Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06-TC/HCVX

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 1972

THÔNG TƯ

HUỚNG DẪN CHẾ ĐỘ CHI TIÊU VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Căn cứ vào tình hình mới, căn cứ vào các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp của trung ương và địa phương, căn cứ chỉ thị số 42-TTg ngày 20-4-1965 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tình hình mới như sau.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG.

Việc sơ tán cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp phải thực hiện khẩn trương đồng thời tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Phải động viên tinh thần chống Mỹ, cứu nước phát huy tinh thần cố gắng, tiết kiệm của cán bộ, công nhân, viên chức, tận dụng những phương tiện sẵn có của cơ quan, đơn vị đồng thời dựa vào dân, dựa vào địa phương nơi đến để giải quyết tốt việc sơ tán, giảm bớt chi tiêu của Nhà nước. Trước mắt, cần giảm hoặc hoãn những khoản chi tiêu chưa cần thiết để chi cho những khoản chi tiêu cần thiết mới phát sinh do yêu cầu sơ tán phòng không đề ra và cố gắng chi trong phạm

Ở nơi làm việc cũ.

1. Hầm hố trú ẩn: phải bảo đảm hầm, hố trú ẩn cho cán bộ, công nhân, viên chức còn ở lại công tác và sản xuất tại nơi làm việc và nơi ở tập thể của cơ quan, đơn vị.

Trước mắt phải huy động cán bộ, công nhân,

- Hầm thông dụng (có nắp) : 70 đồng/ m dài đến 100đ/m dài

- Giao thông hào (không có nắp): 25 đồng/m dài

- Hầm đặc biệt: sẽ có quyết định riêng biệt.

2. Giếng nước: Huy động số cán bộ, công nhân, viên chức nạo vét số giếng hiện có. Nếu thiếu cần làm thêm phải

3. Dầu Cần soát xét lại số đèn dầu hiện có, nếu thiếu, được mua thêm và chi trong kinh phí thường xuyên.

4. Dụng cụ cứu thương: Sử dụng số cáng hiện có hoặc bổ sung cho đủ tiêu chuẩn quy định, bông băng, cồn, gạc được chi

5. Dụng cụ cứu sập, cứu hỏa như: cuốc, xẻng, quang, sọt và một số dụng cụ chuyên dùng như xà beng, câu liêm: sử dụng những cái hiện có, nếu cần mua thêm cho đủ số.

6. Dự trữ xăng dầu: Cơ quan tài chính sẽ cấp trước để dự trữ

7. Hòm, túi vải đựng hồ sơ đem đi sơ tán: tận dụng những số hiện có, nếu thiếu được mua sắm thêm.

8. Tự vệ trực chiến tại cơ quan, đơn theo như quy định tại thông tư số 186-TTg ngày 02-7-1971 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Thu dọn hậu quả sau khi bị địch bắn phá: Cần nhanh chóng huy động cán bộ, công nhân viên chức khẩn trương giải quyết mọi hậu quả sau khi bị địchđánh phá. Nếu cần thiết phải bồi dưỡng, thì được chi bồi dưỡng

B. Khi sơ tán cơ quan, đơn vị: mọi việc đều giải quyết căn cứ

1. Không được tuyển người ở địa phương sơ tán vào làm cấp dưỡng cho cơ quan, xí nghiệp.

2. Không được mua

3. Không được mua đài bán dẫn cho cơ quan đơn vị ở nơi sơ tán.

4. Không được làm nhà ở, hội trường nơi sơ tán (trường hợp đặc biệt ở trung ương phải được sự thỏa thuận của Bộ Tài Chính; ở địa phương phải được sự đồng ý của Ủy ban hành chính tỉnh)

5. Hầm trú ẩn ở nơi sơ được chi mua tre , nứa để làm hầm đủ theo tiêu chuẩn (4 người/m2) cho số cán bộ, công nhân, viên chức làm việc ở nơi sơ tán theo giá 30 đồng/m dài. Còn công đào, đắp do cơ quan huy động cán bộ, công nhân, viên chức tự làm lấy. Trước mắt khi mới đến phải huy động cán bộ, công nhân, viên chức đào ngay hầm, hố hay giao thông hào để trú tạm.

Các con cháu cán bộ, công nhân, viên chức đi sơ tán cùng với cơ quan, đơn vị cũng được chi tiền tre làm hầm. Công đào, đắp do tập thể cơ quan tự lo liệu lấy.

6. Tổ chức việc

Cán bộ, công nhân, viên chức thuộc diện làm việc ở nơi sơ tán được tạm cấp mỗi người 3đ00 mỗi tháng trong những tháng sơ tán để tự lo liệu lấy việc nấu ăn.

Riêng những nơi đông cán bộ, công nhân, viên chức ở nơi sơ tán, nếu không dựa vào nhà dân để tự nấu ăn được thì có thể được chi tiền để làm thêm bếp nấu ăn và chia xuất ăn cho cán bộ, công nhân, viên chức ăn tập thể.

7. Nhà trẻ: Đối với nhà trẻ, trong khi sơ tán nên phân tán các cháu đi

III. QUẢN LÝ VIỆC CHI TIÊU.

Tất cả các khoản chi tiêu trên đây đều phải được tính toán chặt chẽ và sắp xếp trong phạm

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cầnsoát xét lại các khoản chi tiêu đã được duyệt, cần phải giảm hay hoãn những khoản chi chưa cần thiết để chi cho những khoản chi cần thiết mới phát sinh do yêu cầu sơ tán phòng không.

Cơ quan tài chính có thể cấp trước kinh phí của quý sau trong phạm vi số kinh phí đã được duyệt trong năm 1972 của cơ quan, đơn vị đó để kịp chi vào những việc cần thiết nói trên trong khi chờ đợi lập kế hoạch chi cho quý sau theo đúng thủ tục đã quy định.

Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác quản lý tài chính chặt chẽ, đặc biệt phải tăng cường quản lý và kiểm tra đối với các khoản chi tiêu mới phát sinh, quản lý chặt chẽ tài sản của cơ quan đơn vị và phải thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các khoản chi tiêu cho đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã quy định.

Trong việc quản lý tài sản phải giao trách nhiệm rõ ràng cho đơn vị, bộ phận hay cá nhân người phụ trách; phải nắm tình hình tài sản ngay trước khi đi sơ tán, tài sản để lại ở địa điểm cũ, tài sản đưa đi nơi sơ tán đều phải lập biên bản bàn giao rõ ràng. Sau khi địch bắn phá, phải lập biên bản xác định những thứ thiệt hại; phải có kế hoạch cứu vớt, bảo vệ tài sản còn lại thật chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trách nhiệm vật chất trong trường hợp để xảy ra hư hỏng, mất mát tài sản của cơ quan, đơn vị

Trong quá trình thi hành, có những điểm gì cần bổ sung, yêu cầu các cơ quan đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính hoặc cơ quan tài chính địa phương nghiên cứu giải quyết.

BỘ TRUỞNG BỘ TÀI CHÍNH



ĐẶNG VIỆT CHÂU

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 06-TC/HCVX-1972 hướng dẫn chế độ chi tiêu và quản lý tài chính ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tình hình mới do Bộ Tài Chính ban hành

  • Số hiệu: 06-TC/HCVX
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 26/04/1972
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Đặng Việt Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản