Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/2000/TT-BTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/01/1999 của Chính phủ về phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Quyết định số 58/2000/QĐ-BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuật ( sau đây gọi tắt là lệ phí kiểm định) và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (sau đây gọi tắt là lệ phí cấp giấy phép) như sau:
1 - Đối tượng nộp lệ phí kiểm định , lệ phí cấp giấy phép :
Các tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang làm kinh tế) khi được các Trung tâm kiểm định kỹ thuật của Nhà nước kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn làm cơ sở cho Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động cấp giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật, đều phải nộp lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư này.
2 - Mức thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Thực hiện theo quy định tại phụ lục đính kèm Quyết định số 58/2000/QĐ -BTC ngày 21/4/2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành biểu mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
3 - Sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
3.1 - Lệ phí kiểm định:
3.1.1- Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí kiểm định, được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động kiểm định thì được trích tối đa 10% số tiền lệ phí thu được để chi phí cho công tác tổ chức thu lệ phí. Số tiền lệ phí thu được còn lại 90% đơn vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Số tiền lệ phí 10% giữ lại đơn vị được chi theo nội dung sau:
+ Chi phí tiền công và các khoản phụ cấp theo tiền công trả cho lao động thuê ngoài ( kể cả thuê chuyên gia tư vấn) thực hiện việc thu lệ phí theo chế độ quy định (nếu có).
+ Chi trả thù lao cho cán bộ nhân viên đảm nhiệm thêm công việc thu lệ phí ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người ( kể cả thù lao làm việc ngoài giờ hành chính) theo chế độ quy định.
+ Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ nhân viên thực hiện việc thu, nộp lệ phí tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện.
3.1.2- Đối với các đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ thu lệ phí không được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí chi hoạt động kiểm định thì đơn vị được trích tối đa không quá 90% số tiền thu lệ phí kiểm định để chi cho công tác thu và công tác kiểm định. Nội dung chi lệ phí kiểm định để lại cho đơn vị gồm :
+ Chi phí tiền lương đối với cán bộ quản lý và người lao động (kể cả lao động thuê ngoài, vụ việc) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp đơn vị không đảm bảo chi phí hoạt động theo phương án đề nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì phải giảm trừ quỹ tiền lương nhưng mức giảm trừ tối đa không thấp hơn tiền lương chế độ quy định đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
+ Chi các khoản đóng góp cho người lao động thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)
+ Chi in ấn (mua) văn phòng phẩm, các mẫu biểu, hồ sơ, sổ sách, giấy chứng nhận phục vụ công tác chứng nhận kết quả thẩm định và cấp giấy phép an toàn.
+ Lập hồ sơ kiểm định.
+ Chi thuê chuyên gia kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và thuê thiết bị (nếu có).
+ Chi trả tiền điện, nước, điện thoại, cước phí bưu điện, tiền thuê văn phòng làm việc ( nếu có ).
+ Chi công tác phí, hội nghị phí.
+ Mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư, bảo hộ lao động phục vụ cho công tác kiểm định.
+ Chi sửa chữa lớn, nhỏ nhà cửa, chi bảo dưỡng, thiết bị máy móc.
+ Chi đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
+ Chi khác phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật.
+ Trích quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên thực hiện kiểm định thu nộp lệ phí tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện trong năm.
Số tiền lệ phí còn lại (tối thiểu 10%) đơn vị nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước tại Kho bạc nơi đơn vị đóng trụ sở theo thông báo của cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị.
3.2 - Lệ phí cấp giấy phép: cơ quan thu lệ phí được trích 10% số tiền lệ phí cấp giấy phép thu được trước khi nộp vào Ngân sách nhà nước để chi phí cho việc tổ chức thu và cấp giấy phép bao gồm:
- Chi in ấn giấy phép,
- Chi phí thẩm định hồ sơ,
- Chi phí khác có liên quan đến việc cấp giấy phép.
Số tiền lệ phí cấp giấy phép còn lại 90% nộp vào ngân sách Nhà nước.
Các khoản chi nêu trên phải theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Cuối năm quyết toán nếu chi không hết đơn vị phải nộp toàn bộ số tiền còn dư đến ngày 31/12 vào ngân sách Nhà nước.
4 - Quản lý tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép :
Lệ phí kiểm định và lệ phí cấp giấy phép là khoản thu của ngân sách Nhà nước.
Lệ phí kiểm định do các Trung tâm kiểm định an toàn thu ngay sau khi thực hiện xong công việc kiểm định.
Lệ phí cấp giấy phép do Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động uỷ quyền cho các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn thu sau khi Thanh tra cấp giấy phép cho các đơn vị.
Khi thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép các trung tâm kiểm định an toàn phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phát hành hoặc được Bộ Tài chính thoả thuận cho đơn vị phát hành quản lý, sử dụng biên lai thu lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính; đăng ký kê khai thu, nộp các khoản lệ phí với Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở, đồng thời mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng khoản lệ phí kiểm định và lệ phí cấp giấy phép.
Hàng năm, căn cứ vào mức thu theo quy định của Bộ Tài chính và nội dung chi tại Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn lập dự toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép gửi cho quan Thuế trực tiếp quản lý đơn vị; lập kế hoạch tài chính bao gồm cả các khoản thu chi khác gửi cơ quan chủ quản cấp trên để thẩm định phê duyệt. Trước khi giao kế hoạch thu chi tài chính cho các đơn vị kiểm định, cơ quan chủ quản cấp trên phải thỏa thuận với cơ quan Tài chính đồng cấp về mức giao thu, chi, nộp ngân sách cho từng đơn vị.
Các đơn vị Kiểm định an toàn có trách nhiệm tổ chức thu, trích nộp khoản thu vào ngân sách đầy đủ đúng hạn theo thông báo của cơ quan Thuế.
Các trường hợp đơn vị đã kiểm định kỹ thuật an toàn và gửi hồ sơ đăng ký về Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động để xin cấp giấy phép, nhưng khi kiểm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép do lỗi của đơn vị kiểm định, thì đơn vị kiểm định phải tiến hành kiểm định lại và tự chịu toàn bộ chi phí.
5/ Quyết toán thu, chi lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép:
Các đơn vị tổ chức thu lệ phí có trách nhiệm mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán số thu, chi phí, lệ phí theo đúng quy định tại quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
Cơ quan chủ quản có trách nhiệm duyệt quyết toán thu, chi lệ phí và các khoản thu, chi khác của các đơn vị trực thuộc và báo cáo quyết toán chung gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và ra thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản.
- Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm kiểm định an toàn kỹ thuật trong việc thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng tiền thu lệ phí kiểm định, lệ phí cấp giấy phép; chế độ quản lý sử dụng biên lai, chứng từ; chế độ ghi chép, kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định.
- Các đơn vị kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp tổ chức kiểm tra.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/5/2000, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
- 1Thông tư liên bộ 66 TT/LB năm 1995 quy định chế độ thu, quản lý sử dụng phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính - Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội ban hành
- 2Quyết định 70/2002/QĐ-BTC sửa đổi mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật định kỳ theo tiêu chuẩn an toàn không gia hạn giấy phép đối với chai chứa khí đốt hoá lỏng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính ban hành
- 4Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính ban hành
- 2Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư liên bộ 66 TT/LB năm 1995 quy định chế độ thu, quản lý sử dụng phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính - Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội ban hành
- 2Nghị định 87-CP năm 1996 Hướng dẫn việc phân cấp, quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 3Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 51/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/CP Hướng dẫn việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 5Nghị định 04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước
- 6Quyết định 58/2000/QĐ-BTC về biểu mức thu lệ phí kiểm định ký thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 70/2002/QĐ-BTC sửa đổi mức thu lệ phí kiểm định kỹ thuật định kỳ theo tiêu chuẩn an toàn không gia hạn giấy phép đối với chai chứa khí đốt hoá lỏng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 03/2003/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ Tài Chính ban hành
Thông tư 102/2000/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, sử dụng lệ phí kiểm định kỹ thuật và lệ phí cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do Bộ tài chính ban hành
- Số hiệu: 102/2000/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/10/2000
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 43
- Ngày hiệu lực: 06/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra