Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO | VIỆT |
Số: 07-TDTT | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1962 |
ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ |
Ban Giám hiệu các trường chuyên nghiệp thể dục thể thao.
Ngày
Thi hành điều 3 của Nghị định, Ủy ban thể dục thể thao ra thông tư này nhằm giải thích, hướng dẫn và quy định chi tiết việc thi hành điều lệ.
Thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác thể dục thể thao, “chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”, tên gọi tắt của “chế độ rèn luyện thân thể để lao động và bảo vệ tổ quốc” được ban hành thành một chế độ giáo dục thể dục cơ bản của Đảng và Nhà nước, nhằm mục đích:
a) Động viên toàn dân, nhất là nam từ 13 đến 45 tuổi, nữ từ 13 đến 38 tuổi, tự giác rèn luyện có hệ thống để phát triển thân thể toàn diện, nâng cao sức khỏe, rèn luyện tác phong linh hoạt, ý chí kiên cường làm cho mọi người dân yêu nước trở thành những người phát triển toàn diện để phục vụ đắc lực cho lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố quốc phòng, bảo vệ đất nước.
b) Làm cho phong trào thể dục thể thao và thể thao quốc phòng của nước ta trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi và có điều kiện cơ bản để tiến bộ nhanh chóng, vững chắc về trình độ kỹ thuật.
1. Theo điều 2 của điều lệ, công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nam từ 13 đến 45 tuổi, nữ từ 13 đến 38 tuổi đều có quyền lợi và nghĩa vụ tập luyện và sát hạch kiểm tra chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn từ thấp đến cao. Nhưng để phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, đời sống văn hóa và phong trào thể dục thể thao của ta hiện nay, điều lệ quy định lúc đầu chủ yếu thi hành trong quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên và công nhân viên chức các cơ quan, xí nghiệp, như thế không có nghĩa là hạn chế sự tập luyện của các đối tượng khác ngược lại các đối tượng quần chúng khác vẫn cần được khuyến khích giúp đỡ rèn luyện và nếu họ tham gia sát hạch đại tiêu chuẩn cấp nào thì cũng được công nhận, được cấp giấy chứng nhận và huy hiệu cấp ấy.
2. Để thực hiện điều 2 của điều lệ quy định “rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn” là một quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân. Ủy ban thể dục thể thao cùng các Bộ hữu quan sẽ tùy nhu cầu cần thiết mà có những quy định chi tiết để đảm bảo chế độ “rèn luyện thân thể” trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân ta trong những hoạt động cần thiết của các ngành, nhất là đối với học sinh, sinh viên.
Trước mắt chế độ “rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn” có hiệu lực bắt buộc đối với những đối tượng quần chúng sau đây:
a) Vận động viên các cấp và trọng tài các cấp phải đạt “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” tùy theo từng cấp bậc quy định trong điều lệ của Hội đồng Chính phủ và trong thông tư hướng dẫn, giải thích quy định chi tiết của Ủy ban thể dục thể thao về chế độ phân cấp vận động viên và phân cấp trọng tài.
b) Tất cả mọi người muốn đăng ký tham gia thi đấu thể thao trong các giải từ cấp huyện và đơn vị tương đương trở lên, nếu họ chưa phải là vận động viên có cấp bậc, cũng bắt buộc phải đạt “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” tùy theo lứa tuổi từng người.
1. Điều 3 của điều lệ quy định “chế độ rèn luyện thân thể chia làm ba cấp: cấp thiếu niên, cấp IV cấp II. Mỗi cấp có tiêu chuẩn riêng cho nam, nữ và cho từng lứa tuổi.
Mục đích việc phân cấp này là dựa vào đặc điểm sinh lý của cơ thể con người mà tiến hành giáo dục, tập luyện thể dục tên cơ sở khoa học, có hệ thống, từ nhẹ đến nặng, từ thấp đến cao, nhằm phát triển toàn diện bốn tố chất của cơ thể, sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sư khéo léo, cho phù hợp từng lứa tuổi của nam, nữ. Mỗi cấp có tác dụng khác nhau:
a) Tác dụng của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp thiếu niên” là bước đầu phát triển thân thể toàn diện, cân đối nhịp nhàng, làm cho cơ thể của thiếu niên phát triển bình thường, bồi dưỡng các khiếu năng và tinh thần hào hứng tham gia thể dục thể thao của thiếu niên.
b) Tác dụng của “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp I” là tiếp tục phát triển thân thể toàn diện lên một bước củng cố vững chắc bốn tố chất cần thiết cho thanh niên và người đứng tuổi.
c) Tác dụng của “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp II” là trên cơ sở đã có một trình độ nhất định ở cấp I, tiếp tục rèn luyện cao hơn, nặng hơn, để nâng sức khỏe lên một bước, đồng thời tạo điều kiện cho vận động viên phát triển thể lực toàn diện làm cơ sở cho việc rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật chiến thuật môn thể thao chính.
Trong hai cấp: cấp I và cấp II, nam cũng như nữ, vì có sự khác nhau về sinh lý tùy theo lứa tuổi, nên trong mỗi cấp lại phải phân ra các nhóm tuổi, mỗi nhóm có tiêu chuẩn rèn luyện khác nhau:
Cấp I: Nam : Từ 16 đến 18 tuổi
Từ 19 đến 30 tuổi
Từ 31 đến 40 tuổi
Từ 41 trở lên
Nữ : Từ 16 đến 18 tuổi
Từ 19 đến 24 tuổi
Từ 25 đến 32 tuổi
Từ 33 trở lên
Cấp II:
Từ 31 đến 40 tuổi
Từ 41 đến 45 tuổi
Nữ: Từ 16 đến 24 tuổi
Từ 25 đến 32 tuổi
Từ 33 đến 38 tuổi
1. Căn cứ vào yêu cầu và nội dung điều bốn và điều 5 của điều lệ, người muốn đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể bất cứ nhóm nào, cấp nào, đều phải đạt bảy yêu cầu sau đây:
a) Phải nghe một bản báo cáo về mục đích ý nghĩa thể dục thể thao và thể thao quốc phòng, một báo cáo về vệ sinh, sinh lý thường thức để sơ bộ hiểu được tác dụng của hoạt động thể dục thể thao và cuộc vận động thể dục về sinh yêu nước của Đảng và Chính phủ.
b) Phải tập thông thạo một bài thể dục để kiểm tra việc tập thể dục hàng ngày có thường xuyên hay không.
c) Phải tập luyện những môn như chạy 80m, 100m có tính thời gian để phát triển sức nhanh.
d) Phải tập luyện những môn như chạy dai sức, đi bộ… có tính thời gian để phát triển sức bền.
e) Phải tập luyện những môn như ném, co tay trên xà, gánh… để phát triển sức mạnh.
g) Phải tập luyện những môn như leo dây leo cột… để phát triển sự khéo léo, tác phong linh hoạt.
h) Phải tập luyện các môn có tác dụng bồi dưỡng về những kỹ năng thực dụng trong đời sống xã hội như bơi, ném lựu đạn, gánh nặng v.v…
Mỗi người khi thi có thể chọn một trong những môn đã nêu về từng tố chất, nhưng phải đạt cả bảy yêu cầu nói trên.
2. Tiêu chuẩn cho từng cấp, từng nhóm, trong từng lứa tuổi, của nam, nữ, Ủy ban thể dục thể thao sẽ quy định cụ thể trong các bản phụ lục kèm theo thông tư này.
3. Để thích hợp với địa thế và sinh hoạt miền núi, theo điều 4 của điều lệ quy định Ủy ban hành chính các khu tự trị, các tỉnh có miền núi sẽ cùng Ủy ban thể dục thể thao căn cứ vào tính chất từng vùng, đặc điểm sinh hoạt từng dân tộc mà quy định tiêu chuẩn riêng cho người miền núi và những người hiện công tác ở miền núi, nhưng căn bản phải đảm bảo bảy yêu cầu nói trên, và chỉ có hiệu lực trong phạm vi những khu, những vùng quy định, ví dụ: lấy tiêu chuẩn leo núi thay cho bơi lội ở một vùng rẻo cao nào đó, thì chỉ những dân tộc sống ở vùng đó và những người hiện công tác ở đó mới được lấy leo núi thay bơi lội.
4. Để cải tiến phương pháp thì tiêu chuẩn và trách những lệch lạc trước đây, điều 5 của điều lệ quy định nguyên tắc “có tập mới được thi” để khuyến khích mọi người lấy luyện tập làm căn bản, sát hạch chỉ là để đánh giá kết quả rèn luyện, đưa công tác huấn luyện vào nề nếp, tránh những tai nạn có thể xảy ra do không tập mà vẫn thi. Cụ thể là:
- Chỉ những người có tham gia trong một tổ rèn luyện nhất định, qua một thời gian tập luyện một số môn hoặc tất cả các môn, rồi mới được đăng ký sát hạch.
- Tuy không tham gia tổ rèn luyện, nhưng nếu được một hướng dẫn viên huấn luyện, được Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hay một tổ chức Thể dục thể thao cơ sở thừa nhận là đã thông qua luyện tập tốt, thì cũng được đăng ký sát hạch.
- Ai chưa qua một thời gian luyện tập ít nhất là hai tháng thì không được đăng ký sát hạch.
1. Thời gian sát hạch quy định đối với từng cấp nói trong điều 6 của điều lệ là thời gian phải hoàn thành việc sát hạch và đạt tiêu chuẩn quy định cho từng cấp.
Môn nào tuy đã sát hạch rồi và đã đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu quá thời gian quy định cho từng cấp thì phải sát hạch lại môn đó. Quy định này nhằm đảm bảo cho thời gian nhất định, bốn tố chất của người đó phải được phát triển cân đối. Ví dụ: anh H, ngày 01-01-1962 nhảy cao 1m20, tháng 3-1962 chạy 100m hết 15 giây, đáp tạ 5kg xa 6m50 (ba môn đó đều đã đạt cấp I), nhưng còn các môn khác như chạy dai sức, nhảy dài thì đến ngày 30-6-1962 anh H. Vẫn chưa đạt tiêu chuẩn rèn luyện cấp I. Như vậy thì bắt đầu từ 01-7-1962 trở đi, anh H. Muốn đạt tiêu chuẩn rèn luyện cấp 1 lại phải thi lại môn nhảy cao, vì từ ngày thi nhảy cao lần trước (01-01-1962) đến 01-7-1962 đã qua sáu tháng còn những môn như chạy 100m, đáp tạ anh H, không phải thi lại, vì từ ngày đạt thành tích cấp I về chạy 100m và đáp tạ lần trước (3-1962) đến 7-1962 chưa quá sáu tháng.
2. Có người tuy trước chưa đạt tiêu chuẩn rèn luyện cấp I, nhưng nhờ tập luyện tốt, khi sát hạch đạt đủ tiêu chuẩn cấp II thì được công nhận cấp II không nhất thiết phải tuần tự có đạt cấp I rồi mới được công nhận cấp II.
3. Việc sát hạch tiêu chuẩn do Công đoàn, Đoàn thanh niên, đơn vị quân đội các đội, các hội thể thao thể dục cơ sở… dưới sự chỉ đạo của Thủ trưởng, có sự giúp đỡ chuyên môn của Ban thể dục thể thao và Y tế địa phương, cần chú ý tổ chức thường xuyên, tránh tình trạng không tập mà vẫn thi, hoặc ngược lại, có người luyện tập mà không được tổ chức thi.
4. Chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn là phương hướng nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục thể dục đối với học sinh, sinh viên. Do đó, các trường học các cấp phải tổ chức hướng dẫn việc luyện tập và sát hạch, Ủy ban thể dục thể thao sẽ cùng Bộ Giáo dục quy định chi tiết về nội dung chương trình huấn luyện, giảng dạy nội khóa và thủ tục sát hạch tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong trường học các cấp.
5. Những người qua luyện tập mà cơ quan Y tế hoặc huấn luyện viên phát hiện là có bệnh, nếu sát hạch sẽ nguy hiểm, được Y, Bác sỹ chứng nhận, thì được miễn hay tạm miễn đăng ký sát hạch.
6. Những người trong khi đang ốm, đang có thai, sau khi sẩy thai chưa được năm tháng, sau khi đẻ chưa được năm tháng thì không được luyện tập sát hạch, sau khi hết ốm, sau khi sẩy thai và sau khi đẻ đã được năm tháng trở lên, nếu khám có đầy đủ sức khỏe thì vẫn luyện tập sát hạch, nếu chưa có đủ sức khỏe thì cũng được tạm miễn.
Nói chung các trường hợp miễn hoặc tạm miễn đều phải do cơ quan Y tế chứng nhận.
7. Do tính chất phổ cập của chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và để việc tổ chức sát hạch được thường xuyên liên tục cần có một đội ngũ trọng tài đông đảo phục vụ vì vậy những người sau đây có đủ tư cách và quyền hạn làm trọng tài sát hạch “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” nếu được chỉ định:
- Tất cả trọng tài có cấp bậc.
- Tất cả cán bộ tốt nghiệp các trường trung, sơ cấp thể dục thể thao.
- Những người đã qua lớp huấn luyện ngắn kỳ về phương pháp trọng tài về chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn”.
- Các vận động viên điền kinh từ cấp III trở lên.
8. Để đảm bảo chính xác, sau khi sát hạch, thành tích phải được cơ quan Thể dục thể thao cấp trên thông qua, mới được chính thức công nhân.
1. Giấy chứng nhận và huy hiệu phải theo một mẫu thống nhất do Ủy ban thể dục thể thao quy định.
2. Người đạt cấp nào sẽ được cấp giấy chứng nhận và huy hiệu cấp đó. Nếu đã đạt cấp thấp, sau lại đạt cấp cao hơn thì được cấp huy hiệu mới, còn thành tích thì ghi vào giấy chứng nhận cũ.
3. Việc trao tặng huy hiệu cần tổ chức giản đơn nhưng nghiêm túc, để đạt mục đích giáo dục cổ vũ mọi người tham gia rèn luyện nâng cao tiêu chuẩn.
4. Đối với thiếu niên, khi hết tuổi thiếu niên phải phấn đấu để đạt tiêu chuẩn cấp I và cấp II, huy hiệu cấp thiếu niên chỉ có giá trị trong khi đang tuổi thiếu niên mà thôi. Huy hiệp cấp I và cấp II có giá trị trong hai năm, nếu quá thời hạn đó mà qua kiểm tra không đạt tiêu chuẩn thì huy hiệu hết giá trị và không còn tên trong danh sách những người “đã đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp I hoặc cấp II nữa”.
Ban thể dục thể thao cấp trên của những đơn vị, những cơ sở có người tham gia luyện tập và tổ chức sát hạch “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” cứ sáu tháng một lần cần kiểm tra việc thực hiện bằng cách: về cơ sở rút 10% tổng số người đạt tiêu chuẩn trong 6 tháng vừa qua tổ chức kiểm tra sát hạch lại một vài môn nào đó, nếu qua kiểm tra, tỷ lệ số người không đạt tiêu chuẩn chiếm đến 1/3 tổng số người kiểm tra lại, hoặc nếu phát hiện một cơ sở nào đó có đến 1/3 tổng số người đạt tiêu chuẩn của cơ sở đó mà không qua luyện tập thường xuyên thì Ban thể dục thể thao các cấp này có quyền không công nhận toàn bộ những người đã đạt tiêu chuẩn trong 6 tháng qua của cơ sở đó.
1. Để đẩy mạnh và mở rộng việc thực hiện “chế độ rèn luyện thân thể “của Đảng và Chính phủ đã ban hành, điều 9 của điều lệ quy định: “Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, các đơn vị quân đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ có nhiệm vụ tổ chức việc tập luyện và sát hạch cho mọi người trogn đơn vị mình”. Điều đó xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở đối với sức khỏe của quần chúng trong đơn vị mình phải quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo thực hiện chế độ rèn luyện thân thể trong đơn vị, các tổ chức Thể dục thể thao cơ sở cần có kế hoạch giúp thủ trưởng trong việc chỉ đạo thực hiện chế độ này.
2. Theo tinh thần quy định trong điều 4 của Nghị định thì các tổ chức quần chúng, các ngành liên quan, cũng có trách nhiệm công tác chặt chẽ với thủ trưởng các cơ sở để xúc tiến việc thực hiện chế độ Ủy ban thể dục thể thao phân định rõ trách nhiệm như sau:
- Ở cấp xã thì ban chỉ huy Xã đội, Xã đoàn Thanh niên lao động có nhiệm vụ tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện chế độ rèn luyện thân thể trong dân quân tự vệ và thanh niên.
- Trong bộ đội và công an nhân dân vũ trang thì lấy Đại hội và những đơn vị cơ sở khác, làm đơn vị tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện chế độ - chi đoàn thanh niên là nòng cốt của đơn vị trong luyện tập và sát hạch.
- Trong trường học các cấp thì nhà trường kết hợp chặt chẽ với Công đoàn, Đoàn thanh niên lao động, Hiệu đoàn học sinh, mà tuyên truyền, vận động, tổ chức, huấn luyện học tập nội khóa, ngoại khóa, và sát hạch.
- Các xí nghiệp, cơ quan, công nông, lâm trường thì Công đoàn và Đoàn thanh niên lao động và vai trò nòng cốt tuyên truyền, vận động và giúp thủ trưởng tổ chức luyện tập, sát hạch.
- Trong quá trình thực hiện, tổ chức Thể dục thể thao cơ sở hoặc cơ quan Thể dục thể thao cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn về tổ chức, giúp đỡ đào tạo hướng dẫn viên, huấn luyện viên, trọng tài, trực tiếp nói chuyện về lý luận thể dục thể thao và theo dõi việc thực hiện chung của cơ sở.
- Các quan Y tế của đơn vị, của cơ sở, hay của địa phương có nhiệm vụ nói chuyện về vệ sinh sinh lý thường thức trong thể dục thể thao, giúp đỡ kiểm tra về mặt bảo hiểm trong luyện tập sát hạch của cơ sở.
LẬP DANH SÁCH QUẢN LÝ VÀ THỐNG KÊ
1. Quản lý danh sách
Những cấp có trách nhiệm tổ chức luyện tập và sát hạch “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” như xã, trường học, đơn vị quân đội, công an vũ trang cơ sở, cơ quan Thể dục thể thao hay Công đoàn, Đoàn Thanh niên lao động các cơ quan, xí nghiệp, công nông, lâm trường… cần theo dõi lập danh sách chính xác những người đạt tiêu chuẩn từng cấp qua các lần sát hạch của cơ sở, chú ý điều chỉnh đúng những người lên cấp, những người không giữ vững tiêu chuẩn khi quá thời hạn… để nắm chắc danh sách và số lượng đạt “tiêu chuẩn rèn luyện thân thể” trong cơ sở mình.
2. Thống kê
Cứ sáu tháng một lần, từ cơ sở thống kê trung ương lên số lượng người đã đạt tiêu chuẩn các cấp, mẫu mực và hệ thống thống kê sẽ do Ủy ban thể dục thể thao hướng dẫn trong một văn bản riêng – Các cấp chú ý việc quản lý số lượng để việc thống kê đảm bảo không thừa, không thiếu, không trùng.
Chế độ “rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn” được Chính phủ ban hành là một cổ vũ lớn cho phong trào thể dục thể thao nước ta, có tác dụng lớn đến việc nâng cao sức khỏe phục vụ sản xuất, phục vụ sản xuất, phục vụ quốc phòng Ủy ban thể dục thể thao lưu ý Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, công nông, lâm trường, cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thể dục thể thao các cấp, đăng chỉ đạo thực hiện tốt chế độ này.
Trong quá trình vận động, thực hiện, nếu gặp khó khăn mắc mứu gì, có kinh nghiệm gì, đề nghị phản ánh cho Ủy ban thể dục thể thao nghiên cứu.
K.T. CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO |
Thông tư 07-TDTT năm 1962 giải thích, hướng dẫn thi hành điều lệ tạm thời về Chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn do Uỷ Ban Thể Dục Thể Thao ban hành.
- Số hiệu: 07-TDTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/1962
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thể dục Thể thao
- Người ký: Nguyễn Văn Quạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 48
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra