Chương 2 Thông tư 11/2012/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
QUY ĐỊNH ÁP DỤNG DANH MỤC CẤM NHẬP KHẨU
Điều 3. Các quy định áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu
1. Danh mục được lập dựa trên cơ sở Danh mục hàng hóa và Mã số H.S trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục chỉ cấm nhập khẩu những hàng hóa có mã số H.S 8 số. Những mã H.S 4 số và 6 số trong Danh mục cấm nhập khẩu chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa được quy định cấm bởi mã HS 8 số.
2. Linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng của các loại sản phẩm thuộc Danh mục cấm nhập khẩu cũng bị cấm nhập khẩu.
3. Danh mục này được xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển của công nghệ thông tin và các quy định khác của pháp luật.
4. Sản phẩm được tân trang, làm mới phải có dấu hiệu, nhãn hiệu bằng tiếng Việt (tân trang, tái sản xuất, làm mới, tái sử dụng) hoặc bằng tiếng Anh (refurbished, remanufactured, renew, recycled, reused) trên bao bì.
5. Trường hợp nhập khẩu theo quy định tại
a) Toàn bộ sản phẩm sau quá trình sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới phải tái xuất. Phế liệu, phế thải phát sinh trong quá trình sản xuất phải được xử lý theo quy định của pháp luật về môi trường hoặc tái xuất cùng sản phẩm;
b) Định kỳ hàng năm, tổ chức, cá nhân báo cáo số lượng hàng nhập khẩu, tái xuất, tồn kho (theo mẫu tại Phụ lục số 02 của Thông tư này) và bản sao Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu về Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thực hiện.
6. Trường hợp nhập khẩu theo quy định tại
a) Định kỳ hàng năm, tổ chức, cá nhân báo cáo số lượng hàng nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối trong nước, tồn kho (theo mẫu tại Phụ lục số 03 của Thông tư này) và bản sao Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu về Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Các trường hợp không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu
1. Nhập khẩu để làm dịch vụ sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới và tái xuất khẩu sản phẩm sau quá trình sản xuất.
2. Nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất trực tiếp hoặc làm mẫu phục vụ hoạt động thiết kế, nghiên cứu - phát triển (R&D).
3. Tái nhập khẩu sau khi đưa ra nước ngoài để bảo hành, bảo trì hoặc sửa chữa, làm mới.
4. Nhập khẩu theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một cơ quan, tổ chức.
5. Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dụng, với tính năng đặc biệt phục vụ cho các chuyên ngành cụ thể như đo lường, tự động hóa, trang thiết bị y tế, sinh học và các ngành khác, có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai Hải quan không quá 03 năm.
6. Nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất, điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất.
7. Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã được tân trang, làm mới, sản xuất làm mới để phục vụ sản xuất thuộc dự án cụ thể, khi thực hiện dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội hoặc phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.
8. Nhập khẩu hộp mực đã in qua sử dụng, sau khi sửa chữa, làm mới hoặc sản xuất làm mới để cung cấp, phân phối tại thị trường trong nước hoặc tái xuất.
9. Nhập khẩu phục vụ cho các mục đích đặc biệt khác thì thực hiện theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông tư 11/2012/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 11/2012/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Bắc Son
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 467 đến số 468
- Ngày hiệu lực: 01/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra