Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NỘI VỤ Số: 12/2004/TT-BNV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******* Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2004 |
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Điều 2 Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều, khoản trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn như sau:
HƯỚNG DẪN CHUNG THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN TRONG QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ
NHỮNG VIỆC CẦN THÔNG BÁO ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT.
Các quy định của pháp luật về hồ sơ và thủ tục chính thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã phải giải quyết có liên quan đến nhân dân.
Những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kể cả của huyện, tỉnh, Trung ương có liên quan đến đời sống dân cứ ở địa phương chính quyền cấp trên phải gửi xuống xã, chính quyền cấp xã có trách nhiệm thông báo cho nhân dân biết.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP.
Thành lập Ban Giám sát các công trình xây dựng do nhân dân đóng góp.
a) Thẩm quyền thành lập:
+ Đối với công trình của xã - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chủ trì phối hợp với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã thành lập Ban Giám sát công trình của xã có số thành viên từ 5-7 người, bao gồm:
- Đại diện cho các thôn do nhân dân bầu cử hoặc uỷ viên Ban Thanh tra nhân dân xã do Uỷ ban nhân dân xã cử hoặc đại diện cho : Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng khác của xã do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã cử.
+ Đối với công trình của thôn - Trưởng thôn chủ trì phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận thành lập Ban giám sát công trình của thôn sau khi đã báo cáo và được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã có số thành viên từ 3-5 người.
b) Yêu cầu đối với thành viên Ban Giám sát công trình của xã và thôn:
Thành viên là người của thôn, xã có công trình do nhân dân trong thôn giới thiệu trong cuộc họp của thôn và được 50% số chủ hộ hoặc cử tri đại diện hộ trong cuộc họp thôn tán thành; có nhiệt tình, trách nhiệm có hiểu biết về kỹ thuật xây dựng, về vật tư và kế toán; có khả năng giám sát chất lượng thi công và kiểm tra, đối chiếu thanh quyết toán, cân đối thu, chi; thành viên Ban Giám sát không phải là thành viên của Ban Chỉ đạo thi công công trình.
c) Nhiệm vụ của Ban giám sát công trình thôn, xã:
+ Xây dựng Quy chế hoạt động trình Uỷ ban nhân dân xã quyết định.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát đúng Quy chế hoạt động, bao gồm: Giám sát toàn diện tất cả công việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình; giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy định, đúng mục đích nhằm thực hiện có hiệu quả của công trình; có trách nhiệm phát hiện và thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định trong quá trình tổ chức thực hiện thi công công trình.
d) Ban Giám sát công trình tự giải thể sau khi công trình đã được nghiệm thu, đưa vào sử dụng và hết thời gian bảo hành đồng thời hoàn tất việc thanh quyết toán công trình và thông báo công khai kết quả trước nhân dân.
e) Đối với các công trình của huyện, tỉnh, Trung ương có liên quan, ảnh hưởng đến đời sống dân cư thì trước khi xây dựng cấp có công trình cần được bàn bạc, thảo luận với Uỷ ban nhân dân để phối hợp thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã cử người theo dõi, phản ánh kịp thời khi cần, góp phần đảm bảo chất lượng công trình và giữ gìn an toàn môi trường cho khu dân cư.
Phương thức thực hiện việc nhân dân quyết định trực tiếp.
a) Về thành phần dự họp: Tùy điều kiện cụ thể của từng thôn, sau khi tham khảo ý kiến Trưởng ban công tác Mặt trận và được sự nhất trí của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn quyết định một trong ba thành phần dự họp là: toàn thể cử tri; chủ hộ; cử tri đại diện hộ gia đình ở thôn.
b) Về việc lập biên bản cuộc họp: Trưởng thôn giới thiệu thư ký cuộc họp và được trên 50% số người dự họp nhất trí thì thư ký bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Thư ký lập biên bản thông qua cuộc họp, trong đó ghi rõ: Thành phần mời họp, số người được mời họp; số người dự họp đạt tỷ lệ % (so với người được mời); nội dung cuộc họp; kết quả biểu quyết.
c) Hình thức lấy ý kiến: Do nhân dân dự cuộc họp quyết định tuỳ theo mục đích, nội dung của vấn đề cần lấy ý kiến. Nếu sử dụng hình thức bỏ phiếu kín để lấy ý kiến các hộ gia đình thì có thể tiến hành như sau:
Phiếu lấy ý kiến phải có chữ ký của Trưởng thôn ở mặt phía sau của phiếu, phiếu ghi rõ nội dung cần xin ý kiến, ý kiến đồng ý hay không đồng ý của các hộ đều phải thể hiện rõ trên phiếu.
Cuộc họp bầu ra Tổ kiểm phiếu từ 3-5 người, bầu Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu thực hiện việc phát phiếu, thu phiếu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và công bố kết quả kiểm phiếu ngay tại cuộc họp.
d) Về giá trị của Nghị quyết: Nghị quyết chỉ có giá trị khi đạt tỷ lệ trên 50% chủ hộ hoặc cử tri đại diện hộ hoặc toàn thể cử tri được mời họp và lấy ý kiến tán thành, sau đó Nghị quyết được gửi lên Uỷ ban nhân dân xã quyết định công nhận. Nếu chỉ đạt dưới 50% thì tổ chức cuộc họp khác. Trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp khác thì sau cuộc họp tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của những người (chủ hộ hay cử tri đại diện hộ) trong diện mời họp nhưng không đi họp (nếu có). Sau đó tổng hợp ý kiến tán thành trong cuộc họp và ý kiến tán thành thông qua phiếu lấy ý kiến cộng lại, nếu đạt trên 50% số người đại diện hộ ở thôn tán thành thì Uỷ ban nhân dân xẫ ra quyết định công nhận.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN BÀN, THAM GIA Ý KIẾN, CHÍNH QUYỀN XÃ QUYẾT ĐỊNH.
Chính quyền cấp xã có trách nhiệm đưa ra để nhân dân thảo luận hoặc tham gia ý kiến về chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật những nội dung cụ thể như sau: quy hoạch; giá tiền đền bù từng loại đất, từng vị trí đất; phương án đền bù đối với từng hộ; kế hoạch, địa điểm, thời gian, điều kiện tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng.
NHỮNG VIỆC NHÂN DÂN GIÁM SÁT, KIỂM TRA.
a) Các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu gồm có:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã;
- Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã.
b) Tổ chức thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã bầu: Theo Điều 65 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Sau đó chính quyền cấp xã thông báo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm này cho nhân dân biết.
a) Các chức vụ chủ chốt theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 gồm:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã;
b) Tổ chức thực hiện:
Theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN.
Thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Bộ Nội vụ.
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ ĐỐI VỚI PHƯỜNG, THỊ TRẤN.
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, cùng cấp, trong đó thị trấn và phường là loại hình đơn vị hành chính đô thị. Tuy nhiên, ngoài các phường ở Trung tâm thành phố, thị xã mang đặc điểm phát triển của một đô thị hoàn chỉnh, còn có những phường mới được hình thành từ xã trong quá trình đô thị văn hoá vẫn mang đặc điểm đan xen giữa đô thị và nông thôn, đồng thời nhiều thị trấn và một số phường hiện nay vẫn tồn tại một bộ phận dân cư sản xuất nông nghiệp. Do đó để phù hợp với đặc điểm thực tế của phường và thị trấn, Bộ Nội vụ hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn như sau:
Nội dung thông tin cần cung cấp Chính quyền phường, thị trấn có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc chính sau:
1. Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân trong phường, thị trấn, bao gồm:
a) Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn và của cấp trên liên quan đến địa phương.
b) Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân thuộc thẩm quyền của phường, thị trấn;
c) Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành;
2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của phường, thị trấn;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; quy hoạch xây dựng chi tiết; giao và cấp đất; quản lý, sử dụng quỹ đất tại địa phương trên địa bàn phường, thị trấn;
4. Dự toán và quyết toán ngân sách phường, thị trấn hàng năm;
5. Dự toán, quyết toán thu chi các quỹ, chương trình, sự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của phường, thị trấn, tổ dân phố và kết quả thực hiện;
6. Các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chứuc và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn;
7. Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo;
8. Điều chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn và các đơn vị hành chính liên quan;
9. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ phường, thị trấn, tổ dân phố;
10. Công tác văn hoá, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của phường, thị trấn;
11. Sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn;
12. Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương; thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm y tế;
13. Kết quả lựa chọn, thư tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho phường, thị trấn;
14. Những quy định về quản lý đô thị (như: quản lý nhà, đất, quản lý xây dựng, trật tự an toàn giao thông, cấp, thoát nước, thu gom xử lý rác thải - vệ sinh môi trường, quản lý hộ tịch, hộ khẩu…).
15. Chính quyền phường, thị trấn và các đơn vị liên quan phải thông báo trước ít nhất là 15 ngày để nhân dân biết những công việc sẽ triển khai trên địa bàn phường, thị trấn có ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của dân: làm mới, sửa chữa điện, đường, cấp thoát nước, điện thoại…
16. Những việc khác mà chính quyền cần thiết và nhân dân yêu cầu được thông báo.
II. HÌNH THỨC CUNG CẤP THÔNG TIN.
Áp dụng như Điều 6 của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
III. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 7.
Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
Nhân dân ở phường, thị trấn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc chủ yếu sau:
1. Chủ trương, phương án, mức đóng góp để xây dựng, cải tạo, mở rộng các đường, ngõ, hẻm, điểm vui chơi, giải trí và sinh hoạt văn hoá.
2. Xây dựng quy ước về: Nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống các tai nạn, tệ nạn xã hội, bầu uỷ viên Ban Thanh tra nhân dân.
3. Các công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
4. Biện pháp thực hiện những quy định của chính quyền các cấp về quản lý đô thị.
5. Thành lập Ban Giám sát công trình xây dựng do nhân dân đóng góp: Áp dụng phần Hướng dẫn thực hiện như đối với xã (khoản 4 Điều 7 Phần thứ nhất của Thông tư này).
Thực hiện như quy định tại Điều 9 của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và hướng dẫn tại Thông tư này.
Những việc chính quyền phường, thị trấn có trách nhiệm đưa ra nhân dân thảo luận hoặc tham gia ý kiến trước khi quyết định (hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định) gồm có:
1. Dự thảo các nghị quyết về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của phường, thị trấn; phương án phát triển ngành nghề; giải quyết việc làm cho người lao động.
3. Dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính phường, thị trấn, thành lập tổ dân phố.
4. Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường, thị trấn.
5. Quy hoạch xây dựng chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính phường, thị trấn.
6. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, mục tiêu quốc gia trên địa bàn phường, thị trấn.
7. Những việc khác chính quyền phường, thị trấn thấy cần thiết.
Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến trước khi quyền phường, thị trấn quyết định:
Thực hiện như Điều 11 của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
VII. QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐIỀU 12
Những việc nhân dân ở phường, thị trấn giám sát, kiểm tra gồm có:
1. Hoạt động và kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; hoạt động và kết quả thực hiện quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn;
2. Hoạt động và phẩm chất đạo đức của đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn và cán bộ, công chức sống, làm việc tại địa bàn phường, thị trấn.
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.
4. Dự toán, quyết toán ngân sách của phường, thị trấn và thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân.
5. Quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng; các chương trình, dự án do Nhà nước và các tổ chức, cá nhân đầu tư trực tiếp cho phường thị trấn và các công trình của Nhà nước triển khai trên địa bàn phường, thị trấn;
6. Quản lý và sử dụng đất đai; quản lý xây dựng quy hoạch chi tiết trên địa bàn phường, thị trấn;
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ phường, thị trấn;
8. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với gia đình thuộc diện chính sách và các đối tượng khác (già yếu cô đơn, tàn tật,..);
9. Giám sát hoạt động của các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật và các quy định về quản lý đô thị thông qua Ban thanh tra nhân dân phường, thị trấn phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị nêu trên.
VIII. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN NHỮNG VIỆC DÂN GIÁM SÁT, KIỂM TRA.
Thực hiện như quy định tại các Điều 13,14 của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư này.
IX. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TỔ DÂN PHỐ.
Thực hiện theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố” và các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 03/1998/TT-BTCCP ngày 06/7/1988 của Ban tổ chức – cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc thực hiện, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn về Bộ Nội vụ (có phụ lục tổng hợp số liệu theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương).
3. Trên cơ sở quy định của Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và thông tư hướng dẫn này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế của từng loại phường, thị trấn. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuọc Trung ương gửi ý kiến về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
Thông tư 12/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 79/2003/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 12/2004/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/02/2004
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Đỗ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra