Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 138-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 1961 |
HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TRONG VIỆC KHEN THƯỞNG TỔNG KẾT THÀNH TÍCH KHÁNG CHIẾN
Trong khi tiến hành công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, một số nơi có phản ảnh những trường hợp có mắc mức về cách vận dụng chính sách và thủ tục làm việc về cách vận dụng chính sách và thủ tục làm việc và đề nghị Phủ Thủ tướng hướng dẫn cách giải quyết.
Xét thấy việc giải quyết những trường hợp này có tính chất nguyên tắc, Phủ thủ tướng trả lời chung như sau:
1. Cách cộng và bù thâm niên kháng chiến và thâm niên chức vụ:
a) Cộng thâm niên kháng chiến: theo như Thông tư số 15-TTg ngày 12 tháng 01 năm 1961 đã quy định, thời gian chuyên hoạt động phục vụ kháng chiến bao gồm các thời gian đảm nhiệm các công tác thoát ly từ huyện trở lên và thời gian đảm nhiệm các chức vụ ở xã nằm trong diện được khen thưởng. Như vậy là khi tính thâm niên kháng chiến thì được cộng tất cả các thời gian giữ các chức vụ thuộc diện được thưởng huân chương và các chức vụ thuộc diện thưởng huy chương.
b) Cộng và bù thâm niên chức vụ: việc này làm theo mấy nguyên tắc sau đây:
- “Lấy trên bù dưới”: như đã quy định trong Thông tư số 15-TTg ngày 12-01-1961, thời gian giữ chức vụ ở một cấp nào, nếu không đủ để được khen thưởng ở cấp ấy thì được cộng vào thời gian giữ chức vụ cấp liền dưới để xét thưởng, và nếu ở chức vụ này cũng chưa đủ để được khen thưởng thì cộng vào thâm niên ở cấp dưới nữa và cứ vậy đến cấp dưới cùng.
Đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu việc khen thưởng ở chức vụ cấp dưới cũng không thỏa đáng, cần khen mức cao hơn thì phải báo cáo và đề nghị cụ thể.
-“Cùng diện được bù cho nhau”: tức là thâm niên ở chức vụ thuộc diện thưởng huân chương được cộng với thâm niên thuộc diệnhuân chương thâm niên ở chức vụ thuộc diện huy chương được cộng với thâm niên ở chức vụ thuộc diện huy chương, không được cộng thâm niên ở diện huân chương với thâm niên ở diện huy chương để tính thưởng huân chương. Thí dụ: 3 năm làm Xã đội phó được cộng với 2 năm làm Trưởng ban công an xã khu cho đủ 5 năm để được thưởng Huân chương kháng chiến Hạng 3. Nhưng 3 năm làm ủy viên thường vụ đoàn thể xã không được cộng với 2 năm làmTrưởng ban công an xã để được thưởng huân chương (Ở trường hợp này chỉ được tính bù cho nhau để thưởng huy chương hạng nhất) cũng như không được cộng 3 năm làm du kích với 4 năm làm nhân viên thoát ly để được thưởng huân chương.
2. Trường hợp được xét thưởng theo chức vụ cũ:
Theo Thông tư số 15-TTg ngày 12-01-1961 (bản kê các chức vụ khen thưởng theo tiêu chuẩn tương đương) trừ trường hợp bị giáng chức, những người từ những chức ở chính quyền hoặc đoàn thể nói trong điều lệ khen thưởng được điều động sang giữ nhữ ng chức vụ khen theo tiêu chuẩn tương đương mà thấy mức khen thưởng ở chức mới thấp hơn ở chức cũ thì được xét thưởng theo chức cũ.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với những người được chuyển từ một chức vụ này trong bảng tương đương đến một chức vụ khác cùng ở trong các bảng tương đương, vì những chức vụ ấy có thể chênh lệch nhau nhiều (như giữa một chức vụ cao ở mức trên với một chức vụ thấp ở mức dưới, thí dụ: chức Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ của Bộ coi ngang với ủy viên Ủy bản Tỉnh với Trưởng, Phó phòng ngành ở huyện coi ngang với ủy viên Ủy ban huyện). Đối với trường hợp thuyên chuyển như vậy, không thể chỉ căn cứ vào chức vụ cũ mà phải nhìn cả quá trình công tác, nếu xét thấy cần thì thẩm tra thêm về nguyên nhân việc điều động từ chức cao xuống chức thấp thì việc khen thưởng mới thích đáng.
Ngay cả đối với những người từ những chức ởchính quyền hoặc ở đoàn thể nói trong điều lệ khen thưởng được điều động sang giữ chức vụ được khen thưởng theo tiêu chuẩn tương đương mà mức khen thưởng ở chức mới chênh lệch với chức cũ nhiều quá, như trước là ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, sau là Phón phòng của Ty ở tỉnh, hoặc là cán bộ nghiên cứu ở cấp tỉnh thì cũng cần phải thẩm tra thêm lý do điều động, và khi xét căn cứ cả vào thời gian giữ chức vụ nào nhiều hơn.
3. Giải thích thêm về điều kiện tích cực và liên tục công tác.
Thông tư số 15-TTg ngày 12-01-1962 đã quy định những người đã thôi việc vì không được bầu vào chức vụ cũ nữa hoặc vì có sự phân công lại trong tổ chức mà từ sau đó vẫn chấp hành đúng các chính sách và luật lệ của Nhà nước, làm đầy đủ nghĩa vụ của công dân mình thì cũng được xét thưởng. Khi thi hành phải cần nhận rõ rằng đây là trường hợp đặc biệt và phải vận dụng các điều quy định một cách chặt chẽ để việc khen thưởng được thích đáng không tràn lan. Đối với những người giữ chức vụ bầu, nếu khi hết nhiệm kỳ đã tự ý thôi không ứng cử vậy và như vậy tỏ ra thiếu tinh thần tích cực đối với công tác kháng chiến, hoặc có ứng cử nhưng vì trong nhiệm kỳ trước đã có những sai sót, tinh thần làm việt sút kém nên không được bầu lại thì không được xét thưởng. Nhưng nếu sau đó lại thực tế tham gia công tác ở một chức vụ nào đó như làm nhân viên tuyên truyền, giáo viên bình dân học vụ, giúp việc các ban thuế v .v… thì vẫn được xét thưởng. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng tính đến ngày không được bầu lại.
4. Khen thưởng chức vụ phụ trách các Ban của Đảng:
a) Các Ban của Trung ương Đảng nói ở điểm 1 bảng chức vụ tương đương là các Ban tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra, Mặt trận, là những tổ chức lớn giúp Trung ương Đảng trong công tác lãnh đạo. Đối với các Ban khác thì khi xét thưởng phải căn cứ vào nội dung và tính chất quyền hạn, nhiệm vụ của Ban, cấp bậc hoặc trình độ của cán bộ phụ trách và các tiêu chuẩn khen thưởng của điều lệ mà định mức khen thưởng cho thỏa đáng.
b) Các ban thuộc Khu ủy và các ban thuộc Tỉnh ủy nói ở các điểm 2,3 và 11 bảng chức vụ tương đương là: Ban tổ chức, Ban tuyên huấn, Ban kiểm tra, Ban tuyên huấn, Ban kiểm tra và Ban Mặt trận.
Đối với các ban khác như Ban Kinh tài, Ban Địch vận, Ban Tôn giáo, Ban Giao thông…thì:
- Trưởng ban được xét thưởng theo tiêu chuẩn quy định cho ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính cùng cấp.
- Phó Ban và ủy viên được xét thưởng theo tiêu chuẩn quy định của ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính cấp liền dưới.
c) Đối với các tổ chức khác tuy có gọi là Ban (như Ban sưu tầm tài liệu, Ban vận tải, Ban V.T.Đ..) nhưng thực chất là những tổ công tác, làm những công việc có tính chất chuyên môn, hoặc nhất thời, thì cán bộ phụ trách được xét thưởng theo chức vụ cũ trước khi chuyển sang công tác ở Ban, hoặc theo tiêu chuẩn áp dụng với cán bộ nghiên cứu.
5. Khen thưởng ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành các đoàn thể:
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành các đoàn thể nếu đã thực sự làm nhiệm vụ ủy viên chuyên trách của Ban chấp hành thì cũng được xét thưởng.
6. Khen thưởng cán bộ có thời gian công tác ở vùng hậu địch
Trong việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến này vùng du kích được coi như là vùng hậu địch; vùng căn cứ du kích không được coi là vùng hậu địch.
Sở dĩ điều lệ khen thưởng đã quy định cho người công tác trong vùng hậu địch được hưởng những tiêu chuẩn đặc biệt là vì người ấy đã phải sống và hoạt động trong những điều kiện khó khăn, gian khổ hơn người ở vùng tự do và căn cứ du kích. Cho nên chỉ những người đã thực sự hoạt động trong vùng hậu địch mới được hưởng những tiêu chuẩn riêng ấy. Những người này là người đã ở hẳn trong vùng hậu địch thường xuyên ra vào các vùng này, những người hàng ngày làm việc ở trụ sở cơ quan đóng ở vùng tự do hay vùng căn cứ du kích mà chỉ đôi khi mới vào vùng hậu địch thì không được tính thâm niên ở vùng hậu địch.
Để việc khen thưởng giữ quan hệ đúng giữa cán bộ hoạt động ở vùng hậu địch và cán bộ hoạt động ở các vùng rẻo cao, vùng có thổ phỉ quấy nhiễu…nói trên đây, và để thấy rõ sự chiếu cố đến hoàn cảnh hoạt động đặc biệt của cán bộ người dân tộc, nay cần vận dụng các điều quy định ở điểm 2 mục B của thông tư số 70-TTg ngày 22-2-1962 như sau:
- Đối với cán bộ người dân tộc hoạt động ở các vùng nói trên thì ngoài việc được hưởng tiêu chuẩn khen thưởng quy định cho vùng hậu địch còn có thể được châm chước 1/6 thời gian giữ chức vụ và thâm niên kháng chiến.
- Đối với cán bộ miền xuôi lên hoạt động ở các vùng ấy nếu đã được hưởng tiêu chuẩn của vùng hậu địch thì không được châm chước 1/6 thời gian giữ chức vụ và thâm niên kháng chiến nữa, hoặc nếu đã được châm chước 1/6 thời gian giữ chức vụ và thâm niên kháng chiến thì không được hưởng tiêu chuẩn của vùng hậu địch nữa.
8. Trường hợp cán bộ xã được nghỉ phép và đi học:
Những điều khoản quy định trong thông tư số 15-TTg ngày 12-01-1961 và thông tư số 75-TTg ngày 28-2-1961 về các trường hợp được nghỉ phép và đi học áp dụng cả đối với cán bộ xã trong việc khen thưởng này.
9. Khen thưởng theo tiêu chuẩn tương đương:
Chánh văn phòng các khu chuyên môn và Chánh văn phòng, các Ban của Khu ủy ban, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Kiểm tra, Ban Mặt trận, được khen thưởng theo tiêu chuẩn áp dụng với ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh.
Phó văn phòng các cơ quan ấy được khen thưởng theo tiêu chuẩn áp dụng với ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính huyện.
Để thống nhất việc quản lý, những người này cũng cần làm tờ khai để ghi vào danh sách đề nghị. Trong tờ khai và danh sách cần chú thích rõ: “Đã được thưởng huân chương hạng…trong kỳ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến sau ngày hòa bình lập lại”
11. Khen thưởng cán bộ, nhân viên công tác ở các công trường:
Đối với những người đã ở biên chế và liên tục cộng tác đến ngày 20-7-1954 thì việc xét thưởng do Hội đồng khen thưởng công trường phụ trách.
Đối với những người mới tuyển sau ngày hòa bình lập lại có thời gian tham gia kháng chiến ở địa phương mình trước đây thì Hội đồng khen thưởng của công trường sau khi đã phổ biến chính sách và hướng dẫn viết tờ khai quá trình công tác, sẽ chuyển những tờ khai của người nào về Ủy ban hành chính nguyên quán của người ấy để xét cùng với cán bộ địa phương.
TL. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Thông tư 138-TTg năm 1961 hướng dẫn cách giải quyết một số trường hợp trong việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến do Phủ thủ tướng ban hành.
- Số hiệu: 138-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/04/1961
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Nguyễn Khang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: 22/04/1961
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra