- 1Thông tư 13/NV-1972 hướng dẫn và quy định cụ thể về tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước do Bộ nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 05-NV | Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 1970 |
THÔNG TƯ
VỀ THỜI GIAN LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ CỦA QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH TRONG VIỆC TÍNH TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Tại Thông tư số 09-LB ngày 17-02-1962 của Liên bộ Nội vụ - Lao động hướng dẫn việc tính thời gian công tác cho công nhân, viên chức Nhà nước để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, ở điểm 11 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự, có đoạn quy định như sau:
“Thời gian một công dân làm nghĩa vụ quân sự và tiếp ngay sau đó được lấy vào làm việc ở cơ quan, xí nghiệp được tính là thời gian công tác nói chung…”
Điểm này, sau đó, không phù hợp nữa, vì theo quy định của Bộ Quốc phòng thì thời gian làm nghĩa vụ quân sự được tính tuổi quân và đã được tính tuổi quân thì được tính trợ cấp khi về nghỉ việc. Do đó, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ đã có công văn số 640-TBHT ngày 09-03-1966 hướng dẫn lại là: “thời gian làm nghĩa vụ quân sự rồi chuyển sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng trợ cấp khi về nghỉ việc”.
Nhưng trong khi thực hiện, ở các địa phương vẫn còn gặp mắc mức là có một số quân nhân nghĩa vụ được xuất ngũ, nhưng không được chuyển sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước ngay mà đã về địa phương một thời gian, sau đó mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp, hoặc lại được tái ngũ. Căn cứ vào quy định trên, thời gian công tác của những anh em này chỉ được tính từ ngày họ được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc được tái ngũ, còn thời gian đi nghĩa vụ quân sự, sau đó về địa phương thì không được tính.
Nay, sau khi đã thống nhất ý kiến với các Bộ Lao động, Quốc phòng và Tổng công đoàn Việt-nam, Bộ Nội vụ hướng dẫn lại như sau:
Quân nhân làm nghĩa vụ quân sự khi hết thời hạn, được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian công tác liên tục để được hưởng các trợ cấp bảo hiểm xã hội (trợ cấp ốm đau, hưu trí, mất sức lao động, tiền tuất).
Trường hợp thanh niên xung phong thoát ly hết thời hạn, đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì nay cũng được giải quyết như trên.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Luật nghĩa vụ quân sự 1960
- 2Thông tư 13/NV-1972 hướng dẫn và quy định cụ thể về tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước do Bộ nội vụ ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 13/NV-1972 hướng dẫn và quy định cụ thể về tính thời gian công tác của công nhân, viên chức nhà nước do Bộ nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Thông tư 05-NV-1970 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự của quân nhân chuyển ngành trong việc tính trợ cấp bảo hiểm xã hội do Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 05-NV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/05/1970
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Lê Tất Đắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 11/06/1970
- Ngày hết hiệu lực: 19/09/1972
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực