Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/UB-TTLB | Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 1996 |
Ngày 30 tháng 12 năm 1995 Chính phủ ban hành văn bản số 7464 KT-TH quyết định chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá lên miền núi, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban Dân tộc và miền núi hướng dẫn việc thực hiện như sau:
1. Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá lên miền núi là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện để đồng bào sinh sống ở miền núi sớm phát triển sản xuất và ổn định đời sống, từng bước đưa kinh tế - xã hội miền núi đi lên, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
2. Kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm cho từng địa phương miền núi được phân bổ theo thứ tự ưu tiên khu vực III - II - I (Khu vực được phân định theo quy định tại văn bản hướng dẫn số 41 UB-TT ngày 8-1-1996 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi).
3. Đối tượng được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước
Nhân dân các dân tộc sinh sống trên các tỉnh miền núi, vùng miền núi thuộc các tỉnh có miền núi và hải đảo (bao gồm cả công nhân viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang) được mua một số mặt hàng quy định bán có trợ giá, trợ cước vận chuyển tương đương với giá ở thị xã tỉnh lỵ của tỉnh đó đúng chất lượng (riêng than được thực hiện với tất cả các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn của các tỉnh miền núi và vùng núi của các tỉnh có miền núi)
1. Mặt hàng, cự ly tính trợ cước vận chuyển
a. Các mặt hàng trợ giá và trợ cước vận chuyển đến trung tâm cụm xã miền núi:
a1. Các mặt hàng trợ giá và trợ cước vận chuyển:
- Giống cây trồng (chủ yếu là giống cây lương thực)
- Muối iốt
a2. Các mặt hàng trợ cước vận chuyển:
- Dầu hoả
- Thuốc chữa bệnh
- Giấy viết học sinh
b. Các mặt hàng trợ cước vận chuyển đến trung tâm huyện miền núi:
- Phân bón hoá học
- Thuốc trừ sâu
- Than mỏ
c. Điểm khởi đầu tính cự ly trợ cước vận chuyển:
c1. Đối với các tỉnh miền núi vùng cao: Điểm khởi đầu tính cự ly trợ cước vận chuyển được tính từ điểm quy định là chân hàng trung ương (điểm được quy định này do Bộ Thương mại cùng Ban vật giá Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan quy định cụ thể cho từng ngành hàng)
c2. Đối với các tỉnh có vùng miền núi và hải đảo: Điểm khởi đầu tính cự ly trợ cước vận chuyển được tính từ trung tâm thị xã tỉnh lỵ của tỉnh đó.
c3. Đối với các tỉnh có một số xã miền núi: (tỉnh không có huyện miền núi): Không thực hiện chính sách trợ giá và trợ cước vận chuyển các mặt hàng nêu trên.
2. Cách tính trợ giá và trợ cước:
a. Muối iốt: Trợ giá tiền công trộn iốt vào muối (theo văn bản 261 VGCP ngày 11-4-1995 của Ban vật giá Chính phủ) bao PE để đóng túi nhỏ (trừ phần do UNICEF viện trợ bao PE và hoá chất) và trợ cước vận chuyển như quy định tại điểm 1 phần II theo nguyên tắc:
a1. Đối với địa phương tự trộn muối iốt: Trợ giá công trộn và bao PE (như quy định tại mục a điểm 2) và trợ cước vận chuyển muối trắng nguyên liệu từ điểm quy định là chân hàng trung ương đến điểm trộn muối iốt của tỉnh (trừ các tỉnh từ Thanh Hoá trở vào phía Nam, là những tỉnh có đồng muối hoặc gần đồng muối không tính khoản trợ cước này. Không kể 4 tỉnh vùng Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng) và trợ cước vận chuyển muối thành phẩm từ điểm trộn muối iốt của tỉnh đến cụm xã miền núi.
a2. Đối với địa phương nhận muối iốt của doanh nghiệp trung ương: a2.1. Trợ giá công trộn và bao PE (như quy định tại mục a điểm 2) cho doanh nghiệp sản xuất muối iốt giao cho địa phương
a2.2. Trợ cước vận chuyển muối iốt từ kho giao hàng của doanh nghiệp giao muối iốt đến cụm xã miền núi của tỉnh miền núi và từ trung tâm tỉnh đến cụm xã miền núi của tỉnh có miền núi và hải đảo.
a3. Kinh phí trợ giá và trợ cước vận chuyển muối nguyên liệu và muối iốt được thực hiện thông qua chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu iốt do Bộ Y tế quản lý.
b. Giống cây trồng (chủ yếu là giống cây lương thực - Giống mới có năng suất cao)
Trợ giá giống và trợ cước vận chuyển giống theo nguyên tắc để nông dân ở các vùng miền núi có khó khăn được mua giống mới với mức giá tương đương ba lần giá (thóc, ngô...) thành phẩm thông thường cùng loại (Không thực hiện với các hộ trong các đơn vị kinh tế quốc doanh).
Cách tính:
Mức trợ Giá mua cộng với Ba lần mức giá sản phẩm
giá và = chi phí lưu thông - thông thường cùng loại
trợ cước hợp lý tại địa phương
Ví dụ: Mức bù 1 kg thóc giống, giống mới có năng suất cao được tính như sau:
- Mua một kg thóc giống (của trại hoặc nơi mua) giá 20.000 đồng
- Chi phí lưu thông hợp lý đến cụm xã: 4.000 đồng
- Giá thóc thường trên thị trường tại địa phương cùng thời điểm: 2.500 đồng
Mức trợ giá và
trợ cước 1 kg = 20.000 đ + 4.000 đ - (2.500 đ x 3) = 16.500 đ
thóc giống mới
Trong phạm vi kinh phí trợ giá và trợ cước vận chuyển giống cây lương thực được Nhà nước phân bổ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh lựa chọn loại giống, xác định địa bàn và đối tượng được trợ giá và trợ cước vận chuyển, lập phương án cụ thể báo cáo Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ.
3. Định mức số lượng hàng hoá để tính trợ giá, trợ cước vận chuyển:
a. Muối iốt 6 kg/người -năm
b. Dầu hoả thắp sáng 4 lít/người-năm
c. Giấy viết (hoặc vở) học sinh 1,5 kg/học sinh-năm (12 tập giấy kẻ ngang hoặc vở tương ứng)
d. Thuốc chữa bệnh. Tính theo khối lượng tương đương ứng 127 kg/1000 người dân
e. Phân bón hoá học: 100kg/ha đất canh tác
đ. Thuốc trừ sâu: 0,12 kg/ha đất canh tác
h. Giống cây lương thực: đã quy định tại mục b điểm 2 phần II Thông tư này.
i. Than mỏ: Trợ cước vận chuyển trong khuôn khổ kinh phí được phân bổ cho mặt hàng này của địa phương.
1. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức thực hiện, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá lên miền núi, bảo đảm cho chính sách được thực hiện có hiệu quả.
2. Bộ Thương mại cùng với Ban Vật giá Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý ngành hàng quy định địa điểm cụ thể là chân hàng trung ương (điểm gốc để xác định cự ly trợ cước) để tính trợ cước vận chuyển đến huyện miền núi và đến cụm xã miền núi.
3. Ban Vật giá Chính phủ:
Quy định mức trợ giá, trợ cước cho một đơn vị hàng hoá; quy định nguyên tắc xác định giá bán tối đa cho những mặt hàng bán có trợ giá, trợ cước ở từng địa phương.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Tài chính bố trí khoản chi phí thích hợp dành cho thực hiện các mặt hàng chính sách trợ giá, trợ cước, có sự tham khảo ý kiến của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
5. Các cơ quan ngành hàng:
Các cơ quan ngành hàng thuộc các Bộ và địa phương: Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế... và địa phương
a. Cùng với các ngành, các cấp chính quyền ở địa phương tổ chức mạng lưới lưu thông hàng hoá hợp lý để tổ chức việc bán hàng được quy định bán có trợ giá, trợ cước phục vụ đồng bào các dân tộc trên Miền núi, hải đảo được thuận tiện.
b. Có kế hoạch dự trữ hàng hoá thiết yếu (Theo danh mục hàng hoá chính sách quy định) để kịp thời xử lý tại chỗ khi tình huống bất trắc xẩy ra.
c. Chịu trách nhiệm chính trong việc vận chuyển và đảm bảo chất lượng hàng hoá bán có trợ giá, trợ cước vận chuyển lên miền núi theo yêu cầu của các tỉnh Miền núi và các tỉnh có Miền núi và hải đảo.
d. Than, nguồn tài nguyên đất nước là loại hàng hoá có đặc thù riêng, việc khai thác, tiêu thụ phải được thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ thị số 382/TTg ngày 28-7-1994 và Chỉ thị số 417/TTg ngày 17-7-1995 của Chính phủ vì vậy Tổng Công ty than Việt Nam phải đảm bảo đủ nguồn than, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của các tỉnh được trợ cước vận chuyển và ký hợp đồng cung ứng với các địa phương.
6. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh Miền núi, các tỉnh có Miền núi và hải đảo
a. Trên cơ sở kinh phí và trợ giá, trợ cước vận chuyển được Nhà nước phân bổ hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh có phương án triển khai thực hiện cụ thể báo cáo Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm các mặt hàng chính sách được thực hiện đầy đủ tại các điểm quy định trên các địa bàn Miền núi. Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tham gia cùng với sở Tài chính địa phương thẩm quyền quyết toán hàng năm.
b. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh ở địa phương và các đơn vị ngành hàng trung ương (xăng dầu, than...) đóng trên địa bàn tỉnh ký hợp đồng thực hiện bán hàng có trợ giá, trợ cước trên địa bàn tỉnh theo mức giá do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định và thanh toán kịp thời kinh phí cho các doanh nghiệp đã thực hiện theo từng quý.
c. Mặt hàng than đã quy định trong mục d, điểm 5 phần III, do vậy việc trợ cước vận chuyển chỉ thực hiện với các nguồn than do Tổng công ty than cung ứng. Riêng các tỉnh có mỏ than địa phương tự khai thác và tiêu thụ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh có phương án cụ thể trợ cước vận chuyển cho khối lượng than từ mỏ đi các huyện Miền núi có khó khăn (trong phạm vi kinh phí trợ cước vận chuyển được phân bổ cho mặt hàng than ở địa phương) báo cáo về Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Ban Vật giá Chính phủ trước khi triển khai thực hiện.
d. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sử dụng kinh phí trợ giá, trợ cước đúng mục đích, đúng mặt hàng quy định tại văn bản 7464 KT-TH ngày 30-12-1995 của Chính phủ. Không được sử dụng kinh phí này vào mục đích khác; không được đưa những mặt hàng được quy định bán có trợ giá, trợ cước ra bán giá không có trợ giá, trợ cước.
IV. CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí phân bổ cho các tỉnh để thực hiện chính sách được quy định trong văn bản 7464 KT-TH ngày 30-12-1995 của Chính phủ, hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp cùng với Bộ Tài chính cân đối vào ngân sách và cấp trực tiếp cho các tỉnh theo chế độ cấp "Kinh phí uỷ quyền" qua Sở Tài chính vật giá tỉnh. Sở Tài chính Vật giá tỉnh căn cứ vào phương án triển khai của tỉnh phù hợp với nguồn kinh phí và kết quả thực tế thực hiện của từng ngành hàng (hợp lệ theo quy định) để cấp kinh phí.
2. Thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá lên Miền núi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 80 TC-NSNN ngày 24-9-1993 và Thông báo số 1661 TC-NSNN ngày 9-7-1994 của Bộ Tài chính. Trừ phần cấp không thu tiền và đoạn: Trên cơ sở các hoá đơn bán hàng hợp lệ... (mục a điểm 4 thông báo 1661), đúng loại hàng, đúng địa bàn và trong phạm vi kinh phí đã được phân bổ hàng năm.
3. Hàng quý, năm Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo quy định tại văn bản số 827 UB-TH ngày 30-11-1995 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-1996, trong quá trình thực hiện có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, để xem xét, giải quyết.
Hoàng Đức Nghi (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 417-TTg năm 1995 về việc tiếp tục chấn chỉnh tổ chức, tăng cường quản lý, lập lại trật tự, đẩy mạnh sản xuất trong khai thác và kinh doanh than do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 41/UB-TT-1996 quy định và hướng dẫn tiêu chí từng khu vực ở vùng dân tộc - miền núi do Ủy ban dân tộc miên núi ban hành
Thông tư 137/UB-TTLB-1996 hướng dẫn thực hiện văn bản 7464 KT-TH-1995 về chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa lên miền núi do Ủy ban dân tộc miên núi ban hành
- Số hiệu: 137/UB-TTLB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/03/1996
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
- Người ký: Hoàng Đức Nghi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra