Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH ******* Số: 122-TC/HCP/P3 | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 1958 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Kính gửi: | các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh, thành phố, các Khu, Sở, Ty Tài chính. |
Tại thông tư số 5291-TN ngày 19-11-1958, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chủ trương cho quy vốn mua Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ ra vàng theo giá vàng ở Nam Bộ lúc mua và lấy giá vàng chính thức hiện nay ở miền Bắc để thanh toán.
Chấp hành chỉ thị trên, thông tư này nhằm mục đích giải thích thêm về lý do phải thanh toán theo giá vàng, đồng thời quy định cụ thể cách thức thanh toán.
I . LÝ DO THANH TOÁN THEO GIÁ VÀNG
Việc quy giá vốn và giá thanh toán các Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ, vì là một vấn đề lớn rất phức tạp, nên phải mất một thời gian điều tra và nghiên cứu rất lâu trong nhiều cuộc hội nghị, giữa:
a) Các cơ quan có liên quan: Ban Kinh tế Chính phủ, Ban Thống nhất trung ương, Bộ Nội vụ, Ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính.
b) Và giữa các cán bộ trước đây lãnh đạo Nam bộ, các cán bộ phụ trách kinh tế tài chính và một số các cán bộ lãnh đạo các tỉnh Nam bộ, hiện nay tập kết ra Bắc.
Việc điều tra và nghiên cứu đã trải qua các giai đoạn sau đây:
Theo nghị định số 383-NĐ ngày 11-09-1952 thì Công phiếu kháng chiến phải quy ra thóc theo giá lúc mua ở nơi mua và trả bằng tiền theo giá thóc tại nơi mua lúc thanh toán.
Vì tình hình chiến sự trước kia và tình hình chính trị hiện nay (đất nước tạm thời bị chia cắt) việc sưu tầm giá thóc ở các tỉnh Nam bộ gặp rất nhiều khó khăn: tài liệu không đầy đủ, chính xác, nên trước đây, về giá thanh toán, có ba ý kiến:
1) Lấy giá thóc miền Tây Nam bộ lúc tập kết.
2) Lấy giá thóc hiện nay ở miền Bắc.
3) Lấy giá thóc hiện nay ở Nam bộ.
Nghiên cứu kỹ ba ý kiến trên, thì thấy:
- Nếu lấy giá thóc Miền Tây Nam bộ lúc tập kết thì không hợp lý, vì giá đó là giá đã cách đây 4 năm.
- Còn lấy giá thóc hiện nay ở Nam bộ thì mặc dầu đã hết sức tìm kiếm vẫn không có được đầy đủ các tài liệu.
Dù có tìm được thì giá thóc ấy cũng không thể dùng làm cơ sở để tính toán được, vì tài liệu này không chính xác, do chính sách giá cả của chính quyền miền Nam căn bản là sai.
- Còn nếu lấy giá thóc ở miền Bắc hiện nay thì thấy:
Một Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ mua ở Nam bộ có thể được trả từ 106.425 đồng đến 642.825 đồng, trong khi đó thì một phiếu cùng một loại mua cùng một thời gian ở Bắc bộ chỉ có thể được trả từ 2.475 đồng đến 70.200 đồng, tức là một phiếu Nam bộ được trả nhiều hơn một phiếu Bắc bộ từ 9 lần đến 259 lần, ảnh hưởng không tốt đến đoàn kết Bắc Nam.
Sự chênh lệch quá đáng ấy đã làm nổi bật những điều bất hợp lý như sau:
- Phiếu mua quy ra vốn theo giá thóc ở nơi hạ, lại trả theo giá thóc ở nơi cao trái với nghị định số 383-NĐ ngày 11-09-1952: phiếu mua ở địa phương nào thì thanh toán theo giá thóc lúc thanh toán ở địa phương ấy.
- Hơn nữa giá thóc ở Nam bộ cũng lại chênh lệch rất xa giữa miền Đông và miền Tây, nếu quy vốn và thanh toán theo giá thóc sẽ còn có thể phát sinh suy tị ngay trong hàng ngũ các cán bộ và đồng bào Nam bộ tập kết.
Ngoài ba ý kiến thanh toán theo giá thóc, lại có ý kiến đề nghị quy vốn và thanh toán theo giá sinh hoạt. Nghiên cứu lại, thấy cách này cũng không hợp lý vì nếu quy vốn và thanh toán theo giá sinh hoạt thì phải:
a) Căn cứ vào lương tháng: trong thời kỳ kháng chiến, các cán bộ Nam bộ nói chung đều ở nhà nhân dân, tăng gia tự túc hoặc được gia đình tiếp tế, nên không lĩnh lương, khi cần thiết lắm mới xin cấp sinh hoạt phí, nhiều ít tùy từng vùng, vào khoảng từ 13đ. ĐD đến 45đ. ĐD một tháng.
Nếu lấy sinh hoạt phí cao nhất như năm 1949 ở Rạch giá là 45đ. ĐD làm căn cứ, thì mua 1 Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ. phải mất:
1.000đ | = 22 tháng sinh hoạt phí |
45đ |
Lương trung bình của một cán bộ ở miền Bắc năm 1957 (lúc nghiên cứu vấn đề này) là 3 vạn đồng 1 tháng. Nếu lấy lương tháng làm căn cứ thì phiếu ấy phải trả thành tiền là 3 vạn x 22 = 66 vạn. Như vậy, số tiền phải trả lại còn không hợp lý hơn cách tích nói ở trên (nhiều hơn 259 lần).
Cách này chẳng những bất hợp lý ở chỗ số tiền phải trả quá nhiều mà còn ở chỗ: về căn bản tính chất lương hiện nay ở miền Bắc và tính chất sinh hoạt phí trước đây ở Nam bộ không giống nhau, do đó không thể dùng làm cơ sở chung để tính toán được.
b) Căn cứ vào vật giá: Khó khăn ở chỗ:
- Không biết lấy vật phẩm gì làm tiêu chuẩn? (vải ? đường ?)
- Không có đủ tài liệu chính xác về giá cả của những vật phẩm ấy trong những năm 1948, 1949, 1950 và hiện nay ở Nam bộ (còn phức tạp hơn lấy giá thóc rất nhiều).
* * *
Vì những lẽ ấy, nêu sau khi xem xét các ý kiến kể trên, Thủ tướng Chính phủ thấy vấn đề này rất phức tạp và tài liệu lại thiếu sót không thể đòi hỏi giải quyết một cách công bằng tuyệt đối được và chỉ có thanh toán theo giá vàng là một biện pháp tương đối hợp lý hơn cả.
Do đó đã quyết định quy vốn và thanh toán theo giá vàng. Cách tính này tương đối hợp lý nhất vì:
a) Giá vàng ở Nam bộ không chênh lệch nhau lắm giữa miền Đông và miền Tây như giá thóc.
b) Giá vàng giữa Nam bộ và Bắc bộ, hiện nay và trước đây cũng thế, không chênh lệch nhau lắm như giá thóc và do đó số tiền trả cũng không chênh lệch quá như trả theo giá thóc (xem bảng tính sẵn đính kèm).
Cũng như đối với Công phiếu kháng chiến phát hành ở miền Bắc và Liên khu V, các Khu, Sở, Ty Tài chính có thể trả cho tất cả những trường hợp có phiếu chính thức.
Đối với các trường hợp không có phiếu chính thức mà chỉ có biên lai tạm thời, nói chung cũng thanh toán như phiếu chính thức (chỗ này có khác với việc chưa thanh toán biên lai của miền Bắc), vì ở Nam bộ, khi phát phiếu chính thức, biên lai tạm thời đều thu về và hủy bỏ. Trường hợp còn biên lai tạm tức là chưa nhận được phiếu chính thức.
Trường hợp nào nghi ngờ, thì lấy chứng nhận của cấp phụ trách chính quyền nơi bán phiếu (có thể lấy một trong các chứng nhận sau đây: chứng nhận của các Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh, ủy viên Ủy ban Hành chính phụ trách kinh tế tài chính hay Trưởng ban Kinh tế Tài chính hiện nay đã tập kết ra Bắc). Chữ ký và chức trách cũ của người chứng nhận phải có xác nhận của cơ quan hiện đang làm việc.
3) Năm ghi trên Công phiếu kháng chiến:
Nói chung, các cơ quan Tài chính sẽ căn cứ vào năm ghi trên phần chính phiếu để tính trả.
Trong những năm: 1948-1949 ở Nam bộ, Chính phủ phát hành Công phiếu kháng chiến, nhưng chưa có phiếu chính thức, nên ở một vài địa phương chỉ phát biên lai tạm thời, đến năm 1951 mới có phiếu chính thức. Do đó, phiếu mua năm 1948-1949 lại ghi năm phát phiếu là năm 1951. Tuy nhiên, năm ghi trên các phiếu lãi lại ghi đúng với năm mua phiếu.
Vậy đối với những phiếu loại này, thì có thể thanh toán theo năm mua phiếu, không theo năm phát phiếu.
Các Khu, Sở, Ty Tài chính sẽ căn cứ vào bảng tính sẵn đính kèm để tính số tiền phải trả.
Trong bảng tính sẵn, cần chú ý mấy điểm sau đây:
a) Giá quy vốn: Giá quy vốn các Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ là giá vàng trung bình hàng năm lúc mua phiếu ở Nam bộ.
b) Giá thanh toán: Giá thanh toán (29 vạn) là giá vàng Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc bán ra tháng 12-1958 ở Bắc bộ (giá này không thay đổi từ tháng 08-58 đến tháng 12-58). Lấy giá cố định này thanh toán cho hết số phiếu ở Nam bộ đã mang ra Bắc khi tập kết, nghĩa là không thay đổi khi giá vàng tăng hoặc giảm vì nếu thay đổi rất phức tạp.
c) Công thải Nam bộ (C.T.N.B): Công thải Nam bộ có ba loại: 100đ, 500đ, và 1.000đ, nhưng thực tế, chỉ phát hành có một loại 100đ, bán bằng tiền Đông dương trong các năm 1947 và 1948 ở Nam bộ.
Công thải Nam bộ không có phiếu lãi, không ghi tên, không ghi năm mua và nơi mua, vì vậy khi thanh toán, các Khu, Sở Ty Tài chính sẽ căncứ vào lời khai của chủ phiếu để tính trả (lời khai phải ghi rõ năm mua phiếu và phải có chứng nhận của cấp phụ trách chính quyền nơi bán phiếu có thể lấy 1 trong các chứng nhận kể ở điểm 2).
d) Công phiếu kháng chiến (C.P.K.C) – Vì Công phiếu kháng chiến quy theo giá vàng trung bình ở toàn Nam bộ, nên số tiền trả thống nhất cho tất cả các tỉnh Nam bộ, không phân biệt phiếu mua ở tỉnh này hay tỉnh khác.
Khi trả, chỉ cần phân biệt phiếu thuộc loại nào, mua năm nào và mua bằng tiền Đông Dương hay bằng tiền Việt Nam.
Trong bảng tính sẵn, riêng về năm 1948 và năm 1949, thì không cần phân biệt phiếu mua bằng tiền Đông Dương hay tiền Việt Nam, vì trong 2 năm đó, giá trị hai thứ tiền ngang nhau, số tiền trả bằng nhau cho 2 loại phiếu, nhưng từ năm 1950 trở đi, tiền Việt Nam, so với tiền Đông Dương, đã mất giá:
Năm 1950, mất 30%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 70đ, Đông Dương.
Năm 1951, mất 50%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 50đ. Đông Dương.
Năm 1952, mất 75%, tức là 100đ. Việt Nam chỉ bằng 25đ. Đông Dương.
Vì vậy, khi trả các phiếu phát hành trong các năm 1950, 1951 và 1952 cần chú ý phân biệt phiếu mua bằng tiền Đông Dương hay tiền Việt Nam.
Phiếu mua bằng tiền Đông Dương thì trên phiếu không ghi gì.
Nếu phiếu mua bằng tiền Việt Nam, thì trên phiếu sau số tiền 200đ, 1.000đ v.v... có ghi thêm mấy chữ viết hay "Bạc Việt Nam". Tuy nhiên, cũng có phiếu không ghi. Vậy đối với các phiếu không ghi, nếu chủ phiếu cho biết là mua bằng tiền Việt Nam thì không có gì phải nghiên cứu thêm, vì đa số các phiếu đều mua bằng tiền Việt Nam, nhất là các phiếu loại lớn. Nhưng nếu chủ phiếu nói là mua bằng tiền Đông Dương thì đề nghị nên có sự chứng nhận của cấp chính quyền cũ như đã nêu ở điểm 2.
5) Điều chỉnh các phiếu trước đây đã được tạm ứng:
Có một số phiếu trước đây đã được tạm ứng nay sẽ điều chỉnh lại, nếu số tiền tạm ứng chưa đủ, thì trả thêm cho đủ. Nếu tiền tạm ứng thừa, thì không đặt vấn đề truy nạp nữa.
6) Theo thường lệ các Khu, Sở, Ty Tài chính sẽ trích Tổng dự toán tỉnh tạm ứng trả cho Bộ, rồi hàng tháng (hoặc hàng tuần tùy trường hợp tạm ứng nhiều hay ít) báo cáo Bộ, dựa theo mẫu báo cáo về Công phiếu kháng chiến miền bắc, để Bộ cấp kinh phí điều chỉnh.
Các phiếu sau khi đã thanh toán, đều phải đóng dấu "Đã thanh toán ngày ... tháng ... năm ..." bằng chữ to rất rõ ràng. Dưới dòng chữ ấy, các Khu, Sở, Ty Tài chính sẽ đóng dấu của cơ quan, đề ngày và ký tên; những phiếu đã thanh toán, sẽ lưu ở địa phương, nhưng cần xếp riêng, không để chung với phiếu phát hành ở miền Bắc để tiện việc kiểm soát. Các phiếu đã thanh toán cũng phải bảo quản cẩn thận.
* * *
Theo tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ mong các Ủy ban đặt kế hoạch thực hiện cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương. Đặc biệt chú ý lãnh đạo tư tưởng, giải thích cho anh chị em bộ đội, cán bộ và đồng bào thông cảm vấn đề này: một mặt, nêu lên sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, mặt khác cũng phải nêu khó khăn, phức tạp của vấn đề, đồng thời nhớ nhấn mạnh tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng và đoàn kết của mọi người để thanh toán tốt, gọn, không nên đặt vấn đề trở đi trở lại kéo dài, vừa không lợi cho anh chị em vừa không lợi cho Chính phủ.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Công thải Nam bộ (CTNB) bán trong các năm 1947 và 1948 hoàn toàn bằng tiền Đông Dương, còn Công phiếu kháng chiến (CPKC) thì bắt đầu bán ở Nam bộ từ năm 1948 đến 1952 thì kết thúc.
CPKC bán ở Nam bộ vừa bằng tiền Việt Nam vừa bằng tiền Đông Dương (một ít nơi bán bằng thóc).
Trong các năm 1948, 1949, tiền Việt Nam ngang giá với tiền Đông Dương, hay có kém, cũng chỉ kém chút ít.
Nhưng bắt đầu từ 1950 trở đi thì so với tiền Đông Dương, tiền Việt Nam đã sụt giá, đến 1952 thì sụt nhiều.
Trước tình hình lúc ấy tiền Việt Nam càng ngày càng sụt giá nếu sau 5 năm, khi thanh toán chỉ trả nguyên số tiền ghi trên phiếu, thì nhân dân sẽ bị thiệt nhiều.
Để đảm bảo quyền lợi của người mua phiếu, ngày 11-09-1952, Chính phủ đã ban hành nghị định quy vốn CPKC ra thóc.
Cứ theo tinh thần nghị định ấy thì:
Phiếu mua ở miền Bắc sẽ quy ra thóc và thanh toán theo giá thóc miền Bắc.
Phiếu mua ở miền Nam sẽ quy ra thóc và thanh toán theo giá thóc miền Nam.
Đến nay, tình hình đã thay đổi, khác với lúc ban hành nghị định.
Ngoài số phiếu phát hành ở miền Bắc, miền Bắc còn phải thanh toán cả những phiếu của đồng bào, cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết đem ra.
Đối với các phiếu này, không thể áp dụng nguyên văn nghị định trên được vì quy vốn theo giá thóc miền Nam (nơi thóc rẻ) lại thanh toán theo giá thóc miền Bắc (nơi thóc đắt) thì không hợp lý (nên Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thanh toán theo giá vàng).
Làm như vậy, sẽ ảnh hưởng không tốt đến đoàn kết Bắc Nam, vì so sách 2 phiếu cùng loại, mua cùng một năm, thì phiếu mua ở miền Nam được trả nhiều hơn phiếu miền Bắc một cách quá đáng.
Ví dụ: Một CPKC loại 1.000đ mua năm 1949 ở một nơi giá thóc cao nhất ở miền Bắc (ví dụ Hòa Bình – giá 1kg thóc là 84đ) thì sẽ được trả là: (chưa kể lãi).
Vốn quy ra thóc: | 1.000đ | = 11kg |
84đ |
Thành tiền là: (theo giá thu mua thóc của Mậu dịch hiện nay là 225đ một kg).
225 x 11 = | 2.475đ |
Và một công phiếu kháng chiến cũng loại 1.000đ cũng mua năm 1949 tại miền Bắc ở một nơi giá thóc hạ thấp (ví dụ Hải Ninh, giá 1kg thóc là 3đ20) thì sẽ được trả là: (chưa kể lãi).
Vốn quy ra thóc: | 1.000đ | = 312kg | |||
3đ2 | |||||
Thành tiền là: | 225đ x 312 = | 70.200đ | |||
Trái lại một công phiếu kháng chiến cùng loại 1.000đ mua năm 1959 tại Nam bộ ở một nơi giá thóc cao nhất (ví dụ ở Sài gòn – giá 1kg thóc là 2$11) thì sẽ được trả là (chưa kể lãi).
1.000đĐD | = 473kg |
24ĐD 11 |
Thành tiền theo giá thóc hiện nay ở miền Bắc là: 225đ x 473 = 106.425đ.
Và một công phiếu kháng chiến cùng loại 1.000đ cũng mua năm 1949 tại Nam bộ ở một nơi giá thóc hạ nhất (ví dụ ở Rạch Giá, giá 1kg thóc là 0$35) thì sẽ được trả là (chưa kể lãi).
1.000đĐD | = 2.857kg |
0ĐD, 35 |
Thành tiền theo giá thóc hiện nay ở miền Bắc là: 225đ x 2857 = 642.825đ.
Như vậy là: một công phiếu kháng chiến loại 1.000đ mua năm 1949 ở miền Bắc được trị giá (chưa kể lãi) từ 11 ki-lô đến 312kg và được trả từ 2.475đ đến 70.200đ.
Trái lại, 1 công phiếu kháng chiến cùng loại 1.000đ và cùng mua năm 1949 ở miền Nam sẽ được trả từ 106.425đ, đến 642,825đ, trị giá từ 473kg đến 2.857 kg.
Như vậy, 1 công phiếu kháng chiến loại 1.000đ, năm 1949, nếu mua ở miền Nam sẽ được trả nhiều hơn phiếu mua ở miền Bắc từ:
9 lần (642.825đ so với 70.200đ)
đến 259 lần (642.825đ so với 2.475đ)
Hơn nữa, giá thóc ở Nam bộ lại cũng chênh lệch rất xa giữa miền Đông và miền Tây, nêu quy vốn theo giá thóc sẽ còn có thể phát sinh suy tỵ ngay trong hàng ngũ các cán bộ và đồng bào Nam bộ tập kết.
* * *
Vì những lý do trên hiện nay không thể căn cứ vào giá thóc để quy vốn và thanh toán Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến Nam bộ đã đem ra Bắc được.
Sau khi nghiên cứu, thì có thể lấy giá vàng để thay thế giá thóc vì:
a) Giá vàng giữa hai miền (miền Bắc và miền Nam) trước đây và hiện nay cũng thế, không chênh lệch nhiều như giá thóc.
b) Giá vàng ở Nam bộ lại cũng tương đối thống nhất giữa miền Đông và miền Tây, không chênh lệch nhau lắm như giá thóc.
Thanh toán theo giá vàng thì một phiếu loại 1.000đ mua năm 1949 ở Nam bộ sẽ được trả (chưa kể lãi) 217.500đ tức là cũng còn hơn phiếu đồng loại ở miền Bắc từ 3 lần (217.500đ so với 70.200đ) đến 87 lần (217.500đ so với 2.475đ).
Tuy có chênh lệch, nhưng chênh lệch không đến nỗi quá đáng như phiếu quy theo giá thóc.
Công bằng tuyệt đối thì rất khó. Ta cần lấy sự quan tâm của Đảng, của Chính phủ kết hợp với tinh thần yêu nước và cách mạng của bộ đội, cán bộ và đồng bào mà giải quyết cho đúng đắn các quan hệ trên.
Giải thích về cách sử dụng bảng tính sẵn các số tiền trả Công thải Nam bộ và Công phiếu kháng chiến phát hành ở Nam bộ
Giá vàng là giá trung bình hàng năm 1 lạng vàng nặng 37gr5 ở Sài gòn coi như giá chung cho toàn Nam bộ.
2) Số tiền trả Công thải Nam bộ.
Số tiền trả Công thải Nam bộ ghi ở cột 8 bảng I.
Số tiền này áp dụng thống nhất cho tất cả các phiếu cùng loại mua cùng năm ở Nam bộ, không phân biệt phiếu mua ở tỉnh nào, đầu năm hay cuối năm.
Thí dụ: 1 Công thải Nam bộ loại 100 mua tháng 01-1948 ở Bà Rịa và 1 Công thải Nam bộ loại 100 mua tháng 12-1948 ở Cần Thơ.
Số tiền trả mỗi phiếu trên đều bằng nhau, cụ thể mỗi phiếu sẽ được trả 31.900đ Ngân hàng.
3) Số tiền trả Công phiếu kháng chiến.
Số tiền trả Công phiếu kháng chiến ghi ở cột 13 bảng II.
Số tiền này áp dụng cho tất cả các phiếu cùng loại mua cùng năm ở Nam bộ, không phân biệt phiếu mua ở tỉnh nào, đầu năm hay cuối năm.
Thí dụ: 1 Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ mua tháng 01-1949 ở Chợ lớn và 1 Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ mua tháng 12-1949 ở Rạch Giá.
Số tiền trả mỗi phiếu trên đều bằng nhau, cụ thể mỗi phiếu sẽ được trả 249.400đ.
Chú ý: Đối với các Công phiếu kháng chiến phát hành trong các năm 1950, 1951 và 1952, bảng tính sẵn ghi 2 số tiền trả khác nhau:
- Một số tiền trả các phiếu mua bằng tiền Đông Dương.
- Một số tiền trả các phiếu mua bằng tiền Việt Nam.
Vậy khi tính trả cần chú ý để tránh nhầm lẫn
4) Thể thức triết tính số tiền phải trả.
a) Thí dụ: 1 Công thải Nam bộ loại 100đ mua năm 1948 ở Sài gòn (hay ở một tỉnh khác thuộc Nam bộ).
Vốn tấm phiếu trên là | 100đĐD |
Lãi 4% = (hiện nay chỉ tính đến 5 năm) 1 năm là 4đĐD; 5 năm là 4 x 5 = | 20đĐD |
Cộng | 120đĐD |
Giá vàng trung bình ở Nam bộ năm 1948 là 1.085$ 1 lạng.
Vậy tấm phiếu trên trị giá bằng vàng là: 120:1.085 = 0 lạng 11;
Quy ra tiền Ngân hàng (theo giá vàng bán ra hiện nay ở miền Bắc của Công ty Mỹ nghệ Vàng bạc là 29 vạn 1 lạng): 290.000đ NH x 0,11 = 31.900đ Ngân hàng.
b) Công phiếu kháng chiến mua bằng tiền Đông Dương.
Thí dụ: 1 CPKC loại 1.000đ mua năm 1949 bằng tiền Đông Dương ở Mỹ Tho (hay ở một tỉnh khác thuộc Nam bộ).
Vốn tấm phiếu trên là Lãi 3% (hiện nay chỉ tiến đến 5 năm) 1 năm là 30đ 5 năm là 30 x 5 = | 1.000đĐD 150đĐD |
Cộng vốn và lãi là | 1.150đĐD |
Giá vàng trung bình ở Nam bộ năm 1949 là 1.330đĐD 1 lạng, vậy tấm phiếu trên trị giá bằng vàng là:
1.150 : 1.300 = 0 lạng 86 quy ra tiền Ngân hàng theo giá vàng hiện nay ở miền Bắc (29 vạn) là: 290.000đNH x 0,86 = 249,400đNH.
c) Công phiếu kháng chiến mua bằng tiền Việt Nam.
Thí dụ: 1 CPKC loại 5.000đ mua năm 1952 bằng tiền Việt Nam ở Bạc Liêu (hay ở một tỉnh khác thuộc Nam bộ).
Vốn tấm phiếu trên là Lãi 1 năm là 150đVN 5 năm là 150 x 5 = | 5.000đVN 750đVN |
Cộng vốn và lãi là | 1.150đVN |
Năm 1952, tiền Việt Nam ở Nam bộ, so với tiền Đông Dương mất giá 75%, tức là
100đ VN chỉ còn ăn có 25đĐD
Vậy tấm phiếu trên quy ra tiền Đông Dương là: 5.750 x 25% = 1.437đ50ĐD
Giá vàng trung bình ở Nam bộ năm 1952 là: 3.535đĐD 1 lạng.
Vậy 1.437đ 50ĐD trị giá bằng vàng là: 1.437,50 : 3.535 = 0 lạng 40
quy ra tiền Ngân hàng (theo giá vàng hiện nay ở miền Bắc (29 vạn) là:
290.000 x 0,40 = 116.000đNH.
d) Biên lai ghi tiền:
Nếu biên lai không ghi mua bao nhiêu CPKC và CPKC loại nào mà chỉ ghi số tiền và số tiền không khớp với các loại phiếu, thì số tiền trả sẽ triết tính theo thể thức sau đây:
Thí dụ:
Biên lai ghi 21.600 đồng (bạc Việt Nam) nộp ở Ngân phố tỉnh Thủ - Biên ngày 05-09-1952 để mua Công phiếu kháng chiến.
Có thể phân tích số tiền trên như sau:
2 Công Phiếu Kháng chiến loại 1 _ 3 _ | 10.000đ 1 000đ 200đ | 20.000đ 1.000đ 600đ | |
Cộng | 21.600 | ||
Theo bảng tính sẵn, số tiền trả là:
2 Công phiếu kháng chiến loại 10.000đ: 1 Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ: 3 Công phiếu kháng chiến loại 200đ: | 234.900 x 2 = 469.800 đNH 23.490 đNH 4.640 x 3 = 13.920 đNH | |
Cộng | 507.210 đNH | |
e) Biên lai ghi thóc (trường hợp này rất ít)
Nếu biên lai không ghi tiền mà chi ghi thóc và cũng không ghi mua bao nhiêu Công phiếu kháng và Công phiếu kháng chiến loại nào, thì số tiền trả sẽ triết tính theo thể thức sau đây:
Thí dụ:
Biên lai ghi nộp năm 1949 ở Phòng Tài chính Rạch Giá: 150 giạ lúa để mua Công phiếu kháng chiến.
Trước hết phải quy số giạ lúa ra ki-lô thóc.
Ở Nam bộ, 1 giạ lúa bằng 20 ki-lô thóc.
Vậy 150 giạ trị giá là 150 x 20 = 3.000 ki-lô.
Sau đó, sẽ quy số thóc ra tiền.
Theo bảng giá thóc đính kèm, giá thóc năm 1949 ở Rạch Giá là 25đ 1 tạ (100kg).
Vậy 1 ki-lô giá là: 25đ : 100 = 0đ,25.
3.000 ki-lô trị giá là: 0đ,25 x 3.000 = 750đ.
Như thế 150 giạ lúa trị giá là 750đ.
Số tiền trên sẽ phân tích như sau:
3 Công phiếu kháng chiến loại 200đ 3/4 một Công phiếu kháng chiến loại 200đ | = 600đ = 150đ |
750đ |
Theo bảng tính sẵn, số tiền trả là:
3 Công phiếu kháng chiến loại 200đ là | 49.300 đNH x 3 | = 147.900 đNH |
3/4 Công phiếu kháng chiến loại 200đ là: | 49.300 x 3 | = 36.975 đNH |
4 | ||
Cộng: | 184.875 đNH | |
Tính tròn | 184.870 đNH |
5) Cách trừ các phiếu lãi đã lĩnh.
Số tiền trả ghi trong bản tính sẵn là số tiền trả các phiếu còn đủ 5 phiếu lãi.
Tất nhiên, nếu chủ phiếu đã lĩnh phiếu lãi nào rồi, thì phải trừ phiếu ấy ra, không tính vào số tiền phải trả nữa.
Các Khu, Sở, Ty Tài chính sẽ căn cứ vào số tiền ghi ở cột 14 (nếu phiếu mua bằng tiền Đông Dương) hay cột 15 (nếu phiếu mua bằng tiền Việt Nam) ở bảng 2 để trừ các phiếu lãi đã lĩnh.
Thí dụ: a) 1 Công phiếu kháng chiến loại 1.000đ mua năm 1949 bằng tiền Đông Dương ở Mỹ Tho (hay ở một tỉnh nào khác ở Nam Bộ), nếu đã lĩnh trước 2 phiếu lãi rồi, thì số tiền trả chỉ còn là:
249.400 – (6.380 x 2) = 236.640đ.
b) 1 Công phiếu kháng chiến loại 5.000đ mua năm 1951 bằng tiền Việt Nam ở Bạc Liêu (hay ở một tỉnh khác nào thuộc Nam bộ) nếu đã lĩnh trước 1 phiếu lãi rồi, thì số tiền trả chỉ còn là:
258.100 – 6.670 = 251.430 đ.
TỈNH | GIÁ 1 TẠ (GIÁ TRUNG BÌNH) | GHI CHÚ | ||||||
1947 | 1948 | 1949 | 1950 | 1951 | 1952 | |||
Khu 7 | ||||||||
Sài Gòn | 168 đĐD | 182 đĐD | 211 đĐD | 177 đĐD | 191 đĐD | 256 đĐD | ||
Chợ lớn | 60 | 65 | 90 | 140 | 150 | 150 | ||
Gia Định | 65 | 70 | 100 | 150 | 175 | 175 | ||
Biên Hòa | 100 | 125 | 125 | 160 | 175 | 187 | ||
Thủ Dầu một | 87 | 125 | 125 | 160 | 175 | 187 | ||
Bà Rịa | 105 | 130 | 140 | 200 | 200 | 200 | ||
Tây Ninh | 100 | 125 | 135 | 150 | 200 | 225 | ||
Khu 8 | ||||||||
Tân an | 60 | 65 | 90 | 140 | 150 | 150 | ||
Gò Công | 60 | 67 | 67 | 125 | 175 | 200 | ||
Bến Tre | 60 | 67 | 67 | 125 | 175 | 200 | ||
Mỹ Tho | 35 | 35 | 60 | Nửa năm đầu | ||||
đĐD: 120 | đĐD: 150 | |||||||
đVN: 500 | đVN: 1000 | |||||||
đĐD | 90 | |||||||
đVN | ||||||||
Nửa năm sau | ||||||||
đĐD: 120 | ||||||||
đVN: 375 | ||||||||
Sa đéc (Long châu sa) | giá như | Mỹ Tho | ||||||
Vĩnh Long | 50 | 50 | 50 | 105 | 105 | 105 | ||
Trà Vinh | 50 | 50 | 50 | 105 | 105 | 105 | ||
Khu 9 | ||||||||
Rạch Giá | 25 đVN | 25 đVN | 35 đVN | 35 đVN | 1.500 đVN | 1.500 đVN | ||
Bạc Liêu | 25 | 25 | 35 | 35 | 1.500 | 1.500 | ||
Cần Thơ | 25 | 25 | 40 | 40 | 1.500 | 1.500 | ||
Sóc Trăng | 25 | 25 | 40 | 40 | 1.500 | 1.500 | ||
Châu đốc | 25 | 25 | 50 | 50 | 1.500 | 1.500 | ||
Long Xuyên | 25 | 25 | 50 | 50 | 1.500 | 1.500 | ||
Hà Tiên | 25 | 25 | 50 | 50 | 1.500 | 1.500 |
BẢNG TÍNH SẴN CÁC SỐ TIỀN TRẢ CÔNG THẢI NAM BỘ VÀ CÔNG PHIẾU KHÁNG CHIẾN PHÁT HÀNH Ở NAM BỘ
Bảng I. – CÔNG THẢI NAM BỘ
Loại phát hành | Loại (1) công thải Nam Bộ | Vốn tiền Đông Dương | Lãi (2) 5 năm mỗi năm 4% (tiền Đông Dương) | Cộng vốn và lãi | Giá trung bình 1 lạng vàng (tức 37gr,) ở Nam bộ lúc mua phiếu | Vốn và lãi quy vàng | Thành tiền Ngân hàng theo giá | CHÚ THÍCH |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
1947 | 100đ | 100đ ĐD | 20đ ĐD | 120đ ĐD | 517đ ĐD | 0 lạng 21 | 60.900đ NH | (1) Công thải Nam bộ có 3 loại: - 100 đ ĐD - 500đ ĐD Và 1000đ ĐD |
1948 | 100đ | 100đ | 20đ | 120 | 1,085 | 0 lạng 11 | 31.900 | Nhưng chỉ phát hành có loạt 100đ ĐD, còn 2 loại 500 và 1 000 không phát hành |
(2) Hiện nay lãi chỉ tính có 5 năm. |
BẢNG II. - CÔNG PHIẾU KHÁNG CHIẾN PHÁT HÀNH Ở NAM BỘ
Năm phát hành | Loại công phiếu kháng chiến | Vốn | Lãi 5 năm (1) mỗi năm 3% | Cộng vốn và lãi | Giá trung bình 1 lạng vàng (tức 37gr5 ở Nam Bộ) lúc mua phiếu | Vốn và lãi | Thành tiền Ngân hàng theo giá vàng tháng 12/58 ở miền Bắc 39 vạn một lạng | Lãi 1 năm quy thành tiền Ngân hàng | |||||||
Tiền Đông Dương | Tiệt Việt Nam | Tiền Đông Dương | Tiền Việt Nam | Tiền Đông Dương | Tiền Việt Nam | C.P.K.C. mua bằng tiền Đông Dương | C.P.K.C. mua bằng tiền Việt Nam | ||||||||
Cộng tiền Việt Nam | Tỷ giá đối với tiền Đông Dương | Quy ra tiền Đông Dương | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | |
1948 | 200 | 200$ | 30$ | 230$ | 1.085$ | 01g21 | 60.900đ | 1.450đ | |||||||
1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 1 ,05 | 304.500 | 7.830 | ||||||||
5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 5 ,29 | 1.534.100 | 40.020 | ||||||||
10.000 | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 10 ,59 | 3.071.100 | 80.040 | ||||||||
1949 | 200 | 200 | 30 | 230 | 1.330$ | 0 ,17 | 49.300 | 1.160 | |||||||
1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 0 ,86 | 249.400 | 6.380 | ||||||||
5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 4 ,32 | 1.252.800 | 31.900 | ||||||||
10.000 | 10 000 | 1.500 | 11.500 | nt | 8 ,64 | 2.505.600 | 65.250 | ||||||||
1950 | 200 | 200 | 30 | 230 | 3.066$ | 0 ,075 | 21.750 | 550 | |||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 0 ,37 | 107.300 | 2.801 | |||||||
Đông | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 1 ,87 | 542.300 | 13.920 | |||||||
Dương | 1.0000 | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 3 ,75 | 1.087.500 | 28.130 | |||||||
200 | 200đ | 30đ | 230đ | 100đ = 50$ | 161$ | 3.066$ | 0 ,052 | 15.080 | 380đ | ||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 805 | nt | 0 ,26 | 75.400 | 1.970 | |||||
Việt | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 4.025 | nt | 1 ,31 | 379.900 | 9.800 | |||||
Nam | 10.000 | 10.000 | 1.150 | 11.500 | nt | 8.050 | nt | 2 62 | 759.800 | 19.720 | |||||
1951 | 200 | 200 | 30 | 230 | 3.210$ | 0 ,071 | 20.599 | 520 | |||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 0 ,35 | 101.500 | 2.700 | |||||||
Đông | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 1 ,79 | 519.100 | 13.340 | |||||||
Dương | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 3 ,58 | 1.038.200 | 26.970 | ||||||||
200 | 200 | 30 | 230 | 100đ = 50$ | 115$ | 2.210$ | 0 ,035 | 10.150 | 260 | ||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 575 | nt | 0 ,17 | 49.300 | 1.330 | |||||
Việt | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 2.875 | nt | 0 ,89 | 258.100 | 6.670 | |||||
Nam | 10.000 | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 5.750 | nt | 1 ,79 | 519.100 | 13.340 | |||||
1952 | 200 | 200 | 30 | 230 | 3.535$ | 0 ,065 | 18.850 | 460 | |||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 0 ,32 | 92.800 | 2.440 | |||||||
Đông | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 1 ,62 | 469.800 | 12.180 | |||||||
Dương | 10.000 | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 3 ,25 | 942.500 | 24.360 | |||||||
200 | 30 | 230 | 100đ = 50$ | 57$50 | 3.535$ | 0 ,016 | 4.640 | 120 | |||||||
Tiền | 1.000 | 1.000 | 150 | 1.150 | nt | 287,50 | nt | 0 ,081 | 23.490 | 610 | |||||
Việt | 5.000 | 5.000 | 750 | 5.750 | nt | 1,437,50 | nt | 0 ,40 | 116.000 | 3.070 | |||||
Nam | 10.000 | 10.000 | 1.500 | 11.500 | nt | 2,875 | nt | 0,81 | 234.900 | 6.090 |
(1) Hiện nay lãi chỉ tính có 5 năm
- 1Thông tư 25-TC/HCP năm 1959 về việc thanh toán công phiếu kháng chiến Nam bộ và công thải Nam bộ do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 123-TC/HCP/P3 năm 1958 bổ sung thêm về thể lệ đổi tiền miền Nam cho bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Sắc lệnh số 160/SL về việc cho phép phát hành công phiếu kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
- 1Thông tư 25-TC/HCP năm 1959 về việc thanh toán công phiếu kháng chiến Nam bộ và công thải Nam bộ do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Thông tư 123-TC/HCP/P3 năm 1958 bổ sung thêm về thể lệ đổi tiền miền Nam cho bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc do Bộ Tài Chính ban hành
- 3Sắc lệnh số 160/SL về việc cho phép phát hành công phiếu kháng chiến do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành
Thông tư 122-TC/HCP/P3 năm 1958 về việc trả tiền Công thải Nam Bộ và Công phiếu kháng chiến Nam bộ của bộ đội, cán bộ và đồng bào đã đem ra Bắc do Bộ Tài Chính ban hành
- Số hiệu: 122-TC/HCP/P3
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/12/1958
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra