Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/1998/TT-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 1998 |
Thi hành Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17-04-1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng và chữa cháy rừng, sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng là những người được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký hợp đồng để làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng ở các vùng xung yếu, trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong các tháng cao điểm mùa khô theo quy định tại điểm 1, Chỉ thị số 19/1998/CT-TTg ngày 17-4-1998 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc xác định danh mục các khu rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, khu rừng quan trọng khác ở vùng xung yếu, trọng điểm và các tháng cao điểm mùa khô phòng, chống cháy rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II- MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức phụ cấp:
Các đối tượng nêu tại mục I trên được ký hợp đồng lao động bảo vệ rừng với mức phụ cấp 300.000 đồng/tháng. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thể ký hợp đồng với mức cao hơn hoặc thấp hơn nhưng tối đa không vượt quá 10% mức phụ cấp nêu trên.
2. Cách tính trả:
Mức phụ cấp nêu trên được trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng trong các tháng cao điểm mùa khô, tối đa không quá 6 tháng trong năm.
1. Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng có thành tích trong việc phòng và chống cháy rừng thì đề nghị cơ quan chức năng xem xét, khen thưởng theo chế độ hiện hành.
2. Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng nếu để xảy ra cháy rừng thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xem xét xử lý kỷ luật, chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người đang được cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng, nếu bị thương, bị chết trong trường hợp chống cháy rừng thì được giải quyết chế độ như sau:
a) Được trả tiền cho các khoản chi phí y tế trong thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị. Sau khi điều trị ổn định thương tật, được giới thiệu đi giám định y khoa.
b) Tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động do thương tật được hưởng trợ cấp một lần tính theo lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố.
Mức trợ cấp cụ thể như sau:
- Suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần:
Mức suy giảm | Mức trợ cấp một lần |
Từ 5% đến 10% | 2 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 11% đến 15% | 4 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 16% đến 20% | 6 tháng tiền lương tối thiểu |
Từ 21% đến 30% | 12 tháng tiền lương tối thiểu |
- Suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên thì cứ suy giảm 1% thì được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương tối thiểu.
c) Trường hợp bị chết, người tổ chức mai táng được nhận tiền lễ tang, chôn cất bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. Thân nhân của người chết được nhận trợ cấp một lần bằng 20 tháng tiền lương tối thiểu chung.
1. Căn cứ vào nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư này, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
- Xác định các tháng cao điểm mùa khô, các vùng trọng điểm, xung yếu dễ xảy ra cháy rừng trong phạm vi địa phương quản lý;
- Ban hành quy chế hướng dẫn để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký hợp đồng bảo vệ rừng;
- Xem xét, giải quyết chế độ khen thưởng, kỷ luật, chế độ thương tật, tử tuất đối với những người hợp đồng bảo vệ rừng;
- Phân bổ quyết toán kinh phí về thực hiện chế độ phụ cấp, chế độ khen thưởng, kỷ luật, chế độ thương tật tử tuất đối với những người hợp đồng bảo vệ rừng cho các huyện,các xã.
2. Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm ký hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ nêu trong Thông tư này đồng thời quyết toán kinh phí phòng chống cháy rừng với cơ quan cấp trên theo chế độ quy định.
3. Nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ nêu trên được tính trong kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Quyết định 764/QĐ-LĐTBXH năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1351/QĐ-BLĐTBXH năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Thông tư 12/1998/TT-LĐTBXH về chế độ đối với những người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 12/1998/TT-LĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/10/1998
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra