Chương 3 Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
BIỆN PHÁP TỰ VỆ RCEP CHUYỂN TIẾP
Điều 8. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý ngoại thương đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP.
2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không được áp dụng ngoài giai đoạn chuyển tiếp.
Điều 9. Căn cứ tiến hành điều tra
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện khi có Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp. Hồ sơ cung cấp bằng chứng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
2. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức từ các nước Thành viên vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Điều 10. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (trong Chương này gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP phải đáp ứng các nội dung cụ thể sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Hiệp định thực thi Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994);
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại điểm d khoản này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
k) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Điều 11. Thủ tục, trình tự điều tra
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương và Mục 1 Chương III Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
2. Thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành.
3. Trên cơ sở kiến nghị của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp khi kết luận điều tra có các nội dung sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối của hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP về mặt khối lượng, số lượng so với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.
Điều 12. Áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
1. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời. Việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
2. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được áp dụng gồm:
a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo quy định của Hiệp định RCEP; hoặc
b) Áp dụng thuế tự vệ dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa bị điều tra. Tổng mức thuế nhập khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP và thuế tự vệ không vượt quá mức thấp hơn của thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng vào ngày ngay trước ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp không vượt quá 03 năm bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.
4. Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời dài hơn 01 năm, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp phải được giảm dần mức độ áp dụng.
5. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp có thể được gia hạn không vượt quá 01 năm trên cơ sở kết quả rà soát cuối kỳ. Quy trình, thủ tục rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
6. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đó.
7. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ nước Thành viên đó xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 3% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên;
b) Tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa liên quan có xuất xứ từ các nước Thành viên quy định tại điểm a khoản này xét về khối lượng, số lượng không vượt quá 9% tổng nhập khẩu hàng hóa đó từ tất cả các nước Thành viên.
8. Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời và biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp sẽ không được áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước Thành viên kém phát triển. Việc xác định danh sách nước Thành viên kém phát triển thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP và theo quy định của Hiệp định RCEP.
9. Không áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong thời hạn 01 năm kể từ ngày việc cắt giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế quan đầu tiên có hiệu lực đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước Thành viên theo cam kết trong Hiệp định RCEP.
10. Không tái áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu đã bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trong một khoảng thời gian bằng với thời gian áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp trước đó hoặc trong 01 năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn.
Điều 13. Thông báo và tham vấn
1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên trong các trường hợp sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra;
c) Cơ quan điều tra ban hành dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, dự thảo kết luận điều tra cuối cùng;
d) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
đ) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
2. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Tóm tắt lý do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
c) Ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra và thời kỳ điều tra.
3. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Bằng chứng về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ các nước Thành viên bị điều tra gây ra do việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo Hiệp định RCEP;
c) Thông tin mô tả về biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được đề xuất áp dụng;
d) Ngày đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời, biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, thời hạn dự kiến của biện pháp và lộ trình giảm dần mức độ áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp;
đ) Bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đang điều chỉnh trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
4. Thông báo bằng văn bản theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định RCEP bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp, bao gồm tên gọi, mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định RCEP;
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời hoặc sửa đổi, bổ sung việc áp dụng, gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp.
5. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ gửi thông báo bằng văn bản cho các nước Thành viên của Hiệp định RCEP trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời.
6. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp cho nước Thành viên bản sao hoặc địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải bản công khai của các báo cáo điều tra về vụ việc. Các báo cáo được cung cấp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
7. Việc tham vấn theo đề nghị của các bên liên quan trong quá trình điều tra áp dụng hoặc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP.
1. Việc thực hiện thủ tục bồi thường khi Việt Nam điều tra, áp dụng, gia hạn biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 7.7 Hiệp định RCEP.
2. Thẩm quyền thực hiện thủ tục bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Quản lý ngoại thương.
Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 07/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/03/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 283 đến số 284
- Ngày hiệu lực: 08/05/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Thông báo
- Điều 5. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá
- Điều 6. Công bố các dữ liệu trọng yếu
- Điều 7. Xử lý thông tin mật