Chương 1 Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc, nội dung thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); các thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện); và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát, đánh giá lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
1. Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo.
2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực là luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành, lĩnh vực hợp lý trong thời kỳ dài hạn trên phạm vi cả nước và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội là một quá trình tích hợp có chọn lọc những đánh giá tác động thiên tai, giải pháp ưu tiên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai
1. Nội dung phòng, chống thiên tai phải được lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, loại hình rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai ứng với mỗi loại hình và cấp độ rủi ro thiên tai của ngành và/hoặc địa phương để lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.
3. Ưu tiên các công trình đa mục tiêu, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, hướng tới phát triển bền vững và đối tượng dễ bị tổn thương trong lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai.
4. Nguồn vốn cho công tác phòng, chống thiên tai được lồng ghép, cân đối trong quá trình lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch; trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển.
Thông tư 05/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai
- Điều 4. Quy trình thực hiện lồng ghép
- Điều 5. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội
- Điều 6. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cả nước và kế hoạch phát triển ngành
- Điều 7. Lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh/huyện/xã
- Điều 8. Nguồn vốn thực hiện nội dung lồng ghép phòng, chống thiên tai