Chương 2 Thông tư 123/2011/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, khai thác phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Quản lý, duy trì và đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động thông suốt của hệ thống;
b) Đảm bảo an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài sản nhà nước được cài đặt tại Bộ Tài chính;
c) Hướng dẫn xử lý các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng Phần mềm; chia sẻ thông tin về dữ liệu tài sản nhà nước kịp thời, chính xác để các đơn vị khai thác, sử dụng có hiệu quả; bảo mật các thông tin được chia sẻ;
d) Phát triển hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, nâng cấp Phần mềm nhằm đáp ứng sự thay đổi về công nghệ và thay đổi yêu cầu nghiệp vụ;
e) Đảm bảo tính chính xác của các bộ mã danh mục dùng chung, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đồng bộ sang Phần mềm;
g) Tổng hợp nhu cầu cấp, thay đổi, thu hồi chứng thư số gửi Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện bàn giao chứng thư số cho cán bộ quản trị Phần mềm.
2. Cơ quan quản lý công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện vận hành Phần mềm quy định tại
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Xây dựng yêu cầu về nghiệp vụ báo cáo kê khai tài sản nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong từng thời kỳ làm cơ sở để xây dựng, nâng cấp Phần mềm;
b) Tổ chức tập huấn cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhập, duyệt, chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu và các nghiệp vụ liên quan khác;
c) Khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước để phục vụ công tác lập kế hoạch (ngắn hạn, dài hạn), công tác chỉ đạo, điều hành, báo cáo, phân tích, dự báo của Chính phủ, của Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
2. Cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đảm bảo việc nhập, duyệt, chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.
1. Chứng thư số được cấp cho các cán bộ quản trị Phần mềm thuộc Bộ Tài chính, cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương; Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cán bộ quản trị Phần mềm phải kê khai thông tin đăng ký cấp chứng thư số theo mẫu quy định của Bộ Nội vụ gửi Bộ Tài chính tổng hợp, phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ để làm thủ tục cấp chứng thư số.
Trường hợp chứng thư số bị mất, hỏng, không sử dụng hoặc có sự thay đổi cán bộ quản trị Phần mềm, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ quản trị Phần mềm phải thông báo kịp thời cho Bộ Tài chính biết, có biện pháp xử lý phù hợp.
3. Việc quản lý chứng thư số thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BNV ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Điều 8. Nhập, duyệt và chuẩn hoá dữ liệu trong Phần mềm
1. Định danh mã đơn vị:
a) Căn cứ mã đơn vị có quan hệ với ngân sách thuộc Danh mục dùng chung của Bộ Tài chính, cơ quan tài chính của cácBộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chuyển mã của tất cả các đơn vị có quan hệ với ngân sách sang mã đơn vị trong Phần mềm, đồng thời kiểm tra lại hệ thống mã đã chuyển, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ các thông tin của đơn vị.
b) Đối với các đơn vị có tài sản nhà nước phải kê khai báo cáo nhưng không có mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm định danh mã của các đơn vị đó vào Phần mềm để thực hiện kê khai đăng ký.
Cách định danh mã đơn vị trong Phần mềm thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng Phần mềm ban hành tháng 9 năm 2009 của Bộ Tài chính.
c) Cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, rà soát mã đơn vị để tránh bị trùng lắp, đóng mã số đơn vị đối với đơn vị có quyết định chấm dứt hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất.
2. Nhập dữ liệu tài sản:
a) Căn cứ Tờ khai, các hồ sơ kèm theo hoặc File dữ liệu về nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô; tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, cơ quan tài chính của cácBộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp lý của dữ liệu; thực hiện nhập và duyệt tài sản (gồm: nhập số dư ban đầu và biến động tài sản) vào Phần mềm; thường xuyên hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, chuẩn hoá dữ liệu đã nhập một cách đầy đủ và chính xác; trường hợp dữ liệu do các cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo chưa đầy đủ, chưa chính xác hoặc không hợp lý thì yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, chỉnh lý trước khi duyệt tài sản vào Cơ sở dữ liệu.
b) Căn cứ tình h& igrave;nh thực tế, cơ quan tài chính của các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định phân cấp việc nhập dữ liệu cho một số đơn vị bậc 2 (Tổng cục, Cục chuyên ngành, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính Kế hoạch các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị tương đương) có số lượng tài sản lớn, biến động nhiều hoặc đã được phân cấp quyết định mua sắm, đầu tư xây dựng đối với các tài sản thuộc đối tượng phải báo cáo kê khai. Việc phân cấp cho các đơn vị này phải được Bộ Tài chính thống nhất bằng văn bản.
c) Nghiêm cấm hành vi cố ý kê khai, nhập, duyệt dữ liệu tài sản không đúng quy định, làm sai lệch số liệu tài sản. Trường hợp cố tình vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Duyệt dữ liệu tài sản:
Mỗi cơ quan tài chính của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp một Chứng thư số cho cán bộ quản trị Phần mềm để duyệt dữ liệu về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước. Trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lượng tài sản lớn, biến động hàng năm nhiều hoặc đã phân cấp việc quyết định mua sắm, đầu tư xây dựng, xử lý tài sản thuộc đối tượng phải báo cáo kê khai cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương; Sở, ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì có thể được cấp thêm Chứng thư số theo đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính và Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tiến độ nhập liệu; phối hợp kiểm tra, rà soát để chuẩn hoá dữ liệu.
1. Bộ Tài chính được khai thác thông tin về tài sản nhà nước của cả nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
2. Các Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền khai thác thông tin tài sản nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản kê khai trong Phần mềm có quyền khai thác thông tin tài sản nhà nước của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.
4. Việc phân quyền khai thác thông tin tài sản nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này do Thủ trưởng của cơ quan tài chính các Bộ, cơ quan trung ương, Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
1. Thông tin lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu được sử dụng để:
a) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các báo cáo khác có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Làm cơ sở cho việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc đầu tư xây dựng, mua sắm, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, sử dụng, xử lý (thu hồi, bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu huỷ) tài sản nhà nước.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng số liệu về tài sản nhà nước trong Phần mềm vào mục đích cá nhân mà không được phép của cơ quan, nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cố tình vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 11.Kinh phí đảm bảo việc quản lý, khai thác Phần mềm
1. Kinh phí cho việc xây dựng, nâng cấp, duy trì Phần mềm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính.
2. Kinh phí cho việc nhập, duyệt dữ liệu trong Phần mềm được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mức chi cho việc nhập, duyệt, chuẩn hoá dữ liệu về tài sản nhà nước do đơn vị thực hiện tối đa là 50% mức chi nhập dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Mục II Phần II Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Thông tư 123/2011/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, khai thác phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 123/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 497 đến số 498
- Ngày hiệu lực: 15/10/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện vận hành Phần mềm