Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2001/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2001 |
Ngày 13 tháng 8 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2001/ NĐ -CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điểm cụ thể sau đây.
1. Phạm vi điều chỉnh.
1.1 .Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điểm chưa được quy định cụ thể trong Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
1.2. Những nội dung sau đây có hướng dẫn riêng: Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân đối với khách hàng; về bảo đảm tiền vay; các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động; chế độ hạch toán kế toán; chế độ tài chính; phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, người Điều hành; kiểm soát đặc biệt; chế độ cho vay trong hệ thống; kiểm toán; lập và sử dụng nguồn dự phòng khả năng chi trả; lập và sử dụng quỹ an toàn hệ thống; chấm điểm và xếp loại; chế độ thông tin, báo cáo.
2. Đối tượng áp dụng.
Thông tư này áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân).
3. Tên và biểu tượng.
3.1. Tên của Quỹ tín dụng nhân dân do Hội nghị thành lập (đối với Quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định, nhưng phải có cụm từ “Quỹ tín dụng nhân dân”.
3.2. Quỹ tín dụng nhân dân thống nhất sử dụng một biểu tượng chung thể hiện sức mạnh của hệ thống: Biểu tượng có 3 chữ QTD lồng lên nhau và hình tượng bông lúa.
II. QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ
1. Địa bàn hoạt động.
1.1. Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chủ yếu hoạt động trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
1.2. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tổ chức theo liên xã phải là các xã liền kề với xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đặt trụ sở chính trong cùng một huyện, quận, thị xã và phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân xã sở tại và các xã có liên quan; nhưng phải phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
1.3. Trường hợp đặc biệt:
a. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở liên xã, Quỹ tín dụng nhân dân đô thị được thành lập trong thời gian thí điểm, nếu địa bàn hoạt động không đúng theo quy định tại Điểm 1.2 trên đây, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương để rà soát, điều chỉnh, quy định địa bàn hoạt động cho phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
b. Đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động theo ngành nghề hoặc theo từng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố được thành lập trong thời gian thí điểm, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố rà soát, điều chỉnh, quy định địa bàn hoạt động cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp với trình độ quản lý của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
2. Thành viên.
2.1. Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gồm:
b. Hộ gia đình cử người đại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
c. Các hợp tác xã, tổ hợp tác có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, cử đại diện hợp pháp tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
Các đối tượng quy định tại điểm a, b, c trên đây tự nguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn đều có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
d. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội là thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong thời gian thí điểm được tiếp tục duy trì tư cách thành viên. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở chưa được tiếp tục phát triển thành viên mới thuộc đối tượng này.
2.3. Khi ra Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành viên được chuyển nhượng vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người khác. Trường hợp thành viên ra Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khi bị mất năng lực hành vi dân sự, di chuyển nơi cư trú ra khỏi địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành viên bị khai trừ, nếu không chuyển nhượng được vốn góp cho người khác thì được trả lại vốn góp; việc trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) phải căn cứ vào thực trạng tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khi quyết toán cuối năm.
a. Thành viên được trả lại vốn góp sau khi đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình (nếu có) đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, bao gồm:
- Hoàn trả các khoản nợ vay (cả gốc và lãi);
- Các khoản tổn thất phải bồi hoàn do phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm;
- Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp mà thành viên cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên.
b. Khi ra Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành viên được hưởng các quyền lợi thuộc quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo tỷ lệ vốn góp do Đại hội thành viên quyết định.
3. Tổ chức, Quản trị, Kiểm soát, Điều hành.
3.1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có từ 100 thành viên trở lên có thể tổ chức Đại hội đại biểu thành viên. Việc bầu đại biểu, số lượng đại biểu đi dự Đại hội đại biểu thành viên do Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở quyết định.
3.3. Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có thể kiêm Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc kiêm nhiệm do Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở quy định và chỉ thực hiện đối với những Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có nguồn vốn hoạt động dưới 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
3.4. Kiểm soát:
b- Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát được hưởng thù lao theo Quyết định của Đại hội thành viên. Riêng kiểm soát viên chuyên trách được hưởng lương như đối với nhân viên Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
3.5. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở điểm giao dịch trên địa bàn hoạt động. Việc mở điểm giao dịch phải được Uỷ ban nhân dân xã sở tại chấp thuận và chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố cho phép bằng văn bản.
4. Nội dung hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
4.1. Huy động vốn.
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn hoạt động tối đa không quá 30% tổng số dư tiền gửi. Tỷ lệ nhận tiền gửi tối đa ngoài địa bàn sẽ được điều chỉnh tuỳ theo chất lượng hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Mức tối đa nhận tiền gửi của 1 tổ chức, 1 cá nhân ngoài địa bàn bằng mức được bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động yếu kém (xếp loại D hoặc có nợ quá hạn trên 5% so với tổng dư nợ), Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể xem xét, quyết định giảm thấp tỷ lệ nhận tiền gửi ngoài địa bàn hoặc chấm dứt việc nhận tiền gửi ngoài địa bàn của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó.
b. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác (không phải là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) để đáp ứng nhu cầu vốn của các thành viên và bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng.
4.2. Sử dụng vốn.
a - Hoạt động tín dụng:
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được cho vay các khách hàng:
+ Cho vay đối với thành viên.
+ Cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Việc cho vay hộ nghèo phải căn cứ vào quy định tại Điều lệ hoạt động và khả năng cân đối nguồn vốn hiện có, năng lực tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hộ nghèo phải được đánh giá theo tiêu chí của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nằm trong danh sách hộ nghèo của Uỷ ban nhân dân xã, phường. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành. Tỷ lệ dư nợ cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên không vượt quá 10% tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
+ Cho vay khách hàng không phải là thành viên dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành, mức cho vay tối đa cộng tiền lãi khi đến hạn trả nợ không quá số dư còn lại của sổ tiền gửi tại thời điểm quyết định cho vay. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành.
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các hoạt động tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, giới hạn này không áp dụng đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân khác và các khoản cho vay cầm cố từ sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đó phát hành.
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sử dụng vốn tự có để mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho hoạt động theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn tự có của Quỹ tín dụng.
- Góp vốn: Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được dùng Vốn điều lệ và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để góp vốn vào Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Mức vốn góp do Đại hội thành viên Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương quy định, nhưng tối đa là 10.000.000đ (Mười triệu đồng).
- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được thực hiện các dịch vụ thanh toán, nhận uỷ thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi được Ngân hàng nhà nước cho phép bằng văn bản.
4.3. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải báo cáo theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 48/NĐ-CP ngày 13/8/2001 gửi chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt nam (Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác) theo quy định hiện hành.
III - QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG
1. Thành viên Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương bao gồm.
a. Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
b. Các tổ chức tín dụng;
c. Các tổ chức kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đóng trụ sở chính.
Các đối tượng trên tự nguyện gia nhập, tán thành Điều lệ, góp đủ vốn đều có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
2- Nội dung hoạt động.
2.2. Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, giới hạn này không áp dụng đối với những khoản cho vay từ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân khác và các khoản cho vay cầm cố từ sổ tiền gửi do chính Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phát hành.
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương hoạt động nhằm mục đích chủ yếu hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên. Trong khi chưa thành lập tổ chức liên kết phát triển hệ thống, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thực hiện một số nhiệm vụ sau:
3.1. Đầu mối về điều hoà vốn, thanh toán, cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên.
3.2. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành;
3.3. Quản lý các quỹ bảo đảm an toàn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.4. Đại diện cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong việc tiếp nhận vốn của các tổ chức trong nước và quốc tế.
3.5. Đào tạo, hướng dẫn một số nghiệp vụ cho cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
4. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải báo cáo theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 48/NĐ-CP ngày 13/8/2001 gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác) theo quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
2. Chậm nhất đến ngày 30/6/2002 các Quỹ tín dụng nhân dân phải:
a. Hoàn thành việc xây dựng và thông qua Đại hội thành viên Điều lệ phù hợp với Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
b. Được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y Điều lệ;
c. Đề nghị và được Ngân hàng Nhà nước cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động nếu có thay đổi các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Chậm nhất đến ngày 31/12/2002, các Quỹ tín dụng nhân dân phải điều chỉnh lại địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức và nội dung hoạt động cho phù hợp với Nghị định số 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ, các quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cần phản ảnh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước để hướng dẫn, giải quyết.
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
- 1Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 2Thông tư 08/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP và Nghị định 69/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 173/1997/QĐ-NH17 sửa đổi Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân khu vực do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, việc mở, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của Quỹ TDND và thanh lý Quỹ TDND dưới sự giám sát của NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 08/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP và Nghị định 69/2005/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 696/2003/QĐ-NHNN sửa đổi Thông tư 09/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 1346/QĐ-NHNN năm 2006 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã hết hiệu lực pháp luật bởi các văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 2Quyết định 173/1997/QĐ-NH17 sửa đổi Quy chế tổ chức, hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân khu vực do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
- 4Quyết định 615/2003/QĐ-NHNN ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, việc mở, chấm dứt hoạt động Sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm giao dịch của Quỹ TDND và thanh lý Quỹ TDND dưới sự giám sát của NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông tư 09/2001/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân do Ngân hàng nhà nước ban hành
- Số hiệu: 09/2001/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/10/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Trần Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: 23/10/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra