- 1Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2011/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2011 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo;
Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây gọi tắt là Nghị định 109/2010/NĐ-CP) như sau:
Thông tư này quy định việc cho vay của các ngân hàng thương mại đối với thương nhân để kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo các loại (sau đây gọi chung là thóc, gạo hàng hóa).
1. Ngân hàng cho vay: bao gồm các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng khách hàng vay vốn tại các ngân hàng thương mại bao gồm thương nhân kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa hoạt động theo quy định của Luật Thương mại và quy định tại Điều 3 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Điều 3. Cho vay kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo
1. Các ngân hàng thương mại chủ động cân đối đảm bảo nguồn vốn để cho vay đối với thương nhân thực hiện kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa theo kế hoạch dự kiến được cân đối theo quy định tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
2. Việc cho vay của các ngân hàng đối với thương nhân để thực hiện kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
3. Thương nhân vay vốn để kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa, ngoài việc thỏa mãn các điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành, còn phải được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Điều 6 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
4. Trường hợp thương nhân chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo kể từ ngày Nghị định 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực vẫn được vay vốn ngân hàng để kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định về điều khoản chuyển tiếp theo Điều 28 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Trong trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc, gạo định hướng, các ngân hàng thương mại cho thương nhân vay vốn để thu mua thóc, gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Điều 5. Trách nhiệm của các ngân hàng thương mại và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Trách nhiệm của các ngân hàng thương mại
- Chủ động cân đối nguồn vốn để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đối với thương nhân đủ điều kiện kinh doanh thóc, gạo.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay đối với thương nhân để thực hiện kinh doanh xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa bảo đảm bình ổn thị trường tiêu dùng nội địa và phục vụ xuất khẩu;
- Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày mùng 10 của tháng kế tiếp tháng báo cáo các ngân hàng thương mại thực hiện báo cáo cho vay thu mua thóc, gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
a) Vụ Tín dụng
- Đầu mối triển khai, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện cho vay thu mua thóc, gạo hàng hóa của các ngân hàng thương mại;
- Đầu mối tổng hợp kết quả cho vay thu mua thóc, gạo hàng hóa và báo cáo Thống đốc khi được yêu cầu.
b) Vụ Chính sách tiền tệ
Phối hợp với Vụ Tín dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước xử lý những kiến nghị, vướng mắc của các ngân hàng thương mại, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo.
c) Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng
Kiểm tra, giám sát việc cho vay kinh doanh xuất khẩu gạo của các Ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành.
d) Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ tình hình cho vay thu mua thóc, gạo trên địa bàn. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các ngân hàng báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng) để được xem xét, xử lý);
- Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày mùng 10 của tháng kế tiếp tháng báo cáo) tổng hợp báo cáo tình hình cho vay thu mua thóc, gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước trên địa bàn theo Phụ lục 2 đính kèm Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2011.
2. Các văn bản hết hiệu lực thi hành: Công văn số 2311/NHNN-TD ngày 12/3/2008 về việc cân đối nguồn vốn cho vay thu mua lúa, gạo năm 2008 và Công văn số 1671/NHNN-TD ngày 4/3/2010 về việc đảm bảo nguồn vốn cho xuất khẩu gạo năm 2010.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- 1Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 210/QĐ-NHNN năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2018
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Thông tư 08/2011/TT-NHNN về quy định chi tiết về tín dụng kinh doanh xuất khẩu gạo theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 08/2011/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/04/2011
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 225 đến số 226
- Ngày hiệu lực: 22/05/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực