Điều 10 Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Điều 10. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật
1. Nhân bản
Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác định ở phần Nơi nhận của văn bản và đúng thời gian quy định.
Việc nhân bản văn bản mật đi được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP.
2. Đóng dấu cơ quan
a) Việc đóng dấu lên chữ ký và các phụ lục kèm theo văn bản chính phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
b) Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
c) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
3. Đóng dấu chỉ các mức độ khẩn, mật
a) Việc đóng dấu chỉ các mức độ khẩn (“Hỏa tốc”, “Hỏa tốc hẹn giờ”, “Thượng khẩn” và “Khẩn”) trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
b) Việc đóng dấu chi các mức độ mật (“Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật”), dấu “Tài liệu thu hồi” trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11).
Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 07/2012/TT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Văn Tất Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 15 đến số 16
- Ngày hiệu lực: 07/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
- Điều 4. Tiếp nhận văn bản đến
- Điều 5. Đăng ký văn bản đến
- Điều 6. Trình, chuyển giao văn bản đến
- Điều 7. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
- Điều 8. Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng, năm của văn bản
- Điều 9. Đăng ký văn bản đi
- Điều 10. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật
- Điều 11. Làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
- Điều 12. Lưu văn bản đi
- Điều 13. Lập Danh mục hồ sơ
- Điều 14. Mở hồ sơ
- Điều 15. Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
- Điều 16. Kết thúc hồ sơ
- Điều 17. Thời hạn, thành phần hồ sơ, tài liệu và thủ tục nộp lưu
- Điều 18. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 19. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng (Trưởng phòng Hành chính) hoặc người được giao trách nhiệm
- Điều 20. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị của cơ quan, tổ chức
- Điều 21. Trách nhiệm của cá nhân trong cơ quan, tổ chức
- Điều 22. Trách nhiệm của Văn thư đơn vị
- Điều 23. Trách nhiệm của Văn thư cơ quan
- Điều 24. Trách nhiệm của Lưu trữ cơ quan