trực thuộc cơ sở bồi dưỡng được phân công nhiệm vụ đầu mối thực hiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; cơ sở bồi dưỡng có các văn bản nội bộ được ban hành để tổ chức, thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

3. Trước khi tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, cơ sở có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

4. Trước mỗi khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, cơ sở bồi dưỡng báo cáo về Cục Quản lý chất lượng kế hoạch bồi dưỡng theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

5. Trước khi thông báo tuyển sinh, cơ sở bồi dưỡng phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở các nội dung cơ bản sau:

a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng; chương trình chi tiết và danh mục các tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng; kinh phí người học phải đóng; quy chế hoặc quy định của lớp bồi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của giảng viên, người hướng dẫn, người học và các tổ chức, cá nhân liên quan;

b) Thông tin về giảng viên, người hướng dẫn từng chuyên đề với các thông tin cơ bản về họ và tên, trình độ, kinh nghiệm công tác.

6. Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

7. Sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học khóa bồi dưỡng, cơ sở bồi dưỡng gửi về Cục Quản lý chất lượng danh sách những người học và người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; đồng thời công khai danh sách những người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở và cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

8. Hằng năm, cơ sở bồi dưỡng rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng chi tiết, các văn bản nội bộ về hoạt động quản lý và các yêu cầu để thực hiện bồi dưỡng bảo đảm chất lượng.

Chương IV

SÁT HẠCH, CẤP VÀ THU HỒI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Mục 1. SÁT HẠCH KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 9. Đơn vị tổ chức sát hạch

1. Cục Quản lý chất lượng là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, quy định về tổ chức sát hạch kiểm định viên trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành; phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sát hạch kiểm định viên.

2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho 01 (một) đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý chất lượng thực hiện các việc: chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện khác có liên quan để tổ chức sát hạch kiểm định viên; tiếp nhận hồ sơ đăng ký sát hạch kiểm định viên.

Điều 10. Nội dung, hình thức sát hạch

1. Nội dung sát hạch

a) Phần lý thuyết: tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo; quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

b) Phần thực hành: vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo vào làm bài tập tình huống.

2. Hình thức sát hạch

a) Thí sinh thực hiện việc sát hạch qua 02 (hai) bài thi, gồm bài thi lý thuyết theo hình thức trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút và bài thi thực hành với thời gian làm bài là 120 phút;

b) Mỗi đề thi có đáp án, thang điểm chi tiết phục vụ cho việc chấm bài; tổng điểm của mỗi bài thi là 100 (một trăm) điểm (tính theo thang điểm 100);

c) Thí sinh đạt từ 80 (tám mươi) điểm trở lên ở bài thi lý thuyết và đạt từ 70 (bảy mươi) điểm trở lên ở bài thi thực hành được Hội đồng sát hạch kiểm định viên xem xét xác định đạt yêu cầu.

Điều 11. Đăng ký tham dự sát hạch

1. Người có từ 05 năm (60 tháng) trở lên là giảng viên hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên.

2. Hồ sơ của người đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn tại thông báo tổ chức sát hạch kiểm định viên, gồm có:

a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;

b) Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; văn bằng và các giấy tờ liên quan đến thời gian giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của người đăng ký tham dự sát hạch.

Điều 12. Quy trình sát hạch

1. Bước 1. Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc tổ chức sát hạch kiểm định viên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bước 2. Chuẩn bị cho việc tổ chức sát hạch kiểm định viên

a) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ban hành quyết định thành lập Hội đồng sát hạch kiểm định viên. Hội đồng sát hạch kiểm định viên được sử dụng con dấu của Cục Quản lý chất lượng để thực hiện nhiệm vụ;

b) Chủ tịch Hội đồng sát hạch kiểm định viên quyết định thành lập các ban chuyên môn và bộ phận giúp việc (Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo và bộ phận giúp việc khác nếu cần thiết);

c) Hội đồng sát hạch kiểm định viên xét và công bố danh sách người đủ điều kiện, người không đủ điều kiện dự sát hạch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Bước 3. Tổ chức sát hạch kiểm định viên

a) Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức sát hạch theo nội dung và hình thức được quy định tại Điều 10 của Thông tư này;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày thi xong bài thi cuối, Hội đồng sát hạch kiểm định viên công bố kết quả đối với những người đạt yêu cầu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả sát hạch kiểm định viên, nếu có nhu cầu, thí sinh gửi đơn đề nghị phúc khảo bài thi về Cục Quản lý chất lượng; Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

4. Bước 4. Công nhận kết quả

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng sát hạch kiểm định viên lập danh sách các thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ra quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;

b) Kết quả bài thi sát hạch kiểm định viên không được bảo lưu cho kỳ sau.

Mục 2. CẤP VÀ THU HỒI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 13. Thẩm quyền cấp thẻ, thu hồi thẻ kiểm định viên

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng có thẩm quyền cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên.

Điều 14. Cấp thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên được cấp cho người có trong quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 của Thông tư này.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cấp thẻ kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

3. Danh sách người được cấp thẻ kiểm định viên được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cập nhật vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Điều 15. Cấp lại thẻ kiểm định viên

1. Các trường hợp được cấp lại thẻ: khi thẻ bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ

a) Kiểm định viên có nhu cầu cấp lại thẻ gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích về Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Hồ sơ gồm đơn đề nghị của kiểm định viên nêu lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này; thẻ kiểm định viên (trong trường hợp thẻ bị hư hỏng);

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cấp lại thẻ hoặc thông báo bằng văn bản trong trường hợp không cấp lại thẻ và nêu rõ lý do.

Điều 16. Thu hồi thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

2. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;

b) Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực;

c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm;

d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các công việc liên quan đến kiểm định viên.

2. Thực hiện việc sát hạch kiểm định viên, cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sát hạch và kết quả sát hạch kiểm định viên.

3. Tổ chức bảo quản, lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác sát hạch kiểm định viên theo quy định hiện hành.

4. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của kiểm định viên; khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phải báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo để tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định.

5. Công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách người được cấp thẻ kiểm định viên và danh sách kiểm định viên đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

6. Chủ trì sử dụng, khai thác phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Quản lý kiểm định viên và kết quả đánh giá của các kiểm định viên do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tuyển dụng, sử dụng theo phạm vi của hợp đồng. Hồ sơ quản lý đối với từng kiểm định viên gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan; các hợp đồng liên quan.

2. Xây dựng, ban hành văn bản quy định nội bộ để thực hiện đánh giá kiểm định viên trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên, những việc kiểm định viên không được làm quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này sau mỗi lần kiểm định viên tham gia đoàn đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.

4. Giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên khi kiểm định viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc kiểm định viên không được làm; báo cáo kết quả giải quyết và đề xuất với Cục Quản lý chất lượng về phương án xử lý theo quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Chương III của Thông tư này.

2. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên tại địa điểm mà cơ sở đã báo cáo Cục Quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này. Công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở.

3. Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để có thể trở thành kiểm định viên.

4. Lưu trữ hồ sơ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.

5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở bồi dưỡng gửi báo cáo đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện trong năm, kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này về Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Cử giảng viên, người làm công tác quản lý tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động bảo đảm chất lượng tại đơn vị.

2. Phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và việc thực hiện quy định những việc kiểm định viên không được làm quy định tại Điều 5 của Thông tư này trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học để Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin phục vụ cho công tác quản lý.

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với người đang theo học chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT), tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoàn thành khóa học; đồng thời được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp để thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với người đã có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT thì tiếp tục được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp để thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.

3. Đối với thẻ kiểm định viên đã được cấp hoặc được cấp lại theo quy định tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục (Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT) còn giá trị sử dụng thì thẻ kiểm định viên đó có giá trị sử dụng như thẻ kiểm định viên được quy định tại Thông tư này.

4. Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đang tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thì tiêu chuẩn kiểm định viên được tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp và bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng có đào tạo giáo viên; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 22;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

PHỤ LỤC I

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIM ĐỊNH VIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xác định chuẩn đầu ra và các nội dung chính về bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

2. Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên căn cứ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để xây dựng chương trình bồi dưỡng kiểm định viên đáp ứng chuẩn đầu ra.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, người học đạt được chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

1. Về kiến thức

Áp dụng được kiến thức lý thuyết và thực tế về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khu vực và quốc tế trong nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

2. Về kỹ năng

a) Nghiên cứu và thẩm định được hồ sơ tự đánh giá; lập kế hoạch đánh giá; thực hiện các hoạt động đánh giá; thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin; xây dựng báo cáo đánh giá ngoài;

b) Thiết kế và triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng;

c) Xác định và giải quyết vấn đề; tư duy phản biện và độc lập, tự chủ trong công việc chuyên môn;

d) Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài và các bên liên quan;

đ) Quản lý thời gian và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

a) Xác định được tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

b) Xác định được rõ trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống công việc chuyên môn nhằm đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan, các khuyến nghị phù hợp có xem xét đến bối cảnh của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo.

III. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Khung nội dung và thời lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

TT

Khung nội dung bồi dưỡng

Thời lượng (số đơn vị tín chỉ) (*)

Tng s

thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập/ kiến tập, thực tập

1

Phần I. Tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

3

2

1

2

Phần II. Hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục

3

1

2

3

Phần III. Hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo

3

1

2

4

Phần IV. Kiến tập, thực tập

1

0

1

Tổng

10

4

6

(*) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện ti thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

Khi xây dựng chương trình chi tiết, cơ sở bồi dưỡng có thể điều chỉnh s giờ cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhưng không thấp hơn mức tối thiểu.

2. Những lưu ý đối với giờ thực hành, thảo luận, bài tập/kiến tập, thực tập

a) Thực hành tự đánh giá, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo: Viết phiếu phân tích tiêu chí, tìm thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của thành viên đoàn đánh giá ngoài; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của đoàn đánh giá ngoài; vận dụng các kỹ năng đánh giá, đóng vai thành viên đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại cơ sở đào tạo; viết báo cáo đánh giá ngoài;

b) Kiến tập, thực tập: gồm có nội dung về kiến tập, thực tập một số nội dung cơ bản về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo; tham gia khảo sát chính thức trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

IV. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng

a) Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào cung cấp thông tin; hướng dẫn, thảo luận, làm bài tập, xử lý tình huống, tham khảo các tài liệu học tập kết hợp với thực hành, kiến tập, thực tập để hình thành năng lực nghiệp vụ cho người học;

b) Hình thức bồi dưỡng cần linh hoạt, tổ chức học theo hình thức học trực tiếp trên lớp tại cơ sở bồi dưỡng hoặc tại cơ sở đào tạo khi kiến tập, thực tập kết hợp học trực tuyến; có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt, bảo đảm thời lượng được quy định cho từng nội dung và phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng trong thời gian không quá 04 tháng; thời lượng bồi dưỡng mỗi ngày không quá 08 giờ.

2. Đánh giá kết quả học tập

a) Kết thúc mỗi phần trong chương trình, tài liệu do cơ sở bồi dưỡng xây dựng theo khung chương trình quy định tại Phụ lục này sẽ có một bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của phần đó. Nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra do thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng quyết định và phải được công bố trước khi thực hiện khóa bồi dưỡng;

b) Quá trình kiểm tra, đánh giá do cơ sở bồi dưỡng thiết kế nhằm đánh giá được mức độ đạt được chuẩn đầu ra tối thiểu của khung chương trình quy định tại Phụ lục này;

c) Người học tham dự ít nhất 80% thời gian lên lớp về lý thuyết, thực hiện đầy đủ các bài thực hành, kiến tập, thực tập, chấp hành đúng các quy định của cơ sở bồi dưỡng thì được tham dự bài kiểm tra theo mỗi phần;

d) Người học có điểm kiểm tra của tất cả các phần trong chương trình bồi dưỡng đạt yêu cầu và có giấy xác nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về việc đã tham gia kiến tập, thực tập theo quy định sẽ được thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng xem xét, công nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng.

3. Bảo lưu kết quả học tập

a) Người học không thuộc diện bị buộc thôi học, chưa đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thì được bảo lưu điểm kiểm tra đã đạt yêu cầu. Điểm kiểm tra có giá trị trong cùng một cơ sở bồi dưỡng và có giá trị để xét bảo lưu trong thời gian không quá 02 năm tính từ ngày công bố điểm kiểm tra chuyên đề;

b) Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc bảo lưu kết quả học tập của người học./.

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO VIỆC ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Việc đáp ứng quy định bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

Thực hiện quy định tại Thông tư số …/2022/TT-BGDĐT ngày ... tháng ... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ...1 báo cáo việc đáp ứng quy định trước khi thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên như sau:

1. Về cơ s vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

a) Địa điểm, phòng học: ...

b) Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học:...

c) Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

d) Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập, kiến tập: ...

đ) Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết2: ...

e) Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

2. Về giảng viên3

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản lý GDĐH/CĐSP

Số lần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

024

2

3. Tổ chức, quản lý5

4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả6: ...

5. Dự kiến số lớp bồi dưỡng, số lượng học viên

a) Số lớp bồi dưỡng: ...

b) Số học viên của mỗi lớp bồi dưỡng: ...

Đánh giá việc đáp ứng quy định trước khi thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, …7 nhận thấy đã bảo đảm theo quy định.

...8 trân trọng báo cáo./.


Nơi nhận:
- Cục QLCL-Bộ GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, ….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký s của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên

___________________

1 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

2 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT

3 Lập bảng ngang

4 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02); ghi ở footnote số hiệu các văn bản đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

5 Báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

6 Báo cáo theo quy định tại Mục IV của Phụ lục I kèm theo Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

7 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

8 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên Khóa ...

Thực hiện quy định tại Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT ngày ... tháng ... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ...1 báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên Khóa ... như sau:

1. Về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

a) Địa điểm, phòng học: ...

b) Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học: ...

c) Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

d) Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập, kiến tập: ...

đ) Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết2: ...

e) Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

2. Về giảng viên3

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản lý GDĐH/ CĐSP

Số lần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

024

2

3. Tổ chức, quản lý5

4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả6: ...

5. Số lớp bồi dưỡng, số lượng học viên

a) Số lớp bồi dưỡng: ...

b) Số học viên của mỗi lớp bồi dưỡng: ...

7 trân trọng báo cáo./.


Nơi nhận:
- Cục QLCL-Bộ GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, ….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký s của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên

___________________

1 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

2 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT

3 Lập bảng ngang

4 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02); Ghi ở footnote số hiệu các văn bản đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

5 Báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

6 Báo cáo theo quy định tại Mục IV của Phụ lục I kèm theo Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

7 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

PHỤ LỤC IV

MẪU CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(1) Ghi họ và tên của người được cấp chứng nhận theo giấy khai sinh (viết chữ in hoa có dấu).

(2) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số (Ví dụ: 07/02/1981).

(3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy khai sinh.

(4) Ghi “Nam” hoặc “Nữ” theo giấy khai sinh.

(5) Ghi tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

(6) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đặt trụ sở chính.

(7) Ghi ngày tháng năm cấp chứng nhận.

(8) Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

(9) Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên ghi vào sổ gốc cấp chứng nhận.

PHỤ LỤC V

MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI THAM DỰ SÁT HẠCH KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SƠ YẾU LÝ LỊCH

I. THÔNG TIN CHUNG

Ảnh màu (3x4 cm)

1. Họ và tên (viết chữ in hoa có dấu): …………………………………………..

2. Sinh ngày: ... tháng ... năm ...

3. Giới tính (nam, nữ): …………………………………………………………..

4. Quê quán: ……………………………………………………………………..

5. Số căn cước công dân (chứng minh nhân dân): ... ngày cấp:..., nơi cấp:...

6. Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….

7. Đơn vị công tác: ……………………………………………….

8. Chức vụ: ……………………………………………….

9. Chức danh, trình độ: ……………………………………………….

10. Địa chỉ đơn vị công tác hiện nay: ……………………………………………….

11. Điện thoại liên lạc: ……………………………………………….

12. Email: ……………………………………………….

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CÔNG TÁC

1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:...

2. Chuyên ngành đào tạo đại học: ...

3. Chuyên ngành đào tạo sau đại học: ...

4. Lĩnh vực, sở trường công tác: ...

5. Khen thưởng: ...

6. Kỷ luật: ...

7. Tình trạng sức khỏe: ...

8. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã tham gia:

TT

Tên khoá đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng

Văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận được cấp

Từ

Đến

1.

2.

9. Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã tham gia: ...

10. Quá trình công tác:

TT

Nội dung và nơi làm việc

Thời gian

Ghi chú

Từ

Đến

1.

2.

11. Tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục: ... năm.

12. Thời gian là giảng viên cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng sư phạm: ... năm.

13. Thời gian làm cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học hoặc cao đẳng sư phạm: ... năm.

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Xác nhận
(Chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú)

..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Kích thước: 5,4 cm x 8,5 cm.

2. Đặc điểm chính:

a) Mặt trước của thẻ:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VIET NAM EDUCATION QUALITY MANAGEMENT AGENCY

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Independence - Freedom - Happiness

---------------

THẺ KIM ĐỊNH VIÊN

(EDUCATION ACCREDITOR)

Số/Number: ……………………………………….

Họ, tên/Full Name: ………………………………..

Ngày sinh/Date of Birth: …………………………..

Quê quán/Home Town: ……………………………

Hà Nội, ngày/date tháng/month năm/year 20....
CỤC TRƯỞNG
DIRECTOR GENERAL
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Có giá trị đến / Date of expiry………….

Trong đó:

- Mặt trước thẻ màu hồng, nền có hình Quốc huy, chữ chìm QLCL;

- Tên thẻ: “Thẻ kiểm định viên (education accreditor)”: chữ màu đỏ;

- Các thông tin khác trên thẻ: chữ màu đen.

b) Mặt sau của thẻ:

Trách nhiệm của kiểm định viên

1. Sử dụng thẻ để thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật.

2. Giữ gìn cẩn thận; không làm mất, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa thẻ.

3. Không cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng thẻ của mình để thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Không sử dụng thẻ vào các mục đích khác mà pháp luật không quy định.

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

ĐƠN Đ NGHỊ CẤP LẠI THẺ KIM ĐỊNH VIÊN

Kính gửi: Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Họ và tên: ...

Ngày, tháng, năm sinh: ...

Quê quán: ...

Chỗ ở hiện nay: ...

Số căn cước công dân (chứng minh nhân dân): ... ngày cấp..., nơi cấp:...

Điện thoại liên lạc: ...

Email: ...

Đơn vị đang công tác: ...

Số thẻ kiểm định viên: ... Ngày cấp: ...

Lý do đề nghị cấp lại thẻ kiểm định viên: ...

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

………., ngàytháng... năm 20…
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VIII

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên năm 20...

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Việc bảo đảm theo quy định đối với cơ sở bồi dưỡng

a) Về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

- Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học: ...

- Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

- Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập sau mỗi khóa: ...

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết1: ...

- Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

b) Về giảng viên tham gia giảng dạy mỗi khóa2

- Khóa 1:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản lý GDĐH/ CĐSP

Số lần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

023

2

- Khóa...

2. Đánh giá kết quả thực hiện

a) Số liệu:

TT

Khóa bồi dưỡng

Địa điểm tổ chức

Thời gian (từ ngày... đến ngày...)

Số người đăng ký

Số người tham dự

Số người được cấp GCN hoàn thành chương trình bồi dưỡng

Ghi chú

1

Khóa 1

2

Khóa 2

Khóa...

Tổng cng: …………. khóa

b) Ưu điểm:...

c) Hạn chế; nguyên nhân và giải pháp khắc phục:

- Hạn chế:...

- Nguyên nhân của hạn chế:

- Giải pháp khắc phục:...

II. K HOẠCH TRIỂN KHAI BI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN TRONG NĂM TIP THEO

………………………………………………………………………………………………………

III. Đ XUẤT, KIẾN NGHỊ

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- Cục QLCL-Bộ GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, …… .

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ BỒI DƯỠNG
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

___________________

1 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số …/2022/TT-BGDĐT

2 Lập bảng ngang

3 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02). Ghi ở footnote số hiệu các văn bản đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 14/2022/TT-BGDĐT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 10/10/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Hoàng Minh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 799 đến số 800
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản