Chương 4 Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chương IV
QUY TRÌNH ĐIỀU TRA BỆNH DỊCH/Ổ DỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH
Điều 9. Các bước tiến hành điều tra bệnh dịch/ổ dịch
1. Chuẩn bị điều tra bệnh dịch/ổ dịch.
2. Xác định sự tồn tại của bệnh dịch/ổ dịch.
3. Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh đầu tiên.
4. Mô tả quá trình diễn biến của bệnh dịch/ổ dịch theo thời gian, địa điểm, con người.
5. Tìm hiểu đặc điểm dân số học, kinh tế - xã hội để phát hiện nhóm cảm thụ hoặc nhóm nguy cơ đối với bệnh dịch/ổ dịch đã được xác định.
6. Điều tra các yếu tố liên quan đến bệnh dịch/ổ dịch quy định tại
7. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định bệnh dịch/ổ dịch, xác định nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và nhóm nguy cơ mắc bệnh.
8. Nhận định, tiên lượng tình hình dịch.
9. Đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.
10. Báo cáo kết quả điều tra bệnh dịch/ổ dịch.
1. Việc thu thập, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm thực hiện theo Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
2. Trong trường hợp cơ sở y tế không có khả năng thực hiện các xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh cần liên hệ với cơ sở y tế tuyến trên để gửi mẫu bệnh phẩm cũng như hướng dẫn thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.
Điều 11: Hoạt động xử lý ổ dịch
1. Chuẩn bị:
a) Nhân lực;
b) Ngân sách cho điều tra và các hoạt động xử lý ổ dịch;
c) Thuốc, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị xử lý ổ dịch, trang thiết bị cấp cứu và các dụng cụ y tế khác;
d) Đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch (nếu cần): xác định tuyến sẽ hỗ trợ, cơ sở, phương thức, thời gian, nội dung hỗ trợ của tuyến trên và liên ngành.
2. Thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch
Các hoạt động xử lý phòng, chống bệnh dịch/ổ dịch tùy theo từng bệnh hoặc hội chứng bệnh trên cơ sở kết quả điều tra bệnh dịch/ổ dịch, bao gồm các biện pháp sau đây:
a) Xử lý nguồn bệnh:
- Thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh;
- Cách ly y tế;
- Điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm;
- Xử lý chất thải của người, động vật và các nguồn truyền nhiễm khác.
b) Xử lý đường truyền bệnh:
- Thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh;
- Vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có dịch.
c) Bảo vệ người lành:
- Vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân;
- Bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Triển khai công tác tiêm chủng;
- Thông tin, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng.
Thực hiện theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 13/2013/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/04/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 227 đến số 228
- Ngày hiệu lực: 15/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Đối tượng và bệnh truyền nhiễm cần giám sát
- Điều 4. Hình thức và loại hình giám sát
- Điều 5. Địa điểm giám sát
- Điều 6. Nội dung giám sát
- Điều 9. Các bước tiến hành điều tra bệnh dịch/ổ dịch
- Điều 10. Thu thập, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm
- Điều 11. Hoạt động xử lý ổ dịch
- Điều 12. Thông tin, báo cáo
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng
- Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý khám, chữa bệnh
- Điều 15. Trách nhiệm của các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng
- Điều 16. Trách nhiệm của Sở Y tế
- Điều 17. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
- Điều 18. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 19. Trách nhiệm của y tế các Bộ, Ngành