- 1Thông tư 01/2007/TT-BCA-C11 về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công An ban hành
- 2Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
BỘ CÔNG AN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2003/TT-BCA(C11) | Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2003 |
Ngày 31 tháng 12 năm 2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan, trong đó có quy định về thủ tục, thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất có thời hạn. Để thực hiện thống nhất quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 52 Nghị định nêu trên, Bộ Công an hướng dẫn việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất có thời hạn như sau:
Khi lưu hành ngoài phạm vi khu vực cửa khẩu, xe ô tô du lịch tạm nhập, tái xuất có thời hạn phải có biển số tạm thời do cơ quan Công an cấp theo quy định của Thông tư này.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất có thời hạn theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 52 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này chỉ được phép lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép và cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan theo quy định và phải thực hiện đúng thời hạn, phạm vi được phép lưu hành đã ghi trong giấy phép.
Khi hết thời gian cho phép, phương tiện vận tải tạm nhập phải được tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (kể cả các phương tiện bị hư hỏng không sử dụng được).
A. THỦ TỤC, HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP
1.1. Giấy đăng ký phương tiện;
1.2. Giấy chứng nhận kiểm định an toàn phương tiện;
1.3. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba;
1.4. Hộ chiếu hoặc giấy thông hành;
1.5. Giấy phép điều khiển phương tiện.
Các giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 nêu trên do nước sở tại cấp và còn giá trị sử dụng (cả trong thời gian được phép lưu hành tại Việt Nam). Khi nộp bản phô tô phải xuất trình bản gốc để đối chiếu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu với bản gốc, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi vào góc phía trên bên phải bản phô tô "đã kiểm tra, đối chiếu với bản gốc", ngày tháng năm và ký tên xác nhận.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức của Việt Nam làm thủ tục xin cấp phép cho đối tác nước ngoài, phải có công văn đề nghị, kèm theo bản phô tô (có công chứng của cơ quan công chứng có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước sở tại) các loại giấy tờ quy định tại điểm 1 nêu trên; bản trích ngang phương tiện trong đó ghi rõ loại phương tiện, nhãn hiệu, số máy, số khung, biển số, trọng tải, số chỗ ngồi của phương tiện.
Trường hợp xin phép tạm nhập phương tiện vận tải vào Việt Nam để phục vụ tham quan, du lịch thì phải có chương trình hoạt động kèm theo; trường hợp quảng cáo, triển lãm, phải kèm theo văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
B. CƠ QUAN TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP
1. Trường hợp phương tiện vận tải tạm nhập lưu hành trong phạm vi khu vực cửa khẩu trong thời gian không quá 48 (bốn mươi tám) giờ hoặc lưu hành trong phạm vi huyện biên giới có cửa khẩu trong thời hạn không quá 12 (mười hai) giờ:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Công an huyện có cửa khẩu. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin cấp phép hợp lệ, Trưởng Công an huyện duyệt, ký giấy phép tạm nhập để cấp cho chủ phương tiện.
2. Trường hợp phương tiện vận tải tạm nhập lưu hành trong phạm vi tỉnh, thành phố có cửa khẩu trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố có cửa khẩu; nơi có Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thì hồ sơ cấp phép của thuyền, xuồng nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy.
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố xem xét nếu hồ sơ đầy đủ thủ tục, điều kiện được phép tạm nhập thì làm văn bản báo cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách cảnh sát ký giấy phép để cấp cho chủ phương tiện.
Hồ sơ xin cấp phép nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố có cửa khẩu; nơi có Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy thì hồ sơ cấp phép của thuyền, xuồng nộp tại Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy.
Trong thời hạn 03 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ), Phòng Cảnh sát giao thông phải báo cáo Giám đốc Công an tỉnh, thành phố. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố phải có văn bản gửi Tổng cục Cảnh sát. Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc cấp giấy phép tạm nhập trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Giấy phép quy định tại các điểm 1, 2, 3 nêu trên phải ghi đầy đủ các nội dung quy định: họ tên chủ phương tiện, loại phương tiện, nhãn hiệu, biển số, số máy, số khung (đối với ô tô, xe gắn máy), thời hạn được phép lưu hành tại Việt Nam, phạm vi hoạt động (theo mẫu số 02-GPTN/2003/BCA gồm 3 liên); cấp 2 bản cho chủ phương tiện (1 bản để làm thủ tục hải quan và 1 bản để lưu hành phương tiện); lưu 1 bản vào hồ sơ xin cấp phép.
5. Quy định về quản lý hồ sơ xin cấp giấy phép:
Hồ sơ xin cấp giấy phép phương tiện vận tải tạm nhập có thời hạn được quản lý theo đúng chế độ hồ sơ của Bộ Công an và do cơ quan cấp phép trực tiếp quản lý, bảo quản, khai thác theo đúng quy định của Bộ Công an. Trường hợp do Giám đốc Công an tỉnh, thành phố cấp phép, hồ sơ xin cấp phép do Phòng Cảnh sát giao thông quản lý. Trường hợp do Tổng cục Cảnh sát cấp phép, hồ sơ xin cấp phép do Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và Cục Cảnh sát giao thông đường thủy quản lý. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý hồ sơ, làm mất, thất lạc hồ sơ đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép được lưu giữ trong thời hạn 5 năm. Hết thời hạn lưu giữ, cơ quan quản lý hồ sơ báo cáo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (ở Trung ương) hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố (ở địa phương) thành lập Hội đồng hủy hồ sơ.
Thành phần Hội đồng ở Trung ương gồm: Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký quản lý phương tiện, cán bộ quản lý hồ sơ.
Thành phần Hội đồng ở địa phương gồm: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an huyện, Chánh Thanh tra Công an tỉnh, thành phố, cán bộ quản lý hồ sơ.
Hội đồng phải lập biên bản cụ thể từng phương tiện: Tên chủ phương tiện, quốc tịch, loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại hoặc tên phương tiện, số máy, số khung (nếu có), thời gian tạm nhập, phạm vi hoạt động.
Xe ô tô tạm nhập tái xuất có thời hạn sau khi được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép, đồng thời được cấp biển số tạm thời.
Biển số tạm thời làm bằng giấy trắng; có chiều dài 470mm, chiều cao 110mm; số và chữ của biển số tạm thời gồm hai nhóm chữ số và một chữ cái, nhóm 4 chữ số đầu là số thứ tự của giấy phép, nhóm 2 chữ số tiếp theo là ký hiệu địa phương cấp biển số, chữ cái cuối là ký hiệu nơi cấp phép (A: Do Tổng cục Cảnh sát cấp phép; B là Giám đốc Công an tỉnh, thành phố cấp phép; C là Trưởng Công an huyện). Số biển số tạm thời được ghi vào tờ khai (mẫu 01-GPTN/2003/BCA) và giấy phép (mẫu 02-GPTN/2003/BCA).
Biển số tạm thời phải dán ở bên trong phía trên kính trước và kính sau của xe.
D. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Khi lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam, người điều khiển phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam về giao thông đường bộ, đường thuỷ; khi Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan chức năng của Việt Nam kiểm tra, kiểm soát, người điều khiển phương tiện phải xuất trình các giấy tờ sau:
1.1. Giấy phép do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
1.2. Tờ khai hải quan theo quy định của Tổng cục Hải quan;
1.3. Các loại giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, Mục A Phần II Thông tư này.
2. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tuần tra kiểm soát, lực lượng Cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất vi phạm các quy định sau: lưu hành không có giấy tờ quy định tại điểm 1.1, 1.2, 1.3, Mục Đ phần II Thông tư này; xe ô tô tạm nhập không dán biển số do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; phương tiện hoạt động quá thời hạn, quá phạm vi ghi trong giấy phép; phương tiện tạm nhập không tái xuất để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày, kể từ ngày ký.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an để thực hiện tốt việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất có thời hạn.
3. Tổng cục Cảnh sát chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện Thông tư này.
4. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công an các địa phương thực hiện đúng quy định của Thông tư này.
5. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Lê Quốc Khánh (Đã ký) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIỂN SỐ TẠM THỜI:....................
Ô TÔ, XE GẮN MÁY, THUYỂN, XUỒNG CÓ GẮN MÁY HOẶC
KHÔNG GẮN MÁY TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ THỜI HẠN
1. Loại phương tiện ........................ Biển số............................................
Nhãn hiệu.......................... Số loại hoặc tên phương tiện........................
Mầu sơn: ........................... Số chỗ ngồi: ................................................ người
Số máy: ............................. Số khung:.....................................................
(Đối với thuyền, xuồng: nộp kèm theo 01 ảnh (9 x 12cm) chụp toàn cảnh phương tiện ở trạng thái nổi từ mạn phải phương tiện).
2. Thời hạn tạm nhập: Từ ngày....../......../.....đến ngày....../....../..............
Tên cửa khẩu tạm nhập:...........................................................................
Tên cửa khẩu tái xuất:...............................................................................
Phạm vi hoạt động: Từ..............................................................................
đến............................................................................................................
3. Họ tên chủ phương tiện:.......................................................................
Quốc tịch:.................................................................................................
Địa chỉ:.....................................................................................................
Số hộ chiếu (Giấy thông hành).................. cấp ngày........./.........../.........
4. Họ tên người điều khiển phương tiện...................................................
Quốc tịch..................................................................................................
Số hộ chiếu (Giấy thông hành)................ cấp ngày ........./ ........./...........
Tôi xin cam đoan toàn bộ hồ sơ, giấy tờ kèm theo lời khai này là đúng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CÁN BỘ LÀM THỦ TỤC | ....., ngày...... tháng..... năm....... |
(5) ..........................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(5) Trưởng Công an huyện hoặc
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố hoặc
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát ký theo thẩm quyền
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Ô TÔ, XE GẮN MÁY, THUYỂN, XUỒNG CÓ GẮN MÁY HOẶC
KHÔNG GẮN MÁY TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ THỜI HẠN
1. Loại phương tiện..................... Biển số...................................................
Nhãn hiệu...................... Số loại hoặc tên phương tiện...............................
Mầu sơn:....................... Số chỗ ngồi:.................................................người
Số máy:......................... Số khung: ............................................................
Được phép tạm nhập qua cửa khẩu: ...........................................................
Tái xuất qua cửa khẩu: ...............................................................................
Thời hạn tạm nhập: Từ ngày......../......../........ đến ngày ........./......../.........
Phạm vi hoạt động: Từ ...............................................................................
đến ..............................................................................................................
2. Họ tên chủ phương tiện:..........................................................................
Quốc tịch:....................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................
Số hộ chiếu (Giấy thông hành).................. cấp ngày........./.........../............
3. Họ tên người điều khiển phương tiện (nếu có)........................................
Quốc tịch.....................................................................................................
Số hộ chiếu (Giấy thông hành)................ cấp ngày............../........./...........
Khi lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông và các quy định của pháp luật Việt Nam.
(4)....................................
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
BIỂN SỐ TẠM THỜI
..............................
Ghi chú:
(4) Trưởng Công an huyện hoặc
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố hoặc
Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát ký theo thẩm quyền
- 1Thông tư 01/2007/TT-BCA-C11 về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công An ban hành
- 2Luật Hải quan 2001
- 3Nghị định 101/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
- 4Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Thông tư 08/2005/TT-BCA(C11) sửa đổi Thông tư 11/2003/TT-BCA(C11) hướng dẫn việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động của phương tiện vận tải tạm nhập, tái xuất có thời hạn do Bộ công an ban hành
- 2Thông tư 01/2007/TT-BCA-C11 về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Công An ban hành
- 3Quyết định 4582/QĐ-BCA năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an trong kỳ hệ thống hóa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
Thông tư 11/2003/TT-BCA(C11) hướng dẫn việc cấp giấy phép và kiểm soát hoạt động của phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất có thời hạn do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 11/2003/TT-BCA(C11)
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/07/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Thế Tiệm
- Ngày công báo: 26/07/2003
- Số công báo: Số 106
- Ngày hiệu lực: 02/08/2003
- Ngày hết hiệu lực: 08/02/2007
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực