Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11-TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 1959 

 

THÔNG TƯ 

VỀ VIỆC MIỄN CƯỚC CHO THƯ TỪ GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Trong thời gian thảo luận bản dự thảo Hiến pháp để nhân dân tỏ bày nguyện vọng, góp ý kiến được dễ dàng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định miễn cước cho những thư “góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp” (Công văn số 1895 – CN ngày 05-05-1959). Bộ Giao thông và Bưu điện ra thông tư này qui định thể thức thực hiện quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ. Những thư góp ý kiến về Hiến pháp phải theo thủ tục sau đây:

a) Nội dung: Đúng với mục đích yêu cầu (nguyện vọng, ý kiến về bản dự thảo Hiến pháp).

b) Địa chỉ ghi: gửi cho cơ quan hoặc đoàn thể hoặc các báo chứ không được ghi gửi cho cá nhân.

c) Phong bì để ngỏ và cần ghi chú câu “Góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp”.

Trường hợp thư gửi không đúng thủ tục qui định ở trên, cụ thể:

- Gửi kín.

- Hoặc gửi ngỏ, nhưng nội dung có những câu thông tin riêng.

- Hoặc gửi kín hay ngỏ, nhưng địa chỉ nhận không ghi đúng như điểm b, như ghi tên các nhân dân viên cán bộ thì phải theo thể lệ các phí chung:

Trả cước thư; nếu chưa dán tem hoặc dán thiếu tem thì Bưu điện thu gấp đôi số cước thiếu ở người gửi hay cơ quan nhận.

Đối với các bức thư góp ý kiến về Hiến pháp mà thủ tục gửi chỉ có thiếu câu ghi chú trên phong bì “Góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp” thì kể như hợp lệ được miễn cước phí và chuyển phát như các thư khác. Nhưng mỗi khi có điều kiện thì các bưu cục nên nhắc người gửi ghi chú dẫn để bưu cục nhận kiểm soát cước được dễ dàng nhanh chóng.

Bộ yêu cầu các cấp Bưu điện kết hợp với chính quyền phổ biến rộng rãi thông tư này cho nhân dân biết để tham gia đông đảo, góp nhiều ý kiến cho bản dự thảo hiến pháp.

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN




Nguyễn Văn Trân