Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-TBXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 1978 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TẠM THỜI ĐỐI VỚI CÁC GIÁO VIÊN DẠY CHỮ VÀ DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI MÙ, NGƯỜI ĐIẾC CÂM
Trong Thông tư số 202-CP ngày 26-11-1966 về việc chăm sóc đời sống người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người tàn tật, Hội đồng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Thương binh và xã hội) mở trường dạy văn hoá và dạy nghề cho người tàn tật còn trẻ tuổi.
Để giúp cho người điếc câm, người mù trẻ tuổi có một kiến thức văn hoá nhất định phục vụ cho quá trình lao động sản xuất xã hội, và cũng để đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân, của gia đình đối tượng muốn cho con em mình , tuy tàn tật, cũng có thể tự lực được cuộc sống, có hạnh phúc như những người lao động bình thường khác, trong mấy năm qua, Bộ Thương binh và xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan, khắc phục khó khăn ban đầu đào tạo được một số giáo viên dạy văn hoá cho người điếc câm, người mù, và đã mở được nhiều lớp dạy chữ kết hợp dạy nghề cho đối tượng trên, có kết quả tốt. Số giáo viên này nói chung đều tận tụy với nhiệm vụ mới mẻ và phức tạp của mình, nhưng về mặt chính sách đãi ngộ thì Nhà nước chưa có chế độ quy định cụ thể, phù hợp với điều kiện lao động khó khăn, vất vả của người giáo viên dạy người tàn tật.
Để tạo thêm điều kiện mở rộng dần sự nghiệp dạy văn hoá,dạy nghề cho người mù, người câm điếc trẻ tuổi ở các địa phương trong khi chờ đợi liên Bộ nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ một đề án hoàn chỉnh về vấn đề này, nay sau khi đã trao đổi với các Bộ Lao động, Tài chính, Lương thực và thực phẩm, Nội thương, Giáo dục, Bộ Thương binh và xã hội quy định chế độ tạm thời đối với các giáo viên dạy văn hoá, giáo viên dạy nghề cho người mù, người điếc, câm, đối với học viên và những người phục vụ các trường, lớp học này như sau:
1. Đối với giáo viên: ( kể cả giáo viên dạy chữ và dạy nghề)
a) Tuyển dụng và đào tạo giáo viên.
Do đặc điểm và khó khăn của việc giảng dạy, hướng dẫn người tàn tật, đội ngũ giáo viên này phải được tuyển lựa những người có điều kiện đi sâu vào chuyên môn, trước hết xin những giáo viên của ngành giáo dục, những cán bộ các đoàn thể đã qua công tác quần chúng, chỉ cần bồi dưỡng một thời gian ngắn có thể đi vào giảng dạy được. Mặt khác cần tuyển lựa những anh chị còn trẻ tuổi là thương binh, quân nhân phục viên có sức khoẻ, có văn hoá hết cấp II, hoặc con em cán bộ đã học hết cấp III đưa đi đào tạo phục vụ lâu dài cho sự nghiệp dạy văn hoá, dạy nghề cho người tàn tật. Số người này nhiều, ít tuỳ theo sự phát triển công tác của địa phương và được địa phương (Ty thương binh và xã hội) tuyển dụng vào biên chế chính thức của các cơ sở sự nghiệp. Để phục vụ cho công tác cấp thiết trước mắt, các tỉnh vẫn có thể sử dụng những người có chuyên môn dạy người tàn tật nhưng không đủ điều kiện sức khoẻ để tuyển dụng chính thức, bằng cách hợp đồng từng thời gian.
b) Chế độ đãi ngộ.
- Những giáo viên của ngành giáo dục đưa sang thì vẫn giữ nguyên lương đang hưởng.
- Những giáo viên do cơ quan thương binh và xã hội tuyển lựa thì tuỳ theo trình độ mà xếp hoặc điều chỉnh theo lương của ngành giáo dục.
- Những giáo viên không chuyên trách thì hưởng lương hợp đồng, chia làm hai mức: 40 đồng và 47 đồng; tuỳ theo trình độ giảng dạy; lương thực và thực phẩm thì hưởng theo chế độ hợp đồng hiện hành.
Các giáo viên trên hàng tháng đều được hưởng thêm một khoản phụ cấp ngoài lương là 8 đồng để bồi dưỡng lao động trong điều kiện giảng dạy vất vả do đặc điểm học viên là người mù và người điếc câm. Các cán bộ chuyên môn được phái sang phụ trách các lớp học này, không phải là giáo viên trực tiếp giảng dạy thì không hưởng khoản phụ cấp này.
Những người được lựa chọn đi học lớp đào tạo giáo viên của Bộ hay của địa phương mà được bộ giao chỉ tiêu đào tạo (không phải là cán bộ, công nhân viên có lương) thì được Nhà nước đài thọ sinh hoạt phí 20 đồng một tháng; chế độ lương thực, thực phẩm được hưởng như học viên các trường trung cấp.
Nếu học viên ở các lớp tại cơ sở cho những người còn trẻ đang lao động sản xuất thì cố gắng tổ chức những lớp học một buổi, để một buổi cho học viên lao động. Trường hợp gia đình học viên thiếu thốn thì hợp tác xã giúp đỡ tạo điều kiện cho người tàn tật được theo học.
Nếu học viên học ở các lớp tập trung thì gia đình phải đóng góp tiền ăn 18 đồng một tháng và nộp giấy chuyển lương thực, thực phẩm cho trường. Trường hợp gia đình có khó khăn về kinh tế thì tuỳ hoàn cảnh, được xét giảm hoặc miễn tiền ăn. Việc miễn giảm do các Sở, Ty thuơng binh và xã hội địa phương xét và trích quỹ xã hội để trợ cấp. Trong thời gian học tập, các học viên được cung cấp lương thực, thực phẩm như học sinh phổ thông ở thành phố.
3. Đối với người phục vụ các lớp học.
Các lớp học của người tàn tật được lấy người nấu ăn theo chế độ hợp đồng hiện hành.
Các khoản lương và phụ cấp hàng tháng của các loại giáo viên, lương hợp đồng hàng tháng của các nhân viên phục vụ nấu ăn, sinh hoạt phí hàng tháng của số học viên học các lớp đào tạo giáo viên và một số chi phí hành chính cho việc mở lớp học, đều do ngân sách xã hội địa phương đài thọ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1978.
Việc dạy chữ, dạy nghề cho người điếc câm và người mù là một sự nghiệp còn mới mẻ nhưng các địa phương cần tạo điều kiện càng sớm càng tốt cho người điếc câm, người mù giao tiếp được với xã hội, lại có nghề nghiệp để tham gia lao động sản suất cho xã hội, để không bị lệ thuộc vào gia đình .Chế độ tạm thời quy định đối với các giáo viên dạy người điếc câm, người mù cũng nhằm động viên sự nghiệp chung này, trong khi thi hành thông tư nếu có khó khăn, vướng mắc gì, đề nghị các địa phương báo cáo về cho Bộ Thương binh và xã hội biết để nghiên cứu giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
Thông tư 04-TBXH-1978 quy định chế độ tạm thời đối với giáo viên dạy chữ và dạy nghề cho người mù, người điếc câm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 04-TBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/02/1978
- Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Kiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 01/05/1978
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra