Chương 1 Thông tư 10/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư này quy định các yêu cầu kỹ thuật về việc sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp ảnh viễn thám đến người sử dụng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thám, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất ảnh viễn thám là quá trình xử lý để tạo ra dữ liệu ảnh viễn thám 1A, ảnh viễn thám 2A, ảnh viễn thám 3A và ảnh viễn thám 3B từ dữ liệu viễn thám mức 0.
2. Ảnh viễn thám quang học là loại ảnh được tạo ra bởi việc thu nhận các bước sóng ánh sáng nhìn thấy (0,4 - 0,76 micromet) qua vệ tinh sử dụng các ống kính quang học.
3. Độ phân giải mặt đất (Ground Resolution) là kích thước của 1 pixel ảnh (điểm ảnh) chiếu trên mặt đất.
4. Ảnh viễn thám độ phân giải cao là dữ liệu ảnh thu được có độ phân giải mặt đất nhỏ hơn hoặc bằng 20m.
5. Ảnh viễn thám độ phân giải siêu cao là dữ liệu ảnh thu được có độ phân giải mặt đất nhỏ hơn 1m.
6. Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model - DEM) là mô hình biểu diễn bằng số sự biến thiên liên tục của độ cao bề mặt địa hình. Mô hình số độ cao dùng trong nắn ảnh để loại trừ biến dạng hình học của ảnh do chênh cao địa hình gây ra.
7. Nắn chỉnh hình học là việc hiệu chỉnh biến dạng hình học của ảnh do quá trình chụp ảnh, do ảnh hưởng chênh cao địa hình và do việc chuyển đổi hệ tọa độ từ điểm ảnh từ tọa độ không gian ảnh sang tọa độ vuông góc - tọa độ Descarters.
8. Tăng cường chất lượng ảnh viễn thám là việc hiệu chỉnh bức xạ ảnh nhằm nâng cao khả năng thông tin của ảnh.
9. Dữ liệu viễn thám mức 0 là dữ liệu viễn thám được thu nhận và xử lý trực tiếp từ tín hiệu vệ tinh tại trạm thu ảnh viễn thám mà chưa qua bất cứ một quá trình hiệu chỉnh nào.
10. Ảnh viễn thám 1A là sản phẩm ảnh viễn thám đã được hiệu chỉnh các ảnh hưởng của độ cong Trái đất, loại bỏ các sai số của đầu thu ảnh và tín hiệu nhiễu do ảnh hưởng của khí quyển từ dữ liệu viễn thám mức 0.
11. Ảnh viễn thám 2A là sản phẩm ảnh viễn thám được nắn về: hệ quy chiếu hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế... sử dụng mô hình vật lý, các thông tin quỹ đạo của vệ tinh.
12. Ảnh viễn thám 3A là sản phẩm ảnh viễn thám được nắn chỉnh về hệ tọa độ bản đồ hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000, hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế... sử dụng mô hình vật lý, các điểm khống chế ảnh và mô hình số độ cao. Ảnh viễn thám 3A được xử lý phổ và tăng cường chất lượng hình ảnh theo cảnh.
13. Ảnh viễn thám 3B là ảnh viễn thám được xử lý ở mức ảnh viễn thám 3A, được ghép và cắt mảnh theo phân mảnh bản đồ.
Điều 4. Thuật ngữ chuyên ngành
1. VN-2000: hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
2. UTM: (Universal Transverse Mercator): hệ tọa độ phẳng UTM quốc tế sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.
3. GPS (Global Positioning System): hệ thống định vị toàn cầu.
4. GIS (Geographic Information System): hệ thống thông tin địa lý.
5. Pan (Panchromatic): ảnh toàn sắc.
6. XS (MultiSpectral): ảnh đa phổ.
Điều 5. Nội dung công việc sản xuất ảnh viễn thám
1. Công tác chuẩn bị: thu thập dữ liệu và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan.
2. Nhập dữ liệu: nhập dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu bản đồ, mô hình số độ cao và các dữ liệu liên quan vào hệ thống xử lý ảnh viễn thám.
3. Sản xuất ảnh viễn thám 1A: sử dụng các dữ liệu thu thập được sản xuất tạo ra ảnh viễn thám 1A sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
4. Sản xuất ảnh viễn thám 2A: sử dụng các dữ liệu thu thập được sản xuất tạo ra ảnh viễn thám 2A sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
5. Sản xuất ảnh viễn thám 3A: sử dụng các dữ liệu thu thập được sản xuất tạo ra ảnh viễn thám 3A sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
6. Sản xuất ảnh viễn thám 3B: sử dụng các dữ liệu thu thập được sản xuất tạo ra ảnh viễn thám 3B sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm.
7. Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Sơ đồ quy trình sản xuất ảnh viễn thám được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 10/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về sản xuất ảnh viễn thám quang học độ phân giải cao và siêu cao để cung cấp đến người sử dụng do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 10/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thái Lai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 519 đến số 520
- Ngày hiệu lực: 12/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thuật ngữ chuyên ngành
- Điều 5. Nội dung công việc sản xuất ảnh viễn thám
- Điều 6. Thu thập dữ liệu
- Điều 7. Yêu cầu đối với dữ liệu ảnh viễn thám
- Điều 8. Yêu cầu đối với dữ liệu bản đồ
- Điều 9. Yêu cầu về điểm khống chế ảnh
- Điều 10. Yêu cầu đối với mô hình số độ cao
- Điều 11. Nhập dữ liệu ảnh viễn thám đầu vào
- Điều 12. Nhập dữ liệu điểm khống chế ảnh viễn thám
- Điều 13. Nhập dữ liệu bản đồ và mô hình số độ cao
- Điều 14. Nhập dữ liệu viễn thám mức 0
- Điều 15. Sản xuất ảnh viễn thám 1A
- Điều 16. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 1A
- Điều 17. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 18. Sản xuất ảnh viễn thám 2A
- Điều 19. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 2A
- Điều 20. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 21. Tăng dày khối ảnh viễn thám
- Điều 22. Nắn chỉnh hình học ảnh viễn thám
- Điều 23. Xử lý phổ, trộn ảnh và tăng cường chất lượng ảnh
- Điều 24. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 3A
- Điều 25. Nhập dữ liệu đầu vào
- Điều 26. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh viễn thám
- Điều 27. Dựng khung, lưới tọa độ, chú giải và phần ngoài khung bình đồ ảnh viễn thám
- Điều 28. Kiểm tra chất lượng ảnh viễn thám 3B