Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2008/TT-BKHCN | Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2008 |
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển các chất ôxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm loại 5 và loại 8 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: các chất ô xy hoá, các hợp chất ô xít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ (gọi tắt là Nghị định 13/2003/NĐ-CP).
2. Đối tượng áp dụng
a) Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường bộ mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Thông tư này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
b) Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Các trường hợp được miễn áp dụng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 13/2003/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ quyết định
a) Hàng hoá phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch hoạ.
b) Hàng hóa quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập điều ước của các nước, tổ chức quốc tế đó.
4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) Doanh nghiệp gửi hàng là doanh nghiệp có hóa chất nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
b) Doanh nghiệp vận tải là doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển hóa chất nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Đối với hóa chất nguy hiểm được gửi
Hoá chất nguy hiểm loại 5 và loại 8 (sau đây viết tắt là hàng hoá) cần vận chuyển phải được đóng gói, ghi nhãn theo quy định tại các Điều 7, 8, 9 và Điều 17 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
a) Việc đóng gói hàng hoá phải phù hợp quy định tại Thông tư số 02/2004/TT- BCN ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP. Doanh nghiệp gửi hàng chỉ được sử dụng các bao bì, thùng chứa được kiểm tra, kiểm định theo tiêu chuẩn kiểm định do Bộ Công Thương quy định.
b) Bao bì chứa hàng hoá được ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm.
c) Bao bì chứa hàng hoá phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục 3 của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP.
d) Có đầy đủ tài liệu an toàn hóa chất được quy định tại điểm h, khoản 2 Mục I Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP.
đ) Trường hợp hàng hoá cần có người áp tải, người áp tải phải có chứng chỉ huấn luyện về hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cấp.
2. Đối với phương tiện vận chuyển
a) Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng hoá cần vận chuyển hoặc của doanh nghiệp vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn trong thời gian sử dụng.
Đồng thời, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hoá chất nguy hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2004/TT-BCN ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2003/NĐ-CP.
b) Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng hoá vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng hoá khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện vận chuyển. Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục 3 của Nghị định 13/2003/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
c) Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,...) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển.
3. Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển
Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có giấy chứng nhận đã được huấn luyện đạt yêu cầu vận chuyển hàng hoá nguy hiểm do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.
4. Một số yêu cầu khác
a) Doanh nghiệp gửi hàng (tự vận chuyển hoặc thuê vận chuyển) có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá, phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng hoá về việc tuân thủ các quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Mục này và thể hiện đầy đủ trong bộ hồ sơ xin cấp phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng tài liệu cụ thể.
b) Doanh nghiệp gửi hàng có trách nhiệm xây dựng lịch trình vận chuyển hàng hoá rõ ràng, đầy đủ; yêu cầu người điều khiển phương tiện tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lịch trình vận chuyển, các yêu cầu của doanh nghiệp gửi hàng, chỉ dẫn của các đơn vị thi công cầu, đường trên tuyến hành trình vận chuyển.
c) Doanh nghiệp gửi hàng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản thời gian cụ thể của lịch trình vận chuyển hàng hóa và bản sao giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp tới Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển đã xây dựng để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp có sự cố nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.
d) Doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm và biện pháp tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá.
đ) Doanh nghiệp gửi hàng và doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định liên quan khác được quy định trong Nghị định số 13/2003/NĐ-CP.
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền thẩm xét hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp và cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cho doanh nghiệp cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ kèm theo báo hiệu nguy hiểm.
2. Doanh nghiệp có hàng hoá nguy hiểm cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lập 01 bộ hồ sơ gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này (tên hàng hoá phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP).
b) Tài liệu an toàn hóa chất nêu tại điểm d, khoản 1 Mục II Thông tư này
c) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:
- Thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Các giấy tờ cần thiết đối với người điều khiển phương tiện vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
d) Bản cam kết của doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp được thuê vận chuyển hàng hoá) về bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê doanh nghiệp vận tải, cần bổ sung hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận tải và tên người điều khiển phương tiện.
đ) Lịch trình vận chuyển hàng hoá, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các yêu cầu quy định, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển được cấp theo hồ sơ đăng ký cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của doanh nghiệp nhưng không quá 12 tháng.
1. Doanh nghiệp gửi hàng, doanh nghiệp vận tải, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm các quy định của Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT ÔXI HÓA/CÁC HỢP CHẤT OXIT HỮU CƠ/CÁC CHẤT ĂN MÒN
(Vận chuyển loại hàng hóa nào thì ghi tên loại hàng hóa đó)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN (nếu có): …. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…….., ngày …… tháng …… năm ……… |
Kính gửi: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Tên đơn vị đề nghị cấp giấy phép: (Tên doanh nghiệp có hàng hóa cần vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) .....................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ...........................................................................................................................
Fax: .....................................................................................................................................
Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên loại, nhóm hàng): .......................................................
Tên và địa chỉ đơn vị nhận hàng: ...........................................................................................
Phương tiện vận chuyển (ghi rõ tải trọng ô tô, biển kiểm soát, tên chủ phương tiện hoặc tên doanh nghiệp vận tải, tên người khiển phương tiện) ..............................................................................................
Hành trình từ: …………………………… đến ...........................................................................
Thời gian bắt đầu vận chuyển: ………………. Thời gian kết thúc vận chuyển: ..........................
Tên người áp tải (họ tên, chuyên môn nghiệp vụ): ..................................................................
Tổng trọng lượng hàng hóa cần vận chuyển (kg): ...................................................................
Tổng trọng lượng hàng hóa vận chuyển trên một phương tiện (kg):..........................................
………………………….. (tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm./.
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN |
MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN
1. Loại hàng hóa: 2. Tên đơn vị đề nghị cấp phép vận chuyển: 3. Tên phương tiện, biển kiểm soát: 4. Tên chủ phương tiện: 5. Tên người điều khiển phương tiện: 6. Tên người áp tải: 7. Trọng lượng hàng hóa: 8. Hành trình từ: đến: 9. Thời gian bắt đầu vận chuyển: 10. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận chuyển:
Vào sổ đăng ký số: Ngày ….. tháng …. năm …..
|
KÍCH THƯỚC CỦA BÁO HIỆU VÀ MÃ SỐ LIÊN HỢP QUỐC (UN)
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 10/2008/TT-BKHCN ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Cách thức thể hiện:
- Mã số Liên hợp quốc (UN) gồm 4 chữ số theo Phụ lục 1 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP.
- Mã số UN được ghi ở giữa báo hiệu, chiều cao của chữ số không được nhỏ hơn 50mm.
- 1Thông tư 25/2010/TT-BKHCN hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, hợp chất ô xít hữu cơ và chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Thông tư 25/2010/TT-BKHCN hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là chất ôxy hóa, hợp chất ô xít hữu cơ và chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 3436/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- 1Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 2Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ
- 3Thông tư 02/2004/TT-BCN hướng dẫn Nghị định 13/2003/NĐ-CP quy định "Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ" do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 5Nghị định 28/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
Thông tư 10/2008/TT-BKHCN hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hoá chất nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 10/2008/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/08/2008
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: Trần Quốc Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 475 đến số 476
- Ngày hiệu lực: 11/09/2008
- Ngày hết hiệu lực: 12/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra