Chương 4 Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ CỦA KHOA GÂY MÊ - HỒI SỨC
Điều 13. Yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng
Nội dung công trình và giải pháp thiết kế của Khoa gây mê - hồi sức thực hiện theo Điểm 5.8.2 Khoản 5 Khoa Phẫu thuật gây mê - hồi sức của TCXDVN 365: 2007 “Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế” ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều 14. Trang thiết bị, thuốc và vật tư tiêu hao
1. Bộ phận phẫu thuật :
a) Bộ phận phẫu thuật tối thiểu phải có 02 (hai) phòng mổ.
b) Mỗi phòng mổ phải bảo đảm các trang thiết bị như sau:
- Đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và thuốc bảo đảm gây mê - hồi sức theo danh mục quy định phù hợp danh mục phẫu thuật, thủ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Một bàn phẫu thuật đa tư thế;
- Bàn đặt dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật;
- Bộ dụng cụ phẫu thuật phù hợp;
- Hệ thống ôxy, khí nén, máy hút chân không;
- Một máy mê kèm thở có bình bốc hơi cho thuốc mê hô hấp (tốt nhất là dùng được hệ thống gây mê kín);
- Một máy monitor 5 thông số (điện tim, huyết áp không xâm lấn, SpO2, nhịp thở, nhiệt độ) hoặc máy có nhiều thông số gồm cả thông số đo huyết áp xâm lấn, EtCO2, phân tích khí gây mê và thăm dò huyết động chuyên sâu khác cho một số người bệnh nặng hoặc phẫu thuật chuyên khoa sâu;
- Tối thiểu 01 bơm tiêm điện có ắc quy hoạt động;
- Vật tư tiêu hao cùng các phương tiện cấp cứu hô hấp và tuần hoàn;
- Phương tiện làm ấm dịch và truyền dịch nhanh;
- Phương tiện sưởi ấm người bệnh.
c) Phương tiện dùng chung cho khu phẫu thuật gồm máy chống rung, bộ đặt nội khí quản khó, mặt nạ thanh quản các cỡ, máy nội soi phế quản mềm;
d) Các khu vực cần gây mê - hồi sức (ngoài khu mổ) cũng phải có trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho việc an thần, gây mê, gây tê, cấp cứu hô hấp và tuần hoàn.
2. Bộ phận hồi tỉnh:
a) Bộ phận hồi tỉnh được bố trí liền kề với bộ phận phẫu thuật, có số giường bệnh tối thiểu bằng 1,5 lần số bàn phẫu thuật;
b) Các trang thiết bị văn phòng;
c) Các trang thiết bị y tế:
- Khí y tế (oxy, khí nén);
- Máy hút;
- Máy theo dõi điện tim và đo huyết áp;
- Thiết bị theo dõi SpO2;
- Thiết bị theo dõi thân nhiệt;
- Phương tiện sưởi ấm người bệnh;
- Phương tiện làm ấm máu và dịch truyền;
- Máy thở, dụng cụ để cấp cứu đường thở;
- Máy chống rung;
- Trang thiết bị để thực hiện các biện pháp giảm đau;
- Cơ số thuốc và vật tư tiêu hao cần thiết.
3. Bộ phận Hồi sức ngoại khoa:
Bộ phận hồi sức ngoại khoa phải bảo đảm một số yêu cầu sau:
- Có đủ giường bệnh điều khiển nhiều tư thế có tấm lót không cản quang cho phép chụp X quang tại giường;
- Mỗi giường có monitor đa thông số, máy thở, máy truyền dịch và bơm tiêm điện, nguồn khí y tế (2 ổ cắm oxy, 1 ổ khí nén, 2 ổ hút chân không). Khuyến khích mỗi buồng chỉ có 1 giường bệnh, có thiết kế thích hợp;
- Buồng cách ly dự phòng và buồng cách ly nhiễm trùng trong trường hợp cần thiết;
- Đủ cơ số thuốc, vật tư tiêu hao theo quy định;
- Các phương tiện làm thủ thuật tại giường: máy chống rung tim, máy ghi điện tim, máy chụp X quang tại giường, monitor và máy thở;
- Phương tiện sưởi ấm người bệnh;
- Phương tiện làm ấm máu và dịch truyền;
- Phương tiện chống đau;
- Máy siêu âm và các phương tiện xét nghiệm nhanh tại giường;
- Đối với bộ phận hồi sức ngoại khoa của bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt có thêm các dụng cụ sau: dụng cụ để cân giường người bệnh, máy lọc ngoài thận, máy đo lưu lượng tim, máy siêu âm tim qua thực quản tại giường, hệ thống monitor trung tâm.
- Khu rửa dụng cụ và khử trùng;
- Khu bảo quản trang thiết bị;
- Khu bảo quản thuốc và vật tư y tế tiêu hao;
- Khu chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh;
- Nơi đón tiếp người đến thăm người bệnh;
- Các phòng làm việc của nhân viên y tế, phòng nghỉ trực, phòng ăn, thay trang phục, vệ sinh.
4. Bộ phận chống đau:
Tùy theo điều kiện và phương pháp điều trị đau, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có các trang thiết bị cơ bản như sau:
a) Thuốc, trang thiết bị và vật tư tiêu hao để chống đau và xử trí biến chứng;
b) Phương tiện đánh giá đau;
c) Phương tiện liên lạc của người bệnh với nhân viên y tế.
5. Bộ phận khám trước gây mê:
a) Cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của phòng khám bệnh chung;
b) Trang thiết bị y tế, thuốc, vật tư tiêu hao cần thiết đáp ứng yêu cầu khám chuyên khoa gây mê, hồi sức.
6. Bộ phận hành chính:
a) Bố trí phòng giao ban, khu vực tiếp đón người bệnh, phòng nhân viên, phòng trực;
b) Các trang thiết bị văn phòng cần thiết.
Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 13/2012/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/08/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 639 đến số 640
- Ngày hiệu lực: 10/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cơ cấu tổ chức
- Điều 5. Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức
- Điều 6. Bố trí nhân lực
- Điều 7. Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê - hồi sức
- Điều 8. Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê - hồi sức
- Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng khoa gây mê - hồi sức
- Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
- Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên trưởng của khoa gây mê - hồi sức
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và hộ lý
- Điều 15. Phối hợp với các khoa hệ ngoại
- Điều 16. Phối hợp với các khoa liên quan trong bệnh viện
- Điều 17. Phối hợp vận chuyển, cấp cứu ngoại viện