Điều 16 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 16. Tải trọng trục xe và tổng trọng lượng của xe
1. Tải trọng trục xe:
a) Trục đơn: Tải trọng trục xe ≤ 10 tấn/trục.
b) Cụm trục kép (hai trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
- Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
- Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
- Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
c) Cụm trục ba (ba trục xe), phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
- Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
- Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
2. Tổng trọng lượng của xe:
a) Đối với xe thân liền:
- Có tổng số trục bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
b) Đối với tổ hợp xe đầu kéo với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc:
- Có tổng số trục bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 26 tấn;
- Có tổng số trục bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn;
- Có tổng số trục bằng năm hoặc lớn hơn, tổng trọng lượng của xe ≤ 40 tấn;
c) Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của các xe được quy định tại điểm a khoản này) và tổng các tải trọng trục xe của rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo (tương ứng với các tải trọng trục xe được quy định tại khoản 1 Điều này), nhưng không được lớn hơn 45 tấn.
Thông tư 07/2010/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 07/2010/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/02/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 113 đến số 114
- Ngày hiệu lực: 28/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tải trọng của đường bộ
- Điều 5. Khổ giới hạn của đường bộ
- Điều 6. Công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ
- Điều 7. Điều chỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ
- Điều 8. Lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Điều 9. Quy định về xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn được phép lưu hành trên đường bộ
- Điều 10. Quy định về xe bánh xích tham gia giao thông trên đường bộ
- Điều 11. Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ
- Điều 12. Quy định về hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
- Điều 14. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ
- Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ
- Điều 16. Tải trọng trục xe và tổng trọng lượng của xe
- Điều 17. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
- Điều 18. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
- Điều 19. Quy định chung về cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
- Điều 20. Hồ sơ, thời hạn và trình tự cấp giấy phép lưu hành xe
- Điều 21. Thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe
- Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe
- Điều 23. Kiểm tra trọng lượng xe