BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2022/TT-BCT | Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2022 |
Căn cứ Điều 116 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Điều 68 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thông tư này quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
1. Đối tượng áp dụng:
a. Người sử dụng lao động là tổ chức, cá nhân sử dụng lao động hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình dầu khí trên đất liền;
b. Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí tại các cơ sở sản xuất của người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản này.
2. Thông tư này không áp dụng đối với người lao động gián tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất của người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động bao gồm: thời giờ làm việc tại địa điểm làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.
2. Phiên làm việc là tổng số ngày làm việc liên tục của người lao động theo một ca làm việc từ khi có mặt đến khi rời khỏi cơ sở sản xuất, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Thời giờ làm việc tại địa điểm làm việc của người lao động bao gồm thời gian làm việc trực tiếp và thời gian nghỉ giải lao trong giờ làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
1. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
2. Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc quy định tại
2. Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ.
4. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
Điều 6. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.
2. Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Điều 7. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hàng năm; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Nghỉ chuyển ca; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tuân thủ quy định tại Điều 110, Điều 112 và Điều 115 Bộ luật lao động.
2. Nghỉ hàng năm tuân thủ quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật lao động. Trường hợp không thể bố trí nghỉ hàng năm cho người lao động, người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc nghỉ hàng năm vào thời gian nghỉ chuyển phiên.
Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc của người lao động trong Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01 báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện Thông tư này và báo cáo đột xuất trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2022.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 1749/BCT-TCCB năm 2023 hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ Công Thương ban hành
- 5Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 1Thông tư 24/2015/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Bộ luật Lao động 2019
- 3Nghị định 98/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- 5Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 1749/BCT-TCCB năm 2023 hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ Công Thương ban hành
- 8Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 12/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/07/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Đặng Hoàng An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực