BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2004/TT-BTC | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2004 |
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về chế độ Tài chính đối với các Tổ chức tín dụng;
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;
Để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể nhằm giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang tiến hành thanh lý giải thể. Thông tư này không áp dụng trong trường hợp các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép do sáp nhập, chia tách và hợp nhất.
Các khoản nợ quá hạn khó đòi do Hội đồng thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân thu hồi được sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hoặc sau thời điểm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo tiến hành thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
III. NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ CHI CHO THU HỒI NỢ:
Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 10%, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng, để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi nợ theo nguyên tắc:
- Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
- Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
Các khoản chi nêu trên phải có chứng từ hợp lệ.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
Vụ Tài chính ngân hàng
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC THANH LÝ CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Trên cơ sở quy định về chi phí cho công tác thu hồi nợ khó đòi đối với các Qũy tín dụng nhân dân đang hoạt động tại Thông tư số 17/2004/TT-BTC ngày 12/3/2004 của Bộ Tài chính: mức chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp tích cực trong việc thu hồi nợ không được vượt quá 2% số nợ thu hồi và tối đa đối với một món nợ không vượt quá 10 triệu đồng và do đặc thù thành phần Hội đồng thanh lý của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý, giải thể ngoài đại diện chính quyền địa phương, còn lại là những thành viên của các tổ chức có trách nhiệm trực tiếp đối với các khoản nợ (thành viên của Hội đồng quản lý, Ban điều hành, đại diện sáng lập viên và thành viên của các tổ chức có nợ phải thu hồi) tuy có đóng góp trong việc thu hồi nợ nhưng nhân tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi được nợ vay là các cơ quan chính quyền địa phương như Uỷ ban nhân dân và công an xã..., ngày 30/8/2004 Vụ TCNH đã trình Bộ và sau khi phê duyệt Bộ đã ký công văn số 9705/TC-TCNH gửi lấy ý kiến NHNNVN vào dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể với nội dung chính như sau:
- Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 2% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi theo nguyên tắc:
+ Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
+ Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
* Ý kiến Ngân hàng Nhà nước:
Về cơ bản Ngân hàng Nhà nước nhất trí với nội dung dự thảo. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị nâng mức chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân lên ở mức 15% trên cơ sở lý giải:
- Trong tổng số nợ chưa thu hồi được 32,98 tỷ đồng đối với 53 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đang trong quá trình thanh lý các khoản nợ có giá trị dưới 01 triệu đồng và từ 01 triệu đến 05 triệu đồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn: như ở 3 QTDND điển hình (QTDND Bắc Hải - Thái Bình; QTDND Đồng ích - Vĩnh Phúc và QTDND Vĩnh Hoà Hiệp - Kiên Giang) có:
* Tổng số món nợ khó đòi chưa thu hồi được là 736 món, bao gồm:
+ 104 món nợ khó đòi có số tiền trên 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14%.
+ 176 món nợ khó đòi có số tiền từ 1 - 5 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 24%.
+ 456 món nợ khó đòi có số tiền dưới 1 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 62%.
- Đối với những món nợ khó đòi nhỏ số tiền được để lại chi cho công tác thanh lý theo tỷ lệ 2% sẽ rất thấp (món nợ khó đòi 3 triệu đồng được chi 60.000 đồng, món nợ khó đòi dưới 1 triệu đồng chỉ được chi dưới 20.000 đồng).
* Ý kiến Vụ TCNH:
Vụ TCNH thấy rằng để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi góp phần thúc đẩy nhanh qúa trình thanh lý các QTDND thì việc quy định linh hoạt cơ chế khuyến khích để các tổ chức có tư cách pháp nhân nỗ lực hơn trong việc thu hồi nợ là rất cần thiết. Do vậy, Vụ TCNH trình Bộ quy định cho phép Hội đồng thanh lý được để lại 10% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
Vụ TCNH đã hoàn thiện dự thảo thông tư theo tinh thần trên. Trình Bộ xem xét, phê duyệt.
Hà Nội, ngày....../10/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu
Vụ Tài chính ngân hàng
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CHI PHÍ CHO CÔNG TÁC THANH LÝ CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Sau khi Ngân hàng Nhà nước có công văn đề nghị số 344/NHNN-TDHT ngày 7/4/2004, Bộ đã phê duyệt tờ trình của Vụ TCNH và ký công văn số 5651/TC-TCNH ngày 26/5/2004 thống nhất với Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải có cơ chế khuyến khích Hội đồng thanh lý tích cực phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương để tận thu các khoản nợ khó đòi của Quỹ tín dụng nhân dân, tạm thời việc chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng được thực hiện như quy định về thu hồi nợ khó đòi của các Qũy tín dụng nhân dân đang hoạt động tại Thông tư số 17/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính và trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể chế độ chi phí cho công tác thanh lý các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể.
Đến nay, qua nghiên cứu các văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định đối với Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể, thực trạng công tác thu hồi nợ thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân, Vụ TCNH cho rằng Hội đồng thanh lý ngoài đại diện chính quyền địa phương, còn lại là những thành viên của các tổ chức có trách nhiệm trực tiếp đối với các khoản nợ (thành viên của Hội đồng quản lý, Ban điều hành, đại diện sáng lập viên và thành viên của các tổ chức có nợ phải thu hồi) tuy có đóng góp trong việc thu hồi nợ nhưng nhân tố chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi được nợ vay là các cơ quan chính quyền địa phương như Uỷ ban nhân dân và công an xã. Vì vậy, (sau khi tiếp thu ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế, Cục TCDN chưa có ý kiến) Vụ TCNH trình Bộ dự thảo Thông tư hướng dẫn chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân theo hướng:
1. Đối tượng áp dụng:
Đối tượng áp dụng Thông tư này là các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang tiến hành thanh lý giải thể.
2. Phạm vi áp dụng:
Các khoản nợ quá hạn khó đòi Ban thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân thu hồi được sau thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động hoặc sau thời điểm Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra thông báo tiến hành thanh lý giải thể Quỹ tín dụng nhân dân.
3. Đối với khoản nợ quá hạn khó đòi thu hồi được Hội đồng thanh lý được để lại 2% nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng để chi cho các tổ chức có tư cách pháp nhân và các thành viên Hội đồng thanh lý có đóng góp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi theo nguyên tắc:
- Chi 70% số tiền được để lại cho các tổ chức có tư cách pháp nhân có đóng góp trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi. Hội đồng thanh lý quyết định và chịu trách nhiệm về mức chi cho từng tổ chức trên cơ sở mức độ đóng góp của tổ chức đó trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi.
- Đối với 30% số tiền còn lại Hội đồng thanh lý căn cứ vào mức độ đóng góp của các thành viên hội đồng để chi cho phù hợp.
Các khoản chi nêu trên phải có chứng từ hợp lệ.
4. Thông tư này không áp dụng trong trường hợp các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép do sáp nhập, chia tách và hợp nhất.
Vụ TCNH đã dự thảo công văn gửi lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào dự thảo Thông tư theo tinh thần trên. Trình Bộ xem xét, phê duyệt./.
Hà Nội, ngày /8/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày... tháng.... năm 2004 |
V/v Xin ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý QTDND
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để tận thu các khoản nợ quá hạn khó đòi của các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể nhằm giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân. Để thống nhất trước khi ban hành, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước có ý kiến tham gia vào dự thảo Thông tư.
Ý kiến tham gia bằng văn bản xin gửi lại Bộ Tài chính vào ngày 15/9/2004 để hoàn thiện, ban hành.
Rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
KT/bộ trưởng bộ tài chính
Thứ trưởng
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu: VP, TCNH
Vụ Tài chính ngân hàng
Kính gửi: - Vụ Pháp chế
- Vụ Chính sách thuế
- Cục Tài chính doanh nghiệp
Thực hiện chỉ đạo của Bộ, nhằm tận thu các khoản nợ khó đòi của Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể để giảm thiểu tổn thất cho Nhà nước, Vụ TCNH đã dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ chi phí cho công tác thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân. Đề nghị Vụ Pháp chế, Vụ Chính sách thuế và Cục Tài chính doanh nghiệp có ý kiến.
Ý kiến tham gia xin gửi lại Vụ TCNH vào ngày 23/8/2004.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của Quý Vụ, Cục TCDN.
Hà Nội, ngày /8/2004
Vụ TCNH
Nguyễn Văn Sáu
- 1Nghị định 166/1999/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng
- 2Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 3Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Thông tư 17/2004/TT-BTC sửa đổi Thông tư 97/2000/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 105/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ chi phí thu hồi nợ cho công tác thanh lý các Quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc đang phải tiến hành thanh lý giải thể do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 105/2004/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/11/2004
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: 08/12/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực