Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 114-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1962

THÔNG TƯ

BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ GIAO NHẬN THẦU THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN

Trước đây Nhà nước đã ban hành Quyết định 354-TTg ngày 05-8-1957; Thông tư 139 TTg ngày 28-6-1960 và Nghị định 64-CP ngày 19-11-1960 trong đó có đề ra các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho công tác và tổ chức cơ quan chủ quản (A) và cơ quan nhận thầu thi công (B). Nhũng thể lệ, nguyên tắc ấy đã có tác dụng nhất định trong việc tăng cường quản lý xây dựng cơ bản. Tuy nhiên vì thiếu một số quy định cụ thể, nên nhiều nơi nhiệm vụ và chức năng của A, B chưa được quán triệt đầy đủ, do đó công việc chồng chéo lên nhau và bộ máy tổ chức còn quá cồng kềnh.

Theo đề nghị của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, sau khi có ý kiến của các Bộ, các ngành, Thủ tướng Chính phủ quy định những điều sau đây:

1. Cần tiếp tục mở rộng diện tích thi công theo lối giao, nhận thầu, và hạn chế việc tự làm.

Các ngành có lực lượng thi công như Bộ Kiến trúc, Bộ Giao thông vận tải… cần tăng cường bộ máy quản lý kiến thiết cơ bản, (Cục hay Phòng Kiến thiết cơ bản, Ban Kiến thiết) để làm tốt trách nhiệm quản lý vốn của bản thân cũng như nguồn vốn của các ngành khác ủy thác. Hình thức ủy thác vốn cần được ủy thác nhiều hơn nữa đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp và đối với các đoàn thể.

Về số công trình thuộc các Bộ mà vốn xây dựng không nhiều, phân tán, khả năng quản lý vốn khó khăn, nên ủy thác vốn cho Bộ thi công quản lý.

2. Cần thực hiện chế độ thầu chính, thầu phụ, khi một công trình do nhiều ngành chuyên môn tham gia xây lắp, phải có một đơn vị thi công đứng ra làm thầu chính. Cơ quan quản lý (bên A) chỉ ký kết hợp đồng thi công với một đơn vị thầu chính, đơn vị này giao thầu lại cho các đơn vị chuyên môn khác những phần việc mình không tự làm, và có trách nhiệm điều hòa phối hợp giữa các đơn vị thi công.

3. Trách nhiệm chủ yếu của các đơn vị chủ quảnlà:

Trước khi thi công: giải quyết đầy đủ các thủ tục về địa điểm, nhiệm vụ thiết kế, tổng khái toán, tổng dự án, lập và trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt kế hoạch và tổng tiến độ thi công, ký kết hợp đồng giao nhận thầu.

Trong quá trình thi công: quản lý vốn, giám sát kỹ thuật, đôn đốc đơn vị nhận thầu chính thực hiện đầy đủ hợp đồng và bảo đảm tiến độ thi công, chuẩn bị sản xuất, nghiệm thu, và thanh toán, quyết toán.

4. Trách nhiệm chủ yếu của cơ quan nhận thầu thi công là:

Trước khi thi công: nghiên cứu và góp ý kiến để thiết kế sát với khả năng thi công, lập dự toán thi công, góp ý kiến với cơ quan chủ quan về kế hoạch và tổng tiến độ thi công, ký hợp đồng giao nhận thầu.

Trong quá trình thi công: bảo đảm chất lượng công trình, bảo đảm tiến độ thi công. Căn cứ vào kế hoạch và tổng tiến độ thi công đã được phê chuẩn, vào các điều khoản của hợp đồng giao nhận thầu, đơn vị thi công vạch kế hoạch thi công từng thời kỳ. Kế hoạch này phải được đơn vị chủ quản (Ban Kiến thiết ) chấp thuận. Nếu ý kiến hai bên không thống nhất sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Các đơn vị thi công phảinỗ lực phấn đấu, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch xây dựng cơ bản của Nhà nước, không được đặt kế hoạch xây dựng các công trình của Nhà nước phụ thuộc vào kế hoạch của ngành mình. Gặp trường hợp có mâu thuẫn về kế hoạch thấy cần phải điều chỉnh thì phải phản ảnh kịp thời lên cấp trên, không dược để chậm trễ, gây trở ngại đến kế hoạch thi công của Nhà nước.

5. Trước đây cơ quan nhận thầu thi công chỉ phụ trách vật liệu xây dựng trong nước, nay đảm nhiệm cả vật liệu ngoài nước (không thuộc thiết bị toàn bộ).

Cơ quan nhận thầu chính có trách nhiệm lập kế hoạch vật tư trong nước, ngoài nước cho toàn bộ khối lượng công trình thi công từng thời kỳ, nhận thẳng vật tư với các cơ quan phân phối, và tổ chức việc cung cấp đến tận các công trường.

6. Trước đây bên A làm côngviệc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, cung cấp vật liệu xây dựng và thiết bị thuộc thiết bị toàn bộ, cho bên B, nay chỉ làm thủ tục giấy tờ cần thiết với cơ quan giao hàng rồi giao thẳng cho bên B phụ trách tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và sử dụng.

Giữa bên A và B phải quan hệ chặt chẽ để đôn đốc hàng ngoài nước về đúng theo yêu cầu của tiến độ thi công, khi gặp khó khăn hai bên sẽ cùng phối hợp giải quyết. Dụng cụ vật liệu, nguyên liệu cho sản xuất do cơ quan chủ quản quản lý (Ban Kiến thiết hoặc Ban Chuẩn bị sản xuất ).

Thiết bị vật liệu thuộc công trình nào phải đúng công trình ấy, muốn dùng cho công trình khác phải có quyết định của Tổng cục Vật tư sau khi được sự đồng ý của Bộ chủ quản, Bộ Ngoại thương và Ủy ban kiến thiết cơ bản Nhà nước.

Riêng đối với máy móc, dụng cụ thi công xây lắp nhập theo thiết bị toàn bộ, sẽ giao hẳn cho cơ quan nhận thầu sử dụng. Thiết bị thi công nhập cho các công trình nào nhất thiết phải dùng cho công trình đó, khi không sử dụng nữa, nếu cần điều kiện đi nơi khác, cơ quan thi công sẽ thỏa thuận với Ban Kiến thiết. Nếu trong việc ấy ý kiến của hai bên không thống nhất sẽ do Ủy ban Kiến thiếtcơ bản Nhà nước là cơ quan quản lý tập trung máy móc thi công quyết định.

7. Trên nguyên tắc phải đẩy mạnh việc xây lắp các phân xưởng phụ trợ, nhất là các phân xưởng cơ khí nhằm phục vụ cho thi công, bên B có trách nhiệm thi công cho gọn để có thể tổ chức nghiệm thu và bàn giao với bên A từng phân xưởng, hoặc từng bộ phận. Sau khi nghiệm thu hoặc có sự thỏa thuận giữa hai bên, bên A sẽ cho bên B thuê lại các máy móc cần thiết. Bên B phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ thể lệ về sử dụng, bảo quản, khấu hao của Nhà nước, nếu hư hỏng, mất mát phảichữa, phải đền.

Dụng cụ sản xuất nếu cần cho việc lắp máy cũng do bên A cho bên B với giá khấu hao , làm hư hỏng, mất mát phải đền bằng hiện vật trước khi vận hành thử, không bồi thường bằng tiền.

8. Những công nhân được đào tạo cho sản xuất sau này của xí nghiệp phải tham gia vào việc xây lắp máy, thời gian này do cơ quan nhận thầu quản lý.

Để tránh trình trạng sau khi xây dựng xong, lực lượng thi công của cơ quan nhận thầu khỏi bị phân tán và xáo trộn đột ngột, đồng thời cũng cần chú ý đến việc tạo thêm điều kiện đảm bảo cho nhà máy vận hành được tốt, vấn đề để lại cho xí nghiệp một số công nhân kỹ thuật về lắp đặt thiết bị phải được hai Bộ hữu quan bàn bạc và quyết định cụ thể.

9. Chuyên gia ở công trường do bên B quản lý theo chế độ quy định và theo sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Cục Chuyên gia.

Bên A và B phải thống nhất về chế độ làm việc với chuyên gia. Hai bên đều trực tiếp báo cáo tình hình, nghe ý kiến chuyên gia về các vấn đề kế hoạch, chất lượng, giá thành công trình; đối với những công việc nghiệp vụ mỗi bên sẽ giao dịch thẳng với chuyên gia.

10. Việc tổ chức bảo vệ công trường do bên B phụ trách, có sự phối hợp của bên A. Cần chấm dứt trình trạng trước đây, có nơi, về vấn đề bảo vệ, bên B đã gây khó khăn cho công việc của bên A.

11. Trước đây vốn để xây dựng lán trại cho công nhân xây lắp do bên A quản lý nay giao hẳn cho bên B. Bên B có trách nhiệm tổ chức sử dụng cho thật hợp lý số vốn đó, và cần phối hợp vốn thuộc nhiều công trình để giảm bớt chi phí.

Đối với những công trường mà chủ trương, nhiệm vụ thiết kế, thiết kế sơ bộ mở rộng, mặt bằng và thời gian xây dựng đã được quy định thiết kế rõ ràng, cần tranh thủ xây dựng khu nhà công nhân sản xuất trước để công nhân xây lắp ở trong thời gian thi công.

Nếu việc xây dựng kéo dài và trong lúc còn thi công, công nhân sản xuất đã đến ở thì bên B có thể xây dựng thêm nhà cho công nhân xây dựng và sau đấy phải để lại những nhà đó cho công nhân sản xuất.

Ở những thành phố,ở những khu vực xây dựng tươngđối tập trung, Bộ kiến trúc cần nghiên cứu kếhoạch xây dựng những khunhà ở tập trung để sử dụng lâu dài. Nếu có điều kiện, cần chú ý phân phối cho công nhân xây dựng được ở những khu nhà ở tập thể thuận tiện cho sự đi lại làm việc của công nhân.

Đối với những công trình xây dựng phân tán, ở xa hay di động Bộ Kiến trúc cần nghiên cứu một kiểu nhà lưu động vốn đầu tư ít mà thuận tiện cho việc sử dụng và di chuyển.

Bộ Kiến trúc cần nghiên cứu kế hoạch xây dựng các loại khu nhà trên để trình Chính phủ xét duyệt.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể việc thi hành điều khoản này.

12. Cần phải giảm bớt bộ máy biên chế của các Ban Kiến thiết.

Chỉ lập Ban Kiến thiết riêng cho các công trình lớn. Đối với các công trình hạn vừa và nhỏ ở tập trung trong một khu vực, điều kiện giao thông thuận tiện thì lập một Ban Kiến thiết chung. Cần chú ý tránh trình trạng một Ban Kiến thiết phụ trách công trình ở xa nhau quá gây khó khăn cho công tác.

Đối với các công trình nhỏ, nhất là các công trình mở rộng các cơ sở sẵn có, không lập Ban Kiến thiết, chỉ cần cử một đại diện cho cơ quan chủ quản.

Bộ máy biên chế của Ban Kiến thiết riêng hay khu vực không quá từ 5 đến 20 người, trong số này chưa kể cán bộ giám sát kỹ thuật. Cộng cả số cán bộ giám sát kỹ thuật thì Ban Kiến thiết lớn nhất cũng không được quá 50 người.

13. Tùy theo tình hình và tiến độ thi công, Bộ chủ quản sẽ tổ chức Ban Chuẩn bị sản xuất ở công trường. Bộ máy biên chế của ban Chuẩn bị sản xuất do Bộ chủ quản quyết định.

14. Về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản từ nay thi hành thống nhất theo những điểm quy định trong thông tư này.

15. Để tạo điều kiện chấn chỉnh tốt tổ chức giao nhận theo hướng vạch ra trong thông tư này, Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo xây dựng đơn giá, quy định việc chia khu vực đơn giá, hướng dẫn giúp đỡ các địa phương xây dựng lại các đơn giá cho sát với thực tế.

Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước cùng với Bộ Tài chính và Bộ có khối lượng xây dựng cơ bản lớn, nghiên cứu thêm về các tỷ lệ phí cần thiết phải tăng thêm cho bên B, sau khi rút bớt nghiệm vụ của bên A.

Đối với một số vấn đề khác có thể thông tư này chưa đề cập tới, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp nghiên cứu và đề nghị lên Hội đồng Chính phủ xét duyệt.

Việc chấn chỉnh tổ chức giao nhận thầu theo các phương hướng đã nêu trên đây là mộtyêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý công tác xây dựng cơ bản, phát huy tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, tinh giản bộ máy tổ chức, giảm nhẹ biên chế, phù hợp với tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”.

Các Bộ, các ngành, các địa phương cần nêu cao quyết tâm khắc phục khó khăn, đề ra những kế hoạch cụ thể thực hiện tốt thông tư này. Trong khi thi hành, cần thường xuyên trao đổi, bàn bạc với Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước để kịp thời rút kinh nghiệm, đưa dần những quyết định trên về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản đi vào thành những chế độ, nguyên tắc của Nhà nước.

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 114-TTg năm 1962 bổ sung về giao nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản do thủ tướng chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 114-TTg
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/11/1962
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Lê Thanh Nghị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 46
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản