Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2021/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 27/2016/TT-NHNN).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung
“3. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo; thông tư liên tịch giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 34/2016/NĐ-CP).”.
2. Bổ sung
“4. Trường hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, việc lấy ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính và các nội dung khác về kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.”.
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 10. Đề nghị xây dựng nghị định
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 3 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);
c) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận đề nghị xây dựng nghị định.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định đối với nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);
c) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 86 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 10, 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi Vụ Pháp chế để cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định;
d) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) gửi Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung); nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung);
đ) Trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) để trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng nghị định.
3. Đơn vị quy định tại khoản 1, 2 Điều này thực hiện sao gửi Văn phòng đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua, được chấp thuận để tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác của Chính phủ.
Trường hợp cần điều chỉnh đề nghị xây dựng nghị định, đơn vị thực hiện việc điều chỉnh theo quy định về điều chỉnh chương trình công tác của Chính phủ và sao gửi Văn phòng để theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo.
4. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng nghị định, trường hợp đề nghị xây dựng nghị định có nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, đơn vị lập đề nghị báo cáo Thống đốc để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
5. Đối với các nghị định thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.”.
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 11. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh
Ngoài những nội dung theo quy định về lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định quy định tại Điều 7, 8 và Điều 10 Thông tư này, đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh, việc lập đề nghị còn phải đảm bảo tuân thủ quy định về đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.”
5. Sửa đổi, bổ sung
“3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua, Vụ Pháp chế nghiên cứu tiếp thu và hoàn thiện dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết trình Thống đốc ký gửi Bộ Tư pháp.”.
6. Bổ sung
“Điều 17a. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
1. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà trong đó có nội dung giao Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm:
a) Lập dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết, trong đó dự kiến phân công đơn vị chủ trì soạn thảo và gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến;
b) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu và hoàn thiện dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết trình Thống đốc thông qua và gửi các đơn vị được phân công biết, thực hiện.
2. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác Chính phủ (nếu có); phối hợp với Vụ Pháp chế để đăng ký vào chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước.
3. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà trong đó có nội dung giao bộ, cơ quan ngang bộ khác Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ký ban hành, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo trình Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) ký văn bản thông báo cho bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết;
b) Theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo ban hành văn bản quy định chi tiết;
c) Khi nhận được thông báo bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết về những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết, đơn vị chủ trì soạn thảo tổng hợp, báo cáo Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao) báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”.
7. Sửa đổi, bổ sung
“1. Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 34/2016/NĐ-CP đối với trường hợp soạn thảo thông tư quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”.
8. Bổ sung
“Điều 19a. Quy trình soạn thảo thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trường hợp ban hành thông tư trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thống đốc ký văn bản gửi lấy ý kiến Bộ Tư pháp. Văn bản lấy ý kiến gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Tư pháp, đơn vị chủ trì soạn báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ban hành Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn.
2. Trường hợp ban hành thông tư thuộc khoản 2, 4 Điều 146 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung), đơn vị được giao chủ trì soạn thảo trình Thống đốc quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
3. Quy trình xây dựng Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn:
a) Xây dựng dự thảo Thông tư theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
b) Khi xây dựng Thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày;
c) Thẩm định dự thảo Thông tư theo quy định tại khoản 1, 2a, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 24 Thông tư này;
d) Trình ký ban hành Thông tư theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.”.
9. Sửa đổi, bổ sung
“b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến.
Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Thống đốc (hoặc Phó Thống đốc phụ trách trong trường hợp được Thống đốc giao), đơn vị chủ trì soạn thảo có thể đưa ra thời hạn lấy ý kiến ngắn hơn thời hạn nêu trên, nhưng tối thiểu phải là 03 ngày làm việc. Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời theo thời hạn ghi trên công văn gửi lấy ý kiến;".
10. Bổ sung
“4. Trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì đơn vị chủ trì soạn thảo tham mưu Thống đốc trả lời ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bằng văn bản.”.
11. Bổ sung
“2a. Hồ sơ đề nghị thẩm định đối với thông tư được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Thông tư này;
c) Dự thảo thông tư;
d) Bản tổng hợp ý kiến, giải trình việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến của đơn vị, tổ chức, cá nhân (nếu có); bản chụp ý kiến góp ý (nếu có);
đ) Bản thuyết minh các nội dung của dự thảo thông tư hoặc bản so sánh và thuyết minh những điểm khác nhau giữa dự thảo thông tư với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế (trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế);
e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này (nếu có); bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).”.
12. Sửa đổi, bổ sung
“6. Thời hạn thẩm định: Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định, Vụ Pháp chế có văn bản thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo.
Trường hợp cấp bách hoặc trong trường hợp ban hành Thông tư theo trình tự thủ tục rút gọn, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.”.
13. Sửa đổi, bổ sung
“c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và văn bản phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) về nội dung dự thảo thông tư;”.
14. Sửa đổi, bổ sung
“2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Văn phòng, Vụ Pháp chế bản điện tử của thông tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử; gửi Vụ Truyền thông thông cáo báo chí về việc ban hành thông tư; phối hợp với Văn phòng để đảm bảo việc in ấn, phát hành thông tư được kịp thời, chính xác”.
15. Bổ sung
“2a. Vụ Truyền thông phối hợp với đơn vị có liên quan đăng thông tư, thông cáo báo chí về việc ban hành thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.”
16. Sửa đổi, bổ sung
a) Bổ sung
“d) Chậm nhất ngày 31 tháng 12, các đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo bằng văn bản về kết quả triển khai xây dựng thông tư của năm đó gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Thống đốc.”.
b) Sửa đổi, bổ sung
“b) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đúng tiến độ; báo cáo Thống đốc những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc việc triển khai các văn bản này của các đơn vị;”
“d) Chậm nhất ngày 25 hàng tháng, Vụ Pháp chế có trách nhiệm cập nhật thông tin điện tử tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Bộ Tư pháp;
đ) Chậm nhất ngày 05 tháng đầu mỗi quý, Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi Bộ Tư pháp.”.
c) Sửa đổi, bổ sung
“3. Văn phòng có trách nhiệm: Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện xây dựng nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đúng tiến độ; báo cáo về tình hình, tiến độ xây dựng nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định về chế độ báo cáo thực hiện các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ.”.
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN
1. Thay thế cụm từ tại một số điều sau đây:
a) Thay thế cụm từ “Mục 3. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh” bằng cụm từ “Mục 3. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết” tại
b) Thay thế cụm từ “hoặc Phó Thống đốc phụ trách” tại
c) Thay thế cụm từ “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” bằng cụm từ “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung)” tại
2. Bỏ cụm từ “hoặc Phó Thống đốc phụ trách” tại
3. Bãi bỏ
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 16/2017/TT-NHNN ngày 10/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2016/TT-NHNN./.
- 1Thông tư 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản
- 2Thông tư 11/2016/TT-NHNN sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 16/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 4Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trình tự, thủ tục, soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
- 1Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Thông tư 16/2017/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Văn bản hợp nhất 10/VBHN-NHNN năm 2021 hợp nhất Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Thông tư 29/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Thông tư 11/2016/TT-NHNN sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, bàn đổi ngoại tệ của cá nhân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Luật Đầu tư 2020
- 7Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 9Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 10Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 11Thông tư 03/2022/TT-UBDT quy định trình tự, thủ tục, soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc
Thông tư 07/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 27/2016/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 07/2021/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/06/2021
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Đoàn Thái Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 669 đến số 670
- Ngày hiệu lực: 15/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra