BỘ CÔNG AN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2006/TT-BCA | Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2006 |
Căn cứ Quyết định số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là Quy chế), sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Công an hướng dẫn việc thực hiện Quy chế như sau:
1- Đối với những người thuộc Điều 6 của Quy chế (sau đây gọi chung là doanh nhân Việt Nam):
b- Doanh nhân Việt Nam mang thẻ ABTC còn giá trị được phép nhập cảnh nước và vùng lãnh thổ thành viên tham gia chương trình ABTC có tên trên thẻ, khi nhập xuất cảnh phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị theo quy định của nước, vùng lãnh thổ thành viên đó.
c- Thẻ ABTC đã được doanh nhân thông báo mất sẽ bị hủy giá trị sử dụng và không được khôi phục (kể cả trường hợp tìm lại được thẻ). Nếu doanh nhân đó có nhu cầu tiếp tục sử dụng thẻ ABTC thì phải làm thủ tục đề nghị cấp thẻ mới.
2- Đối với doanh nhân các nước và vùng lãnh thổ thành viên (sau đây gọi là doanh nhân nước ngoài): nếu có hộ chiếu hợp lệ, mang thẻ ABTC còn giá trị, trên thẻ có tên nước đến là Việt Nam, thì được phép nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
II- VỀ VIỆC CẤP THẺ ABTC CHO DOANH NHÂN VIỆT NAM
c- Văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC của cấp có thẩm quyền, cụ thể:
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ nếu là doanh nhân do Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ hoặc trực tiếp quản lý;
- Văn bản của Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương), nếu là doanh nhân do Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương), bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tuơng đương) ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu là doanh nhân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
2- Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ ABTC, doanh nhân phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp cử cán bộ, nhân viên khác thay mặt doanh nhân nộp hồ sơ và nhận thẻ thì cán bộ, nhân viên đó phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan, doanh nghiệp, giấy chứng minh nhân dân của mình và hộ chiếu của người đề nghị cấp thẻ ABTC.
3- Trình tự, thời hạn xem xét cấp thẻ ABTC:
a- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ ABTC hợp lệ, Cục quản lý xuất nhập cảnh trao đổi dữ liệu nhân sự của doanh nhân với cơ quan có thẩm quyền của các nước và vùng lãnh thổ thành viên.
b- Thời hạn các nước và vùng lãnh thổ thành viên xem xét, trả lời (đồng ý hay không đồng ý cấp thẻ) theo quy định của chương trình ABTC tối đa là 21 ngày, kể từ ngày Cục Quản lý xuất nhập cảnh trao đổi dữ liệu nhân sự với các nước và vùng lãnh thổ thành viên. Do đó, khi hết thời hạn 21 ngày, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp thẻ ABTC cho doanh nhân, kể cả trường hợp chưa nhận được đủ ý kiến của các nước và vùng lãnh thổ thành viên.
c- Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thể cấp thẻ ABTC trước khi hết thời hạn 21 ngày trong những trường hợp sau:
- Khi có ý kiến trả lời của tất cả các nước và vùng lãnh thổ thành viên;
- Khi có một số nước và vùng lãnh thổ thành viên trả lời đồng ý cấp thẻ, bản thân doanh nhân có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ ABTC mà không chờ kết quả trả lời của tất cả các nước và vùng lãnh thổ thành viên.
4- Khi cấp thẻ ABTC, Cục Quản lý xuất nhập cảnh ghi lên thẻ tên các nước và vùng lãnh thổ thành viên đã trả lời đồng ý cấp thẻ cho doanh nhân.
III- VỀ VIỆC XEM XÉT NHÂN SỰ VÀ VIỆC NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ CỦA DOANH NHÂN NƯỚC NGOÀI.
1- Doanh nhân nước ngoài đề nghị Việt Nam xem xét để được cấp thẻ ABTC phải được cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ thành viên mà doanh nhân đó là công dân trao đổi dữ liệu nhân sự của người đề nghị với Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an Việt Nam. Dữ liệu nhân sự gồm: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chức vụ hoặc nghề nghiệp, số hộ chiếu và ngày hộ chiếu hết hạn.
Doanh nhân là công dân của nước ngoài khối APEC hoặc tuy là công dân của nước, vùng lãnh thổ thành viên khối APEC nhưng chưa tham gia chương trình ABTC cũng được xem xét cấp thẻ nếu doanh nhân đó có thẻ thường trú tại Hồng Kông (Trung Quốc) còn giá trị. Trong trường hợp này, ngoài dữ liệu nhân sự nêu trên, doanh nhân đó còn phải cung cấp thêm số thẻ thường trú tại Hồng Kông.
2- Doanh nhân nước ngoài mang thẻ ABTC và hộ chiếu hợp lệ, khi nhập cảnh Việt Nam được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam cấp chứng nhận tạm trú với thời hạn 90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh. Trường hợp hộ chiếu của doanh nhân nước ngoài còn giá trị dưới 120 ngày thì chứng nhận tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn hộ chiếu 30 ngày. Trường hợp thời hạn của thẻ ABTC còn ngắn hơn 90 ngày thì thời hạn tạm trú được cấp bằng thời hạn của thẻ ABTC.
3- Doanh nhân nước ngoài bị mất thẻ ABTC ở Việt Nam thì trong thời hạn tạm trú mà cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đã cấp, doanh nhân đó phải thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh và cơ quan đại diện của nước, vùng lãnh thổ thành viên mà mình là công dân biết. Sau khi thông báo việc mất thẻ, doanh nhân đó được phép xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng hộ chiếu hợp lệ.
Trường hợp doanh nhân nước ngoài bị mất hộ chiếu và thẻ ABTC, thì ngoài việc thông báo theo quy định nêu trên, doanh nhân đó phải đề nghị cơ quan đại diện của nước, vùng lãnh thổ thành viên mà mình là công dân cấp lại hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, sau đó làm thủ tục đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp giấy chứng nhận tạm trú để xuất trình với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở cửa khẩu khi xuất cảnh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 6927/VPCP-TCQT ngày 13/12/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc thẻ đi lại của Doanh nhân trong APEC
- 2Quyết định 54/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC kèm theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 28/2016/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1Thông tư 07/2013/TT-BCA sửa đổi Thông tư 27/2007/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước và Thông tư 10/2006/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCA năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg do Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 28/2016/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1Quyết định 45/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 6927/VPCP-TCQT ngày 13/12/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc thẻ đi lại của Doanh nhân trong APEC
- 3Quyết định 54/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC kèm theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 10/2006/TT-BCA thực hiện Quy chế cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg do Bộ Công An ban hành
- Số hiệu: 10/2006/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/09/2006
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Thi Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 18/10/2006
- Ngày hết hiệu lực: 20/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực