Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10-NH5 | Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1992 |
Ngày 09 tháng 6 năm 1992 , Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 107/QĐ-NH5 ban hành "Qui chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với các tổ chức tín dụng".
Ngân hàng Trung ương hướng dẫn một số điểm cụ thể về thực hiện như sau:
Đối tượng thực hiện qui chế này gồm tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng đầu tư và phát triển, đã được cấp giấy phép hoạt động mới hoặc đang trong thời gian điều chỉnh về tổ chức và hoạt động để được cấp giấy phép mới (gồm cả chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam).
I. VỀ AN TOÀN, TĂNG, GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN CỔ PHẦN:
1. Tổ chức tín dụng phải duy trì vốn điều lệ thực có không nhỏ hơn mức vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước công bố hoặc chấp thuận, thuộc năm tài chính đó. Nếu trong năm tài chính Ngân hàng Nhà nước không công bố mức vốn điều lệ mới thì lấy mức do Ngân hàng Nhà nước công bố lần trước làm cơ sở.
1.1. Mức vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước công bố là mức vốn quy định cho từng loại hình tổ chức tín dụng, theo từng thời kỳ hoặc năm tài chính để thành lập tổ chức tín dụng hoặc bắt buộc tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép hoạt động phải điều chỉnh.
1.2. Mức vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là mức vốn ghi tại giấy phép hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp, hoặc mức vốn đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho tổ chức tín dụng tăng hoặc giảm. Mức vốn này tối thiểu bằng mức vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước đã công bố.
1.3. Vốn điều lệ thực có là giá trị thực có của vốn điều lệ được chấp thuận, còn lại, sau khi đã trừ khoản lỗ mà không có nguồn bù đắp.
2. Về việc tăng, giảm vốn điều lệ khi cần mở rộng hoặc thu hẹp qui mô, địa bàn hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh hoặc sáp nhập, tách ra:
2.1. Tăng vốn điều lệ bằng cách:
- Chuyển từ quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ.
- Phát hành thêm cổ phiếu mới hoặc tăng mệnh giá cổ phiếu đã phát hành.
2.2. Giảm vốn điều lệ bằng cách:
- Định giá lại mệnh giá cổ phiếu.
- Lấy vốn điều lệ để bù đắp lỗ kéo dài, khi không còn nguồn vốn nào khác.
3. Về chuyển nhượng cổ phần
Tổ chức tín dụng được phép cho cổ đông của mình chuyển nhượng cổ phần theo quy định của điều lệ. Nếu lần đầu hoặc tổng số các lần chuyển nhượng cổ phần tính đến thời điểm đó, có mức lớn hơn 15% vốn điều lệ thực có, thì phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
II. VỀ TỶ LỆ TỐI THIỂU GIỮA VỐN TỰ CÓ VỚI TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CÓ Ở MỨC 5%
1. Vốn tự có của tổ chức tín dụng phải tính theo số thực có, bao gồm các khoản kể dưới đây, sau khi loại trừ lỗ kinh doanh và số giảm giá tài sản cố định (nếu có).
1.1. Số dư có của các tài khoản:
- Nguồn vốn điều lệ;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
- Quỹ dự trữ đặc biệt (để bù đắp rủi ro);
- Nguồn vốn tự bổ sung để xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định.
1.2. Lợi nhuận chưa chia được tính bằng chênh lệch giữa tổng số dư có lớn hơn tổng số dư nợ của các tài khoản sau: thu nhập, chi phí và thuế, kết quả tài chính, tập trung lợi nhuận của các Ngân hàng cấp dưới nộp lên.
1.3. Giá trị tăng thêm (do định giá lại tài sản cố định trong tài khoản nguồn vốn cố định).
1.4. Các loại vốn và quỹ khác (vốn cố định, quỹ khấu hao cơ bản được để lại, các quỹ phát triển nghiệp vụ, khen thưởng và phúc lợi, các loại nguồn vốn khác: chênh lệch giá vàng và tỷ giá ngoại tệ vốn bảo toàn).
2. Tổng giá trị tài sản có bao gồm:
2.1. Tài sản có nội bảng thực có, gồm số dư nợ các tài khoản:
- Tiền mặt (đồng Việt Nam và ngoại tệ);
- Các chứng từ có giá trị tiền tệ (bằng nội tệ và ngoại tệ);
- Kim loại quý, đá quý;
- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
- Tiền dự trữ bắt buộc;
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và các cơ quan khác (trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ);
- Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quá hạn trong nước và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (loại trừ dư nợ cho vay đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước chuyển sang);
- Tài sản cố định (giá trị còn lại);
- Lỗ kinh doanh: chênh lệch giữa tổng số dư nợ lớn hơn tổng số dư có của các tài khoản sau: thu nhập, chi phí và thuế; kết quả tài chính, tập trung lợi nhuận của các Ngân hàng cấp dưới nộp lên;
- Chênh lệch dư nợ lớn hơn có của các khoản phải thu và các khoản phải trả;
- Chênh lệch dư nợ lớn hơn dư có của các khoản về nghiệp vụ thanh toán và thanh toán lên hàng;
- Các tài sản có nội bảng khác còn lại.
2.2. Tài sản có ngoại bảng, gồm:
- Các khoản bảo lãnh tín dụng (trong nước và ngoài nước, bằng đồng Việt nam và ngoại tệ đến hạn trả).
- Giá trị các hợp đồng cam kết cho tổ chức tín dụng khác vay bù đắp khi họ thiếu khả năng chi trả.
3. Công thức tính tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tài sản có.
Tổng giá trị tài sản có (tổng số các khoản nói |
| (Tỷ lệ giữa |
III. VỀ BẢO ĐẢM KHẢ NĂNG CHI TRẢ:
Tổ chức tín dụng có hội sở và nhiều chi nhánh thì hội sở và từng chi nhánh hàng ngày phải dự tính tổng số các khoản phải trả trong phạm vi 03 ngày kế tiếp, theo quy định tại điều 4.3 của qui chế; trên cơ sở đó tính toán và duy trì tài sản động tương đương được quy định tại điều 4.2 của qui chế.
1. Vốn huy động (Bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, loại trừ phần vốn huy động do yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước) bao gồm số dư có các tài khoản.
- Tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, người nước ngoài;
- Tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong nước và xí nghiệp liên doanh Việt Nam - nước ngoài;
- Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế;
- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế;
- Tiền gửi của các tổ chức khác;
- Tiền gửi vốn chuyên dùng;
- Tiền gửi tiết kiệm;
- Tiền quản lý và giữ hộ;
- Nghiệp vụ phát hành trái phiếu;
- Tiền gửi kho bạc Nhà nước;
- Tiền gửi của Tổng Công ty vàng bạc, đá quý Việt Nam;
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác (bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ).
2. Mức vốn huy động tối đa của tổ chức tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần vốn tự có. Riêng hợp tác xã tín dụng chỉ được huy động nhỏ hơn hoặc bằng 10 lần vốn tự có.
1. Được chấp nhận là một khách hàng để tổ chức tín dụng cho vay phải là một doanh nghiệp trong nước (kể cả xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam), có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có đủ mức vốn pháp định theo quy định của Nhà nước và được Trọng tài kinh tế cấp giấy phép kinh doanh.
1.1. Một tổ chức không có vốn pháp định, hạch toán kinh tế phụ thuộc, thì không có tư cách vay vốn của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp được uỷ quyền thì được vay vốn theo mức tiền được uỷ quyền và phải chuyển hết nợ trong ngày về đơn vị chủ quản).
1.2. Nếu một tổ chức kinh tế có nhiều công ty (dạng liên hiệp các xí nghiệp), mà những công ty này hạch toán kinh tế độc lập thì việc cho vay đối với tổ chức kinh tế và từng công ty đó cũng được coi như từng khách hàng riêng biệt và phải tuân theo mức cho vay của tổ chức tín dụng nói tại điểm 3 dưới đây.
2. Đối với kinh tế tư doanh, cá thể, công nhân viên chức làm kinh tế gia đình mà ngành nghề đó pháp luật chưa quy định mức vốn pháp định hoặc chưa quy định phải đăng ký kinh doanh tại trọng tài kinh tế Nhà nước thì người đứng tên vay vốn của tổ chức tín dụng (tiểu thương, tiểu chủ, cá nhân, công nhân viên chức, chủ hộ nông dân) được gọi là 1 khách hàng.
3. Tổ chức tín dụng cho vay một khách hàng không quá 10% vốn tự có và cho vay 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất không quá 30% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng (dư nợ bao gồm: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và quá hạn). Tổ chức tín dụng duy trì thường xuyên thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ này vào cuối mỗi ngày giao dịch (ngoại trừ phần dư nợ cho vay theo yêu cầu của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước).
4. Tổ chức tín dụng được dùng vốn tự có nơi ở mục B.II.1 làm nguồn để hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần.
4.1. Mức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần không quá 10% vốn tự có của công ty, xí nghiệp mà tổ chức tín dụng tham gia.
4.2. Tổng số các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần chỉ được nhỏ hơn 50% vốn tự có của mình. Trường hợp có khả năng chiếm từ 50% trở lên thì tổ chức tín dụng phải rút bớt các khoản hùn vốn hoặc tăng vốn tự có lên theo tỷ lệ tương ứng.
Theo định kỳ hàng tháng, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tổng hợp gửi Ngân hàng trung ương (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng) "Báo cáo vốn tự có, vốn huy động và các giá trị tài sản có của tổ chức tín dụng" (mẫu theo phụ lục đính kèm).
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể hướng dẫn tổ chức tín dụng lập báo cáo đơn giản hơn và có đủ các thông tin cần thiết để lập được báo cáo tổng hợp này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, yêu cầu phản ánh bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng) để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.
Chu Văn Nguyễn (Đã ký) |
Chi nhánh tỉnh, TP
Số: ........../BC
Vốn tự có | Vốn huy động | |||||||
Số TT | Tên tổ chức tín dụng | Vốn điều lệ | Các loại vốn và quỹ khác | Cộng | Ngắn hạn | Trung hạn | Dài hạn | Cộng |
I. Ngân hàng TMQD | ||||||||
- | ||||||||
II. NHTM cổ phần | ||||||||
- | ||||||||
III. NHTMCP nông thôn | ||||||||
- | ||||||||
IV. Cty TCCPV | ||||||||
V. Ngân hàng liên doanh | ||||||||
- | ||||||||
VI. CNNH nước ngoài |
Lập bảng | Trưởng phòng |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VỐN TỰ CÓ, VỐN HUY ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN CÓ CỦA CÁC TCTD
Tháng ........ năm ......
Đơn vị: 1 triệu VND
Tài sản đồng nội bảng | Tài sản có các khoản cho vay và nợ quá hạn | Nội bảng hùn vốn LD mua cổ phần | Tài sản có khác | Cộng (10-13) | Tài sản có ngoại bảng | Cộng TSC (14-15) | % giữa VTC so với tổng giá trị tài sản có 5/16 | Số lần giữa vốn huy động so với VTC 9/5 |
10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Ngày ....... tháng ...... năm ........
Giám đốc
- 1Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 về việc ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 về việc ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 107/QĐ-NH năm 1992 về Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việt Nam ban hành
- 2Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 về việc ban hành quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông tư 10-NH5 năm 1992 thực hiện Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 10-NH5
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/07/1992
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Chu Văn Nguyễn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/1992
- Ngày hết hiệu lực: 13/12/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra