Chương 6 Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 31. Lập bản đồ gốc hiện chỉnh
Lập bản gốc hiện chỉnh bao gồm việc chuẩn hóa và biên tập trình bày lại nội dung của bản đồ đường nét, sau khi đã hoàn thiện kết quả điều vẽ ảnh, theo Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000, ban hành kèm theo Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 02 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
Điều 32. Chuẩn hóa nội dung bản đồ
1. Chuẩn hóa cấu trúc, phân loại bao gồm việc sắp xếp các yếu tố mới được hiện chỉnh về đúng file dữ liệu và lớp nội dung, khai báo đúng mã đối tượng.
2. Chuẩn hóa đồ họa bao gồm việc khái quát, tổng hợp đường nét theo đúng quy định của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ; bắt điểm chính xác các yếu tố dạng đường giao/tiếp với nhau; liên kết để đảm bảo các yếu tố hình tuyến liên tục, không bị đứt đoạn; khép kín các yếu tố dạng vùng; trải mẫu nền hoặc màu nền theo quy định.
Điều 33. Biên tập trình bày bản đồ
1. Trình bày các yếu tố nội dung bằng các ký hiệu quy định hiện hành đối với bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
2. Biên tập làm phù hợp giữa các yếu tố nội dung mới hiện chỉnh với các yếu tố có sẵn trên bản đồ gốc bao gồm:
a) Biên tập chỉnh sửa các yếu tố nội dung bản đồ có mối tương quan lẫn nhau theo nguyên tắc sửa yếu tố có độ chính xác thấp theo yếu tố có độ chính xác cao hơn;
b) Biên tập, dịch chỉnh các yếu tố để đảm bảo tính tương quan địa lý và độ phân tách giữa các yếu tố nội dung trong bản đồ;
c) Trình bày các ghi chú trên bản đồ phù hợp với các nội dung mới được hiện chỉnh.
3. Biên tập trình bày các yếu tố ngoài khung theo yêu cầu của bản đồ hiện chỉnh.
4. Biên tập liên kết các mảnh bản đồ theo khối hiện chỉnh.
Điều 34. Nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ
1. Bảo đảm sự lựa chọn, tổng hợp và khái quát nội dung bản đồ theo quy định của bản đồ địa hình quốc gia ở tỷ lệ tương ứng.
2. Bảo toàn quan hệ không gian, phù hợp với quy luật chung của bề mặt địa hình và địa vật.
3. Các yếu tố nội dung bản đồ dạng điểm được xác định vị trí theo tâm của ký hiệu dùng để biểu thị.
4. Các yếu tố nội dung bản đồ dạng hình tuyến phải đảm bảo tính liên tục, tính đơn nhất về đối tượng và thống nhất về thuộc tính.
5. Các yếu tố nội dung bản đồ dạng vùng phải khép kín và đảm bảo tương quan hình học với các đối tượng khác.
1. Các yếu tố nội dung bản đồ giữa các mảnh liền kề nhau trong cùng khu hiện chỉnh phải được tiếp khớp tuyệt đối. Trường hợp độ lệch vị trí của các địa vật cùng tên không vượt quá 0,3 mm trên bản đồ thì được phép phân đều độ lệch để làm trùng khít ở phần mép biên 2 mảnh bản đồ. Trường hợp vượt quá 0,3 mm thì phải xác định nguyên nhân để xử lý.
2. Các yếu tố nội dung bản đồ giữa các mảnh không cùng khu hiện chỉnh, hạn sai tiếp biên giữa các địa vật chủ yếu, quan trọng cùng tên được quy định như sau:
a) Không vượt quá 1 mm ở vùng đồng bằng và 1,5 mm ở vùng đồi núi, núi cao đối với mảnh liền kề cùng tỷ lệ;
b) Không vượt quá 0,7 mm ở vùng đồng bằng và 1 mm ở vùng đồi núi, núi cao đối với mảnh liền kề ở tỷ lệ lớn hơn;
c) Đối với các khu vực ẩn khuất, các hạn sai trên được phép tăng 1,5 lần;
d) Việc xử lý tiếp biên trong hạn sai nêu trên được phân đều cho 2 bên. Nếu vượt hạn sai thì phải xác định nguyên nhân, bằng việc kiểm tra lại toàn bộ các công đoạn sản xuất theo đúng quy định.
Trường hợp bản đồ gốc không khớp biên thì cần ghi chú rõ là “Tài liệu gốc không tiếp biên” ở khu vực biên của mảnh bản đồ.
Thông tư 05/2012/TT-BTNMT quy định kỹ thuật hiện chỉnh bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 bằng ảnh vệ tinh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 05/2012/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/05/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 369 đến số 370
- Ngày hiệu lực: 20/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hiện chỉnh theo chu kỳ
- Điều 5. Hiện chỉnh theo mức độ thay đổi nội dung bản đồ
- Điều 6. Bản đồ sau khi hiện chỉnh
- Điều 7. Bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 8. Ảnh vệ tinh dùng để hiện chỉnh
- Điều 9. Ghi lý lịch và kiểm tra - nghiệm thu sản phẩm hiện chỉnh
- Điều 10. Thu thập tư liệu
- Điều 11. Đánh giá độ chính xác của bản đồ dùng làm gốc hiện chỉnh
- Điều 12. Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực hiện chỉnh
- Điều 13. Khảo sát thực địa
- Điều 14. Lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán
- Điều 15. Thiết kế điểm khống chế ảnh vệ tinh
- Điều 16. Đo điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Điều 17. Xác định điểm khống chế ảnh trên bản đồ
- Điều 18. Nhập dữ liệu ảnh vệ tinh
- Điều 19. Chuyển và gán tọa độ, độ cao các điểm khống chế trên ảnh số
- Điều 20. Nắn ảnh vệ tinh
- Điều 21. Ghép ảnh và cắt mảnh bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 22. Tăng cường chất lượng ảnh nắn
- Điều 23. Trình bày khung và phần ngoài khung bình đồ ảnh vệ tinh
- Điều 24. Ghi dữ liệu bình đồ ảnh số
- Điều 25. In bình đồ ảnh giấy
- Điều 26. Điều vẽ ảnh vệ tinh cho hiện chỉnh bản đồ
- Điều 27. Điều vẽ ảnh nội nghiệp
- Điều 28. Điều vẽ ảnh ngoại nghiệp
- Điều 29. Đo vẽ bù
- Điều 30. Hoàn thiện kết quả điều vẽ ảnh