- 1Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 2Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- 3Luật thi hành án dân sự 2008
- 4Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 5Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- 6Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 7Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- 8Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 9Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2023/TT-BQP | Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2023 |
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014;
Căn cứ Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2014 và năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT-BQP ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2018/TT-BQP ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội
1. Sửa đổi, bổ sung
“c) Các trường hợp từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội chuyển công tác về Ngành Thi hành án Quân đội: Là tổng thời gian từ khi có bằng cử nhân luật và đảm nhiệm các chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc cơ quan đó.”.
2. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 9. Tiêu chuẩn
1. Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Chấp hành viên trung cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Chấp hành viên cao cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.”.
3. Sửa đổi, bổ sung
“1. Bổ nhiệm thông qua thi tuyển:
a) Căn cứ nhu cầu, tổ chức biên chế và quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự; Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng cử sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn tham gia kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; cử Chấp hành viên sơ cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp; cử Chấp hành viên trung cấp tham gia kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức;
b) Căn cứ kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp; kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp do Bộ Tư pháp tổ chức; Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm vào các ngạch Chấp hành viên theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của Bộ Tư pháp.”.
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 12. Tiêu chuẩn
1. Thẩm tra viên:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Thẩm tra viên chính:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Thẩm tra viên cao cấp:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
4. Trường hợp cán bộ từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội, Phòng Thi hành án cấp quân khu chuyển công tác về Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thi hành án thì được xem xét đề nghị bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên tương đương ngạch đang giữ theo quy định của pháp luật.”.
5. Sửa đổi, bổ sung
“1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.”.
6. Bổ sung
“Điều 20a. Điều khoản chuyển tiếp
Các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ các ngạch về thi hành án dân sự đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị sử dụng để dự thi, xét nâng ngạch và bổ nhiệm vào các chức danh tương ứng thuộc Ngành Thi hành án Quân đội.”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 3 năm 2023.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tư lệnh các quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1574/QĐ-BTP năm 2019 Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Kế hoạch 123/KH-VKSTC năm 2019 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2022 sơ kết 03 năm thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Thông tư 83/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- 1Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 2Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- 3Luật thi hành án dân sự 2008
- 4Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- 5Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014
- 6Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 7Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- 8Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự
- 9Quyết định 1574/QĐ-BTP năm 2019 Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Kế hoạch 123/KH-VKSTC năm 2019 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022
- 12Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2022 sơ kết 03 năm thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Thông tư 83/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 10/2023/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Võ Minh Lương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 365 đến số 366
- Ngày hiệu lực: 16/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực