Chương 3 Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chương III
ÁP DỤNG PHẦN MỀM TỰ DO MÃ NGUỒN MỞ
Điều 7. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở cho giáo dục
1. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở được xây dựng nhằm tập trung lưu trữ, phổ biến, chia sẻ trên mạng giáo dục EduNet và nhằm tiết kiệm, tránh trùng lặp.
2. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở giáo dục được đặt tại: http://opensource.moet.gov.vn
hoặc http://manguonmo.moet.gov.vn và www.edu.net.vn/media
3. Website của các cơ sở giáo dục cần có đường liên kết đến kho phần mềm tự do mã nguồn mở này.
Điều 8. Thuật ngữ trong chương trình giảng dạy về công nghệ thông tin
Khi biên soạn chương trình giảng dạy về công nghệ thông tin ở các cấp học và trình độ đào tạo, thống nhất sử dụng các thuật ngữ chung chỉ chức năng của phần mềm, cụ thể như hệ điều hành, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, cơ sở dữ liệu thay cho các thuật ngữ dựa trên tên của các phần mềm thương mại mã nguồn đóng.
Điều 9. Cập nhật chương trình giảng dạy dựa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở
Giáo viên, giảng viên có trách nhiệm đưa các phần mềm tự do mã nguồn mở vào chương trình và nội dung giảng dạy để đáp ứng nhu cầu xã hội, thay thế từng phần tiến tới thay thế hoàn toàn các chương trình cứng đã được xây dựng dựa trên việc sử dụng phần mềm thương mại mã nguồn đóng.
Điều 10. Tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở
Giáo viên được sử dụng các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa được biên soạn trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở có giá trị tương đương và có thể thay thế các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa đã được soạn với nội dung dựa vào các sản phẩm đóng của Microsoft Windows, Word, Excel, Powerpoint, Access.
Điều 11. Tổ chức triển khai ứng dụng
Cơ sở giáo dục tiến hành lên kế hoạch và triển khai ứng dụng phần mềm tự do mã nguồn mở cho hệ thống máy tính của đơn vị mình (bao gồm máy chủ và máy trạm), cho các phần mềm ứng dụng và hệ điều hành.
Điều 12. Tổ chức nghiên cứu, khai thác, phát triển trong các cơ sở giáo dục đại học
1. Thành lập các trung tâm, nhóm nghiên cứu phát triển (đối với các trường đại học có khoa chuyên ngành công nghệ thông tin) và phổ biến ứng dụng phần mềm tự do mã nguồn mở tại các trường đại học trong toàn quốc.
2. Tổ chức cho sinh viên và các giảng viên đại học, cao đẳng tham gia cộng đồng phần mềm tự do mã nguồn mở trong nước và quốc tế.
3. Tổ chức cho sinh viên và các giảng viên đại học tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế về phần mềm tự do mã nguồn mở.
4. Nghiên cứu, phát triển thêm các mô đun cho phần mềm tự do mã nguồn mở; Khuyến khích đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học dựa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở.
5. Phát triển các sản phẩm mới trên nền phần mềm mã nguồn mở.
Điều 13. Đề tài tốt nghiệp đại học, cao đẳng
Các trường đại học, cao đẳng khuyến khích sinh viên làm đồ án, luận văn tốt nghiệp, thực tập trên cơ sở khai thác phần mềm tự do mã nguồn mở và sử dụng OpenOffice.Org để viết tài liệu và trình chiếu báo cáo luận án tốt nghiệp.
Điều 14. Tôn trọng bản quyền và giấy phép
Khi phát triển các phần mềm dẫn xuất dựa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở gốc ban đầu, người phát triển phần mềm phải tuân thủ đúng theo các điều khoản giấy phép của phần mềm gốc ban đầu.
Điều 15. Mua sắm các dịch vụ và mua phiên bản doanh nghiệp
1. Các cơ sở giáo dục chỉ đạo và tổ chức cho các đơn vị chuyên trách ứng dụng công nghệ thông tin của mình khai thác, phát triển và sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở.
2. Trong trường hợp cần thiết, người sử dụng có thể mua các phiên bản doanh nghiệp với các tính năng cao cấp hoặc với tính năng mở rộng và các dịch vụ đi kèm với giải trình về tính cần thiết của các tính năng và qui mô đáp ứng của giải pháp; trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Điều 16. Bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
1. Khai thác và sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở là một nội dung trong chương trình bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
2. Nội dung kiến thức và kĩ năng sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở được quy định tại
Thông tư 08/2010/TT-BGDĐT quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 08/2010/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/03/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Vũ Luận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 121 đến số 122
- Ngày hiệu lực: 15/04/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong ngành giáo dục
- Điều 4. Định dạng chuẩn tài liệu mở trong giao dịch điện tử
- Điều 5. Danh mục các sản phẩm phần mềm tự do mã nguồn mở được yêu cầu sử dụng chính thức để dạy học và sử dụng trong công tác văn phòng của các cơ sở giáo dục
- Điều 6. Danh mục các phần mềm mã nguồn mở được khuyến khích sử dụng trong các cơ sở giáo dục
- Điều 7. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở cho giáo dục
- Điều 8. Thuật ngữ trong chương trình giảng dạy về công nghệ thông tin
- Điều 9. Cập nhật chương trình giảng dạy dựa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở
- Điều 10. Tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa trên nền phần mềm tự do mã nguồn mở
- Điều 11. Tổ chức triển khai ứng dụng
- Điều 12. Tổ chức nghiên cứu, khai thác, phát triển trong các cơ sở giáo dục đại học
- Điều 13. Đề tài tốt nghiệp đại học, cao đẳng
- Điều 14. Tôn trọng bản quyền và giấy phép
- Điều 15. Mua sắm các dịch vụ và mua phiên bản doanh nghiệp
- Điều 16. Bồi dưỡng và tuyển dụng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
- Điều 17. Tổ chức thực hiện chung
- Điều 18. Chế độ báo cáo và đánh giá
- Điều 19. Hiệu lực thi hành.
- Điều 20. Chánh Văn phong, Thu trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiêm thi hành Thông tư này./.